Giải pháp hòa bình cho Afghanistan: Biết rồi, họp nữa…
Hội nghị lần thứ 5 của 4 nước Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc và Mỹ về tìm kiếm giải pháp chính trị hòa bình cho Afghanistan kết thúc với kết quả mà có cũng chẳng khác gì không.
Cảnh sát Afghanistan trong một cuộc giao tranh với Taliban ở tỉnh Helmand của nước này. REUTERS
Khuôn khổ diễn đàn đàm phán này được thiết lập nhằm tìm cách thuyết phục Taliban ở Afghanistan tham gia vào giải pháp chính trị hòa bình cho Afghanistan, có nghĩa là chấm dứt đối địch quân sự với cả chính thể mới lẫn quân đội nước ngoài ở Afghanistan.
Bốn lần trước và cả lần thứ 5 này đều thấy kết quả của hội nghị là giao cho Pakistan sứ mệnh thương thảo với Taliban và hẹn gặp lại nhau. Ai cũng biết rằng Taliban không chịu tham gia đối thoại và đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan, nhưng họp thì vẫn họp và vẫn hẹn nhau họp tiếp.
Về ý tưởng thì việc thành lập ra khuôn khổ diễn đàn hội nghị 4 nước này rất tích cực bởi đưa lại cách tiếp cận mới và gợi dậy hy vọng mới về việc thuyết phục được Taliban ở Afghanistan buông vũ khí và ngồi vào bàn đàm phán, chấm dứt đối địch quân sự và chấp nhận giải pháp chính trị.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tham vọng của cả 4 nước quá lớn và xem ra họ đều không muốn công nhận và chấp nhận một thực tế rằng Taliban ở Afghanistan hiện không phải thất thế mà ngược lại.
Hiện tại, Taliban không theo đuổi và sẵn sàng tham gia vào giải pháp chính trị vì họ đang trù tính vào kịch bản dùng ưu thế về quân sự để lật đổ chính thể hiện tại, sau khi quân đội nước ngoài rút hết khỏi Afghanistan.
Hơn nữa, Taliban sẽ không bao giờ chịu bị áp đặt giải pháp chính trị hay đàm phán hòa bình với chính phủ Afghanistan dưới sự giám sát của bên ngoài. Khuôn khổ hội nghị 4 nước lại theo đuổi đúng mục tiêu ấy. Vì thế, họ họp, nhưng Taliban mới quyết và họ còn họp chừng nào Taliban chưa quyết.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Trung Quốc nói được Afghanistan ủng hộ lập trường về Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố Afghanistan, nước không có biển, đã ủng hộ lập trường của nước này trong giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và lãnh đạo Afghanistan, ông Abdullah Abdullah.REUTERS
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông được lãnh đạo Afghanistan, ông Abdullah Abdullah đưa ra sau chuyến thăm Trung Quốc vừa kết thúc.
Hãng tin AP hôm 17.5 dẫn lời Hou Yanqi, vụ phó vụ Châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói :"Đối tác Afghanistan của chúng tôi đã bày bỏ lòng biết ơn trước hỗ trợ lâu dài của Trung Quốc trong nhiều năm qua và cho biết họ ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua các kênh song phương và bằng các biện pháp hòa bình như thương lượng và hội ý".
Sau khi thô bạo chiếm đóng, xây dựng phi pháp ào ạt trên Biển Đông, thời gian qua Trung Quốc tích cực vận động các nước khắp thế giới ủng hộ lập trường chỉ giải quyết song phương trong vấn đề Biển Đông trước thực tế thế giới mạnh mẽ chống lại việc chiếm đóng, xây dựng phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trung Quốc đã tuyên bố tẩy chay vụ Philippines kiện nước này ra tòa án quốc tế cũng như tìm mọi cách gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN, ngăn cản việc đưa vấn đề Biển Đông ra giải quyết đa phương.
Quay lại với Afghanistan, ông Hou tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng giúp nước này trong các dự án xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp và phát triển nông nghiệp.
Tàu chiến USS William P.Lawrence của Mỹ vừa có chuyến tuần tra áp sát Đá Chữ Thập, nơi Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.HẢI QUÂN MỸ
AP đưa tin Trung Quốc đã từ lâu hỗ trợ tài chính cho Afghanistan. Các công ty Trung Quốc hiện đầu tư đến 3 nghìn tỉ USD trong ngành khoáng sản và hóa dầu ở Afghanistan. Tập đoàn quốc doanh kim loại Trung Quốc hồi năm 2008 đã ký một hợp đồng với Afghanistan trị giá 3 tỉ USD để phát triển một thị trấn mỏ tại Mes Aynak với các nhà máy điện, đường nhựa, đường sắt, các nhà máy luyện kim...
Cho đến nay, Nga là nước lớn nhất mà Trung Quốc đã thuyết phục ủng hộ lập trường của mình trong vấn đề Biển Đông. Giới phân tích quốc tế nhận định rằng tình trạng bị phương Tây tăng cường cô lập sau sự cố sát nhập lãnh thổ Crimea từ Ukraine vào Nga đã khiến Nga quay sang bắt tay với Trung Quốc.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Cuộc đời hai mặt của một điệp viên CIA Không ai biết Doug Laux từng làm nghề gì, ngay cả bạn thân, bạn gái hay mẹ đẻ. Anh nhận việc qua tin nhắn bí mật, rồi phải lập tức xóa đi. Cuốn tự truyện của Doug Laux. Ảnh: NBC Trong cuốn tự truyện "Left of Boom - Phía sau bom đạn", Laux, 27 tuổi, thuật lại nhiệm vụ tới Afghanistan, làm việc...