Giải pháp hai nhà nước giải pháp duy nhất cho cuộc xung đột Israel Palestine
Đức và Jordan tái khẳng định rằng giải pháp được gọi là “hai nhà nước” Israel và Palestine là “ giải pháp duy nhất” để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài này, trước khi tiết lộ kế hoạch hòa bình gây tranh cãi.
Ngoại trưởng Đức và Jordan tại cuộc họp báo chung ngày 9/6/2019 (Ảnh: AFP)
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Jordan Aymane Safadi ngày 9/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas, đang có chuyến thăm Amman, cho biết Chính phủ Đức vẫn luôn đồng tình với cách tiếp cận rằng giải pháp hai nhà nước thông qua đàm phán là giải pháp duy nhất. Đây có thể xem là câu trả lời rõ ràng nhất của Đức cho bản kế hoạch hòa bình gây tranh cãi của Mỹ thời gian qua.
Chia sẻ quan điểm này, Ngoại trưởng Jordan Aymane Safadi tuyên bố nêu rõ: “Vấn đề của Palestine là trọng tâm trong các cuộc trao đổi của chúng tôi”. “Chúng tôi và Đức nhất trí rằng giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Chúng tôi mong muốn một nền hòa bình lâu dài và toàn diện. Để điều này xảy ra, cần chấm dứt các hành động chiếm đóng và thành lập một nhà nước Palestine độc lập theo đường biên giới năm 1967 với thủ đô là Đông Jerusalem” – ông Safadi khẳng định.
Video đang HOT
Thêm vào đó, cả hai Ngoại trưởng Đức và Jordan đều cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ cơ quan này trong bối cảnh năm ngoái, Mỹ thông báo ngừng hỗ trợ tài chính hàng năm trị giá 300 triệu USD, đồng thời kêu gọi giải tán Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine.
Mặc dù chưa ấn định thời gian cụ thể công bố kế hoạch hòa bình giữa Israel và Palestine do Mỹ chuẩn bị, song Washington dự kiến sẽ tiết lộ khía cạnh kinh tế của bản kế hoạch tại một cuộc họp ở Bahrain vào cuối tháng 6 này.
Trước đó, hồi cuối tháng 5 vừa qua, ông Jared Kushner, cố vấn cấp cao đồng thời là con rể Tổng thống Donald Trump, đã có chuyến công du khu vực và gặp gỡ Quốc vương Jordan Abdallah đệ Nhị để tìm kiếm sự ủng hộ đối với kế hoạch. Cam kết mang đến những ý tưởng mới song ông Kushner từ chối nói về giải pháp được gọi là “hai nhà nước”, vốn là trung tâm của ngoại giao toàn cầu trong nhiều thập kỷ.
Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 8/6 trên tờ Thời báo New York, Đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman cũng tuyên bố cho rằng nhà nước Do Thái có “quyền giữ lại một phần, nhưng không phải tất cả, khu Bờ Tây”, một lãnh thổ của người Palestine bị chiếm đóng bởi Israel trong hơn 50 năm.
Jordan hiện có khoảng 2,2 triệu người Palestine tị nạn, chiếm gần một nửa dân số của nước này.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết Đức sẽ cấp cho Jordan khoản vay trị giá 100 triệu USD để giải quyết những khó khăn về kinh tế của Jordan./.
Khánh Linh (Theo AFP, AP, Reuters)
Theo ĐCSVN
Đức kêu gọi Nga phá hủy hệ thống tên lửa để cứu vãn Hiệp ước INF
AFP đưa tin Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 18/1 đã kêu gọi Nga phá hủy hệ thống tên lửa gây tranh cãi mà Washington tuyên bố vi phạm Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu sau khi hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, đề cập tới INF, ông Maas nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng Nga có thể cứu vãn hiệp ước này. Về cơ bản, nó ảnh hưởng tới những lợi ích an ninh của chúng tôi. Như các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chúng tôi cho rằng đó là một tên lửa vi phạm hiệp ước này và nó nên bị phá hủy theo cách có thể được kiểm chứng để quay trở lại thực thi hiệp ước này."
Theo nhà ngoại giao Đức, Moskva đã cố gắng cứu vớt thỏa thuận và bày tỏ hy vọng các cuộc hội đàm giữa các nhà đàm phán Nga và Mỹ sẽ sớm nối lại.
Những căng thẳng dấy lên giữa Moskva và Washington về số phận của Hiệp ước INF được ký kết vào năm 1987 giữa Tổng thống Mỹ thời đó Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachov./.
Theo VietNam
Đức bất ngờ phản đối Mỹ làm việc này ở châu Âu Ngoại trưởng Đức Heiko Maas mạnh mẽ lên tiếng chống lại việc triển khai các tên lửa tầm trung có đầu đạn hạt nhân của Mỹ ở châu Âu trong trường hợp Washington rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Binh sĩ Mỹ đặt trạm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tại Ba Lan hồi năm 2015. "Châu...