Giải pháp giúp ngăn chặn ‘ly hôn thời corona’ ở Nhật Bản
Dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng khiến cuộc sống của người dân Nhật Bản bị đảo lộn thậm chí dẫn tới tình trạng ‘ ly hôn thời corona’.
Hàn Quốc lên phương án giới hạn tiếp xúc lâu dài phòng Covid-19 ra sao?
Hôm 24/4, Hàn Quốc đã ban hành hướng dẫn trong 2 năm tới để đất nước phục hồi trạng thái như khi chưa có dịch Covid-19 gồm làm việc từ xa, đặt vé phương tiện vận tải công cộng và ăn nhanh tại nhà hàng.
Theo Kyodo, để cứu vãn tình hình, một dịch vụ mang tên “nhà cách ly” đã ra đời để giúp các cặp vợ chồng có không gian riêng và thêm thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định ly hôn chính thức trong giai đoạn “nhà nhà, người người” phải ở nhà để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
“Nhà cách ly” ra đời để ngăn chặn “ly hôn thời corona” ở Nhật Bản. (Ảnh minh họa)
Sau khi cụm từ “ly hôn thời corona” xuất hiện trên mạng xã hội vào đầu tháng Tư, Kasoku, một công ty chuyên cung cấp nhà cho thuê thời vụ, đã cho ra đời sáng kiến giúp các cặp đôi đang lục đục có được khoảng không gian riêng để suy ngẫm.
Video đang HOT
“Mục tiêu là ngăn chặn ly hôn. Chúng tôi hy vọng các vợ chồng được tách biệt nhau và nghĩ thấu đáo về cuộc hôn nhân của mình. Do đó, chúng tôi cung cấp các phòng riêng biệt để họ có thể sống và làm việc từ xa”, ông Kosuke Amano, phát ngôn viên của công ty Kasoku nói.
Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia từ ngày 16/4 thay vì trước đó chỉ áp dụng ở thủ đô Tokyo và 6 tỉnh thành khác. Điều này cũng có nghĩa yêu cầu ở trong nhà để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 sẽ chưa thể sớm được gỡ bỏ.
Trước khi tình trạng khẩn cấp quốc gia được chính phủ Nhật Bản ban bố, những chia sẻ tức giận của các cặp vợ chồng do phải ở cùng nhau nhiều giờ và làm việc tại nhà đã xuất hiện trên mạng xã hội.
“Chồng tôi đi tới trung tâm thủ đô Tokyo bằng tàu hỏa, nhưng không hề áp dụng các biện pháp như rửa tay và đeo khẩu trang một cách nghiêm túc, điều đó trở nên vô nghĩa với bọn trẻ dù chúng đã tuân thủ khuyến cáo”, một tài khoản chia sẻ trên Twitter kèm hashtag #coronarikon (có nghĩa là ‘ly hôn thời corona’ trong tiếng Nhật).
Một tài khoản khác cho biết, “chồng tôi không nhận thức được mức độ nguy hiểm và tôi cảm thấy chán nản. Tôi không muốn ở cạnh một người như vậy nữa. Đó là ly hôn thời corona”.
Công ty Kasoku hiện có 500 cơ sở cho thuê theo mùa vụ trên khắp cả nước nhưng chủ yếu tại Tokyo. Theo ông Amano, ý tưởng cho thuê các căn phòng cách biệt vợ chồng được hình thành tư chính trải nghiệm của giám đốc công ty, người từng chia tay bạn gái trong quãng thời gian hai người sống chung. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, doanh thu cho thuê phòng du lịch của công ty Kasoku bị sụp giảm mạnh, nhưng nhờ sáng kiến “nhà cách ly”, công ty đã phần nào bù lại được khoản thất thu.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều gia đình vẫn phải sống trong cảnh cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người tiếp tục làm việc tại nhà, còn bọn trẻ vẫn phải nghỉ học do các trường học chưa được phép mở cửa trở lại.
Ông Rika Kayama, một bác sĩ tâm thần kiêm giáo sư tại Đại học Rikkyo cho hay, “điều mà tôi thường nghe được là những bất đồng giữa hai vợ chồng về cách nhìn nhận và đối phó với virus corona. Trong khi một số bà vợ cho rằng, đó là vấn đề gây nguy hiểm tới tính mạng thì các ông chồng lại không xem như vậy”.
Công ty Kasoku triển khai cho thuê “phòng cách ly” từ ngày 3/4 và đã đón hơn 20 khách hàng mà phần lớn là thuê cả tháng bao gồm cô vợ chạy khỏi ông chồng bạo hành, cũng có khách muốn tìm không gian yên tĩnh để làm việc.
Những “phòng cách ly” này được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết và cả Wi-Fi. Phần lớn các phòng cho thuê ở Tokyo nhưng vẫn có những địa điểm khác như ở Osaka, Kyoto và Fukuoka. Giá thuê phòng là 4.400 yên/đêm bao gồm thuế, trong khi giá thuê cả tháng là 90.000 yên.
Hoạt động tư vấn cũng được công ty Kasoku đảm nhận. Đáng nói, công ty này còn tiếp nhận những yêu cầu tư vấn bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung thông qua điện thoại và email.
Theo ông Amano, số trường hợp đề nghị tư vấn giữa nam và nữ là ngang nhau và trong độ tuổi 30 và 50. Những lời phàn nàn chủ yếu về quãng thời gian dài vợ chồng phải cùng chung sống trong nhà và cảm thấy ngột ngạt.
Còn Giáo sư Kayama nhấn mạnh, ông hy vọng các cặp vợ chồng không vội vàng điền thông tin và ký vào đơn ly hôn mà thay vào đó hai người cần hợp tác và vượt qua những thách thức đang phải đối mặt trong giai đoạn dịch bệnh.
“Đưa ra một quyết định quan trọng trong cuộc đời như việc ly hôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn. Tại sao chúng ta không suy nghĩ thêm và chờ cho tới khi dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát”, ông Kayama nói.
Minh Thu (lược dịch)
Mẹ đơn thân muốn đầu tư khi có 400 triệu
Tôi 28 tuổi, ly hôn chồng, sống cùng con gái và bố mẹ đẻ. Bố mẹ đẻ tôi có điều kiện, có 4 nhà cho thuê, làm kinh doanh.
Tôi sống chung với bố mẹ và được nuôi ăn, không phải đóng tiền điện nước. Con gái được trợ cấp từ bố cháu một phần nên tôi không gặp khó khăn gì về kinh tế. Tôi đi làm và tiết kiệm được 400 triệu.
Gia đình tôi có nhà đất, ở không hết, nhưng tôi vẫn muốn dùng số tiền tiết kiệm để mua bất động sản, coi như một kênh đầu tư thay vì để tiền ở ngân hàng. Hơn nữa, khi đầu tư tôi sẽ phải vay thêm ngân hàng, nếu có khoản nợ hàng tháng tôi sẽ có động lực kiếm tiền nhiều hơn. Hiện tại lương tháng của tôi là 15 triệu. Theo mọi người, tôi nên làm gì với số tiền tiết kiệm, mua chung cư, mua đất hay cách nào hợp lý hơn? Xin cảm ơn.
Hằng
Tôi đến thăm chồng cũ và hỏi anh tại sao chưa lấy vợ, anh mỉm cười trả lời khiến tôi đánh rơi ly nước vỡ tan tành Sau khi hỏi han vài câu vô thưởng vô phạt, không hiểu thế nào mà tôi lại chợt cất tiếng: 'Sao anh chưa lấy vợ? Đã 2 năm rồi còn gì? Hôm em thấy trên facebook...'. Chiều nay sang thăm cô bạn bị ốm, lúc về nghĩ thế nào tôi lại ghé qua chỗ chồng cũ. Có lẽ vào một ngày trời trở...