Giải pháp giúp Đông Phi chống đỡ dịch châu chấu giữa thời Covid-19
Trong lúc ứng phó với đại dịch Covid-19, các quốc gia Đông Phi còn phải chiến đấu với đợt dịch châu chấu tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua cùng dự báo chúng đang gia tăng bầy đàn mạnh vào tháng 6 tới.
May mắn, họ đang nhận được sự trợ giúp của giới khoa học nhờ một ứng dụng dự báo phân bố và hướng tấn công tiếp theo của loài châu chấu sa mạc này.
Dự báo hơn 25 triệu người ở các quốc gia Đông Phi có thể thiếu lương thực nghiêm trọng do nạn châu chấu trong năm 2020
Theo dõi châu chấu bằng mô hình thời tiết
Do tình hình thời tiết cực đoan 18 tháng qua, những đàn châu chấu sa mạc có điều kiện sinh sản thuận lợi. Bắt đầu từ bán đảo Ảrập, chúng hoành hành khắp Đông Phi vào đầu năm 2020, tàn phá mùa màng và thảm thực vật ở bất cứ nơi nào chúng quét qua. Lượng mưa lớn vào tháng 3 và tháng 4-2020 tiếp tục mang lại điều kiện lý tưởng cho làn sóng sinh sản mới của châu chấu trong khi chính phủ các nước tuyệt vọng trong thu thập thông tin để họ có thể chuẩn bị cho sự tấn công sắp tới.
Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã hợp tác với Keith Cressman, chuyên viên của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) phát triển một ứng dụng web có thể dự báo hướng gió khi đàn châu chấu di chuyển, mấu chốt của nó là mô hình khí quyển có tên HYSPLIT.
Video đang HOT
Ông Keith Cressman đã sử dụng ứng dụng này để thông báo cho các quốc gia có nguy cơ về các mối đe dọa của châu chấu, ngoài cập nhật tình hình với tổ chức FAO.
HYSPLIT vốn là công cụ phân tích các hạt ô nhiễm, dù là khí phát thải từ nhà máy điện hay tro bụi núi lửa, lan rộng và phân tán trong khí quyển. Mô hình này tích hợp dữ liệu từ Hệ thống Dự báo Toàn cầu của NOAA và các mô hình dự báo thời tiết khác. Về nguyên tắc, HYSPLIT có thể được sử dụng để theo dõi bất cứ thứ gì dịch chuyển trong không khí, gồm cả châu chấu. Những con côn trùng cất cánh trong gió và được gió thổi bay khi dịch chuyển lên đến 150km một ngày.
Vài năm trước, chuyên gia Cressman đã bắt đầu sử dụng HYSPLIT để dự đoán nơi những đàn châu chấu đang di chuyển dựa trên các quan sát thực địa. Nhưng khi cuộc khủng hoảng châu chấu Đông Phi gia tăng vào mùa đông năm ngoái, ông nhận ra rằng mô hình hiệu quả hơn nhiều nếu nó được điều chỉnh dựa trên đặc tính của loài sinh vật này. “Châu chấu không bay 24 tiếng một ngày giống như bụi, nó cất cánh vào giờ nhất định vào buổi sáng và hạ cánh đúng giờ ngay trước khi mặt trời lặn để nghỉ ngơi lấy sức”.
Tháng 2-2020, chuyên viên Keith Cressman đã tìm tới NOAA đề nghị hợp tác. Đến tháng 3, họ đã đưa ra mô hình có thể theo dõi hàng chục đàn châu chấu cùng lúc và có thể dự đoán vị trí của chúng 5 phút một lần, và chính xác trước 7 ngày. Các nhà khoa học này đang tiếp tục cải thiện ứng dụng, bổ sung tính năng dự báo cho các trường hợp đặc biệt, ví như bầy châu chấu thực hiện các chuyến đi không ngừng nghỉ, bay liên tục nhiều ngày xuyên đại dương, từ Somalia qua Ấn Độ Dương đến Pakistan.
Ryan Neely III, một nhà khoa học khí quyển tại Đại học Leeds, không tham gia vào chương trình dự báo châu chấu của FAO gợi ý thêm, sẽ rất tuyệt khi đưa những bức ảnh chụp đàn châu chấu bằng radar vào mô hình như vậy. Các thành viên gây dựng ứng dụng HYSPLIT đồng ý rằng, radar hoặc thậm chí dữ liệu vệ tinh sẽ cung cấp thêm thông tin có thể cải thiện hiệu quả dự đoán của mô hình.
Chiến đấu với châu chấu giữa đại dịch
Đến tháng 2-2020, thiệt hại đã đạt mức lịch sử tại 10 quốc gia ở vùng Sừng châu Phi và Yemen bị châu chấu tàn phá. Theo FAO, dự báo hơn 25 triệu người ở các quốc gia Đông Phi có thể phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong năm 2020.
Diệt trừ dịch hại châu chấu tốt nhất là trước khi chúng hình thành. Điều cần thiết là giám sát thường xuyên vì một số lượng nhỏ côn trùng có thể được kiểm soát tương đối dễ dàng. Thông thường, khi đàn châu chấu mới phát hiện, các nước châu Phi có thể điều đội phun thuốc trừ sâu lưu động trên mặt đất hoặc sử dụng máy bay trực thăng.
“Nó giống như một đám cháy rừng. Nếu đám châu chấu mới xuất hiện như đốm lửa trại, chỉ cần dập tắt nó. Nhưng nếu bỏ lỡ, nó sẽ trở thành một trận hỏa hoạn lớn. Khi đó, muốn kiểm soát sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều”, ông Keith Cressman cho biết. Chính quyền ở các nước bị ảnh hưởng đã phun thuốc trừ sâu trên hàng nghìn hécta đất. Nhưng sau những đợt mưa dài ngày từ tháng 3, mặt đất không khô thì những nỗ lực đó không khả quan.
Kenya, nơi đang chứng kiến đợt châu chấu phá hoại tồi tệ nhất trong 70 năm qua, đã ra lệnh cảnh sát sử dụng bắn đạn hơi cay và súng máy để tiêu diệt loài côn trùng này. Người nông dân truyền thống và những người chăn gia súc cũng nỗ lực mang đồ làm bếp ra đập, tạo ra âm thanh lớn để đuổi đàn châu chấu.
Tại khu Nam Wollo của Ethiopia, trong năm 2019, các cộng đồng đã phối hợp cùng nhau để trồng trọt và thu hoạch không cho châu chấu phá hoại. Các tình nguyện viên cắt cử nhau để khoảng 100 người cùng làm việc trên một cánh đồng lớn. Họ cũng chia sẻ lương thực để đảm bảo mọi người không bị đói.
Tuy vậy, đại dịch Covid-19 làm cho các hoạt động cộng đồng như vậy khó khăn hơn nhiều. Mặc dù Ethiopia không bị phong tỏa chặt nhưng hoạt động của người dân bị hạn chế do sắc lệnh khẩn cấp quốc gia. Người nông dân thường không tập trung ngoài đồng mà gửi báo cáo trực tuyến hoặc qua điện thoại, làm cho việc đánh giá tình hình trở nên khó khăn hơn.
Trước nguy cơ gia tăng các bầy đàn châu chấu sắp trưởng thành, Ethiopia rất cần mở rộng quy mô hoạt động, bà Fatouma Seid từ FAO Ethiopia cho biết. “Ngoài công tác dự báo, cần có thêm nhiều đội trên mặt đất, nhiều phương tiện hơn cho chính phủ và lượng thuốc trừ sâu dự trữ”, bà Fatouma Seid nói. Ước tính, trữ lượng thuốc trừ sâu hiện tại ở Ethiopia chỉ đủ cho đến tháng 6. Đối với nước láng giềng Somalia, quốc gia này hiện có đủ thuốc trừ sâu để phun cho khoảng 2.000km2, đủ cho giai đoạn kiểm soát châu chấu chưa trưởng thành cho đến tháng 7 tới.
HYSPLIT vốn là công cụ phân tích các hạt ô nhiễm, dù là khí phát thải từ nhà máy điện hay tro bụi núi lửa, lan rộng và phân tán trong khí quyển. Mô hình này tích hợp dữ liệu từ Hệ thống Dự báo Toàn cầu của NOAA và các mô hình dự báo thời tiết khác. Về nguyên tắc, HYSPLIT có thể được sử dụng để theo dõi bất cứ thứ gì dịch chuyển trong không khí, gồm cả châu chấu. Những con côn trùng cất cánh trong gió và được gió thổi bay khi dịch chuyển lên đến 150km một ngày.
Chưa đối phó xong Covid-19, Pakistan lo dịch châu chấu sa mạc
Chính phủ Pakistan đã bắt đầu triển khai các biện pháp đối phó với dịch châu chấu sa mạc, lo ngại thảm họa này có thể xóa sổ ngành nông nghiệp.
Dịch châu chấu sa mạc tới gần trong bối cảnh Pakistan vẫn chưa kiềm chế được sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Chủ tịch đảng Nhân dân Pakistan (PPP) Bilawal Bhutto-Zardari vừa ra một tuyên bố về mối đe dọa của dịch châu chấu sa mạc.
Châu chấu sa mạc. Ảnh: thenews.com.pk.
Hôm 3/5, Bộ trưởng An ninh lương thực Pakistan Syed Fakhr Imam cũng lên tiếng cho biết, cơ quan này cùng Cục Bảo vệ cây trồng đang tập trung giải quyết nguy cơ từ loài châu chấu sa mạc. Theo đó, chính phủ Pakistan chắc chắn sẽ hợp tác với các tổ chức quốc tế để giám sát sự sinh sôi và di chuyển của loài côn trùng này.
Các quan ngại về dịch châu chấu sa mạc bùng phát tại Pakistan xuất hiện từ cuối năm 2019. Tuy nhiên, chính phủ Pakistan vẫn để mặc cho các địa phương tự đối phó. Bộ An ninh Lương thực Pakistan cho biết, mối đe dọa từ dịch châu chấu sa mạc đã xuất hiện tỉnh Sindh và nhiều địa phương khác. Trước mắt, để đối phó với sự bùng phát của châu chấu sa mạc, cơ quan Bảo vệ cây trồng liên bang đã huy động 3 đội phòng dịch cùng 2 máy bay để đối phó với châu chấu sa mạc tại khu vực Sukkur.
Theo dự báo, đợt di cư của châu chấu sa mạc sẽ bắt đầu từ cuối tháng 5 từ tỉnh Balochistan và nước láng giềng Iran. Trong hành trình di cư, loài côn trùng này sẽ di chuyển qua các khu vực canh tác bông, lúa mỳ, ngô của các tỉnh Sindh và Punjab. Dịch châu chấu sa mạc xuất phát từ châu Phi, di chuyển qua Syria, Saudi Arabia và Yemen tới Iran và Pakistan. Châu chấu cũng tấn công bang Rajasthan của Ấn Độ và một phần lãnh thổ Afghanistan tùy vào hướng gió và tình hình thời tiết./.
Những hình ảnh nổi bật nhất thế giới trong tháng Tư Tháng Tư vừa qua đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành tại nhiều quốc gia, khiến cuộc sống của người dân thế giới chưa thể quay trở lại bình thường. Một số nơi đã qua đỉnh dịch, trong khi số khác vẫn vật lộn với nhiều khó khăn. Một số hình ảnh ấn tượng nhất trong tháng Tư trên khắp thế giới do...