Giải pháp giúp doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau giãn cách
Chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh gắn với phục hồi sản xuất, kinh doanh đang tạo thuận lợi để các doanh nghiệp từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau thời gian dài giãn cách theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19.
Công nhân làm việc trong ngày đầu thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội tại Khu Công nghiệp Linh Trung 1. Ảnh: Hồng Pha/TTXVN phát.
Tuy nhiên, để có thể lấy lại được nhịp và tìm cách bứt tốc trong những tháng cuối năm 2021 cũng như năm 2022, nhiều thách thức và áp lực đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tiếp tục có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bộ, cùng với nỗ lực của chính doanh nghiệp nhằm không “lỡ nhịp” trên lộ trình phục hồi và phát triển.
“Thời gian vàng” để mở cửa
Dù đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư đã tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế nước ta, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số thành lập mới nhưng trong bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đang dần khống chế được dịch bệnh, từng bước nới lỏng giãn cách, dần trở về trạng thái bình thường mới thì đây chính là thời gian vàng cho Việt Nam để mở cửa trở lại nền kinh tế.
Theo ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường lên đến trên 90.000 doanh nghiệp; tức là mỗi tháng có trung bình khoảng 10.000 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Đồng bằng sông Cửu Long – trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất của cả nước, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 3 tháng gần đây lên tới gần 90%. Trong khi đó, những doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động thông qua thực hiện “3 tại chỗ” cũng chỉ hoạt động được từ 5 – 10% công suất nhưng với chi phí rất cao.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tại khu vực phía Nam, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tới 98% doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh.
Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), từ đầu quý III/2021 đến nay là thời gian cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam do diễn biến vô cùng phức tạp và kéo dài của dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã phải đóng cửa, ngừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không thực hiện được đơn hàng, phải giao hàng chậm, giao hàng bằng máy bay hoặc bị khách hàng hủy đơn hàng, gây đứt gãy chuỗi cung ứng.
Nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam cố gắng bố trí sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” hoặc phương án sản xuất “4 xanh” nhưng cũng chỉ duy trì được khoảng 10 – 30% số lao động đi làm với chi phí tốn kém hơn rất nhiều so với bình thường.
Tổn thất không những về kinh tế mà cả uy tín đối với khách hàng. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 của ngành ước giảm 15,9% so với tháng trước và giảm 2,63% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tháng 9 ước đạt 3 tỷ USD, tiếp tục giảm 9,2% so với tháng 8/2021 và giảm 10,5% so với tháng 9/2020.
Video đang HOT
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, ông Lê Hoàng Phước cho biết, các doanh nghiệp hiện gặp rất nhiều khó khăn, phải làm lại từ đầu, không có thị trường, không có vốn, đầu vào và đầu ra đều giảm nên nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đang dần nới lỏng giãn cách, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, 3 tháng cuối năm chính là thời gian vàng và cũng là thách thức “sinh tử” với nền kinh tế Việt Nam. “Mở cửa là con đường không thể nào khác được. Nếu mở cửa chậm hơn thì cái giá phải trả là vô cùng lớn, chúng ta sẽ có nguy cơ “lỡ nhịp”, phải đứng ngoài các chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, trong điều kiện nhiều địa phương đang kiểm soát tốt dịch bệnh, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để mở cửa trở lại nền kinh tế”.
Đại diện VITAS dự báo, dù mục tiêu xuất khẩu mặt hàng dệt may năm 2021 đặt ra mức thực hiện 39 tỷ USD như năm 2019 sẽ rất khó khăn, song với kịch bản tích cực nhất đó là Việt Nam khống chế được dịch bệnh và thực hiện “bình thường mới” từ đầu tháng 10/2021, thì khả năng trị giá xuất khẩu dệt may cả năm nay của toàn ngành sẽ đạt khoảng từ 37,5 – 38 tỷ USD.
Cần đồng bộ các giải pháp để không lỡ nhịp
Một số chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang dần được phục hồi, các địa phương đã có kế hoạch cho tái khởi động, phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từng doanh nghiệp cũng cần có kịch bản phục hồi một cách cụ thể, phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, điều quan trọng lúc này là cần tiếp tục có những giải pháp đồng bộ để trợ lực cho doanh nghiệp, phải thật sự coi mỗi doanh nghiệp là một “tế bào” trong nền kinh tế quốc dân. Các tế bào nhanh chóng được phục hồi, nền kinh tế sẽ nhanh chóng được hồi phục.
Theo Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, để hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn sau giãn cách, bên cạnh việc tăng cường quy mô bao phủ vaccine, coi đây là giải pháp nền tảng, cần thực hiện đồng bộ theo “5 mũi giáp công” gồm: mở cửa thị trường – coi đây là “cỗ máy trợ thở” lớn nhất trong lúc này cho doanh nghiệp; đồng thời tăng cường cải cách thể chế, cải cách hành chính; thực hiện hiệu quả và mở rộng quy mô các gói hỗ trợ doanh nghiệp liên quan đến tài khóa, tiền tệ và an sinh; triển khai các chương trình trợ giúp nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là nâng cao kỹ năng về chuyển đổi số, chuyển đổi “xanh” và tăng khả năng thích ứng, khả năng chống chịu cho doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thúc đẩy thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTAs), kết nối các chuỗi cung ứng và mở rộng thị trường.
Trong khi đó, đại diện VITAS kiến nghị, bên cạnh việc tự “cứu mình” là chính, các doanh nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Để thực hiện “mục tiêu kép” vừa kiểm soát dịch, vừa duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng thì việc khai thác nguồn vaccine nhiều nhất, nhanh nhất và tiêm đúng đối tượng là vấn đề cấp bách.
Hiệp hội mong muốn nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền để tránh cho doanh nghiệp không rơi vào tình trạng đứt thanh khoản, cụ thể như dừng các khoản thu không phải chi ngay mà để kết dư, cắt giảm các chi phí tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Liên quan đến các chính sách lâu dài, đại diện VITAS đề xuất cần sớm ban hành “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2035″; sớm ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn 2012 cho phù hợp thực tế và tương thích với những quy định liên quan của Bộ luật Lao động 2019; giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% về tối đa 1%.
Bên cạnh đó, hiện còn những bất cập về quy định nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để may xuất khẩu, bất cập về thuế VAT cho hàng dệt may xuất khẩu tại chỗ; việc này hiệp hội đã kiến nghị nhiều lần và sẽ tiếp tục kiến nghị để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Bình Dương cho phép doanh nghiệp tự xét nghiệm cho người lao động
UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương cho doanh nghiệp chủ động trong việc tự mua kit test, tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho công nhân, người lao động; đồng thời doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng, đủ và tự cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm để làm căn cứ cho người lao động tham gia lưu thông và chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm trước pháp luật.
Công ty Hansol vina phối hợp cùng Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương lấy mẫu gộp sàng lọc cho toàn bộ 4.000 người lao động tại nhà máy. Ảnh: TTXVN phát
Sau khi đón nhận thông tin này, nhiều chủ doanh nghiệp bày tỏ hoan nghênh tỉnh Bình Dương đã lắng nghe nguyện vọng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Công văn số 4988/UBND-VX của UBND tỉnh Bình Dương ban hành vào đêm 1/10 nêu rõ: "Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp đăng ký thực hiện mô hình "3 xanh" trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đúng, đủ, chủ động trong việc tự mua kit test, tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên, tự cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm để làm căn cứ cho người lao động tham gia lưu thông.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật đối với kết quả xét nghiệm của từng người lao động trong doanh nghiệp mình. Trong quá trình xét nghiệm nếu có phát hiện F0 thì xử lý theo hướng dẫn của ngành y tế; đồng thời báo cáo, gửi kết quả đến Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh hoặc Sở Công Thương, Trung tâm y tế tuyến huyện hoặc Trạm y tế lưu động.
Theo đó, trước khi công nhân vào nhà máy sản xuất và trong quá trình hoạt động, sản xuất, doanh nghiệp phải tổ chức xét nghiệm sàng lọc với tần suất, đối tượng thực hiện theo tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn của ngành y tế; ưu tiên tiêm vaccine mũi 2 cho người lao động.
Đối với các doanh nghiệp đăng ký thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ" trước khi cho công nhân, người lao động ngừng thực hiện phương án sản xuất này để trở về nơi cư trú, công ty phải tổ chức xét nghiệm sàng lọc với tần suất, đối tượng thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế.
Đối với người lao động khi đáp ứng đủ điều kiện lưu thông và có xác nhận xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành y tế thì được phép lưu thông đến làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo mô hình "3 xanh" (gọi tắt là doanh nghiệp xanh) trên phạm vi toàn tỉnh.
Doanh nghiệp xanh giới thiệu người lao động của mình với chính quyền địa phương nơi họ cư trú để được xác nhận nhằm phục vụ cho việc lưu thông. Thủ tục, giấy xác nhận theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Riêng người lao động ở 3 địa phương là thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An và thị xã Tân Uyên khi được tiêm 1 mũi sau thời gian 14 ngày thì được đến làm việc tại doanh nghiệp xanh trong 3 địa phương này; khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc F0 đã khỏi bệnh thì được lưu thông đến làm việc tại các doanh nghiệp xanh ở 6/9 địa phương còn lại; người lao động ở 6 địa phương còn lại được đến làm việc tại doanh nghiệp xanh thuộc 3 địa phương của tỉnh Bình Dương là Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên phải được tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc F0 đã khỏi bệnh theo quy định.
Trao đổi với phóng viên TTXVN về thông tin trên, ông Trần Thành Trọng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sáng Ban Mai, Chủ tịch Hiệp hội Cơ - Điện tỉnh Bình Dương cho biết rất hoan nghênh tỉnh Bình Dương đã lắng nghe nguyện vọng của doanh nghiệp.
Ông Trọng mong kết quả xét nghiệm của doanh nghiệp Bình Dương được Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh chấp thuận để cho công nhân, chuyên gia được di chuyển liên tỉnh trong vùng, góp phần đẩy nhanh tiến độ khôi phục ngành sản xuất, kinh doanh.
Nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cũng bày tỏ phấn khởi trước thông tin UBND tỉnh Bình Dương cho phép doanh nghiệp tự chủ động xét nghiệm cho công nhân, người lao động; qua đó giúp đơn vị chủ động nối lại kế hoạch khôi phục lại sản xuất. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tự mua test kháng nguyên, giảm một phần chi phí cho hoạt động trở lại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mong mỏi công nhân nhanh chóng được tiêm đủ 2 mũi vaccine để vào nhà máy làm việc cho an toàn hơn.
"An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn"
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh, tỉnh đang tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh. Đồng thời, Bình Dương thực hiện bao vây thu hẹp, kiểm soát chặt "vùng đỏ", mở rộng, bảo vệ "vùng xanh", kiểm soát và ngăn chặn nguồn lây, chuỗi lây nhiễm mới để đưa Bình Dương trở về trạng thái "bình thường mới"; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố để nối lại các chuỗi cung ứng sản xuất, chuỗi cung ứng lao động.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, việc trở lại trạng thái bình thường mới được tỉnh triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm "An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn", "An toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn"; trong đó sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân.
Do đó, chính quyền khuyến cáo đến với người dân cần thực hiện nghiêm 5K (khẩu trang - khoảng cách - khai báo y tế - khử khuẩn - không tụ tập đông người); quét mã QR tại các địa điểm đến như: cơ quan, công sở, cơ sở khám chữa bệnh, quán ăn, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ lương thực thực phẩm, phương tiện công cộng, nhà máy...
Khi tham gia lưu thông người dân cần xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện lưu thông, hoặc chứng nhận điện tử khi được cơ quan chức năng yêu cầu kiểm soát hoặc tại các địa điểm đến nêu trên.
Đặc biệt, khi người dân có những triệu chứng nghi ngờ như: ho, sốt, khó thở... hoặc cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với Trạm y tế, Tổng đài 1022 hoặc số điện thoại đường dây nóng của Đội phản ứng nhanh trên các lĩnh vực cấp cứu, hỗ trợ y tế; cứu trợ; đảm bảo an ninh trật tự của địa phương.
Bình Dương cho phép nhiều dịch vụ hoạt động, khôi phục kinh tế Bình Dương cho phép trung tâm thương mại, siêu thị; cửa hàng tiện lợi, tạp hóa; chợ đầu mối, chợ truyền thống; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống... hoạt động từ 1/10. Khuya 1/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh ký văn bản 4988 tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và...