Giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế. Ảnh minh họa: TTXVN
Nghị quyết nêu rõ, tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, yêu cầu tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị phải nghiêm túc thực hiện. Việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế phải gắn với nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
Hiện nay, biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm trên 85% tổng biên chế viên chức do Chính phủ quản lý. Việc bố trí viên chức phải bảo đảm định mức giáo viên/lớp, học sinh/lớp, viên chức y tế/giường bệnh, viên chức y tế/dân số. Tuy nhiên, các định mức này hiện nay chưa phân biệt giữa các vùng đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và đều được ban hành trước khi Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW) nên đến nay không còn phù hợp với thực tiễn. Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động giáo dục mầm non, phổ thông và y tế còn chậm.
Do vậy, mặc dù Chính phủ đã bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 tỉnh có mức tăng dân số cơ học cao và 5 tỉnh Tây Nguyên nhưng vẫn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp giáo dục, y tế.
Thực hiện chủ trương “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, “có bệnh nhân thì phải có viên chức y tế”, trong khi chưa kịp sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đồng thời, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 19-NQ/TW, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết số 8/NQ-CP ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW.
Video đang HOT
Đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao; đồng thời, đơn vị phải tăng mức trích lập vào quỹ phúc lợi đủ để giải quyết chế độ, chính sách cho số hợp đồng lao động này khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Không kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn quá 12 tháng đối với giáo viên, viên chức
Đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) đối với các vị trí việc làm là giáo viên, viên chức y tế trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao, theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế để kịp thời thay cho số giáo viên, viên chức y tế nghỉ thai sản, nghỉ hưu theo chế độ (chưa kịp tuyển dụng thay thế) và để bố trí giáo viên dạy buổi thứ 2 trong ngày (đối với những cơ sở giáo dục dạy 2 buổi/ngày).
Hằng năm, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức tuyển dụng để thay thế cho số giáo viên và viên chức y tế còn thiếu, bảo đảm đủ số lượng người làm việc được cơ quan có thẩm quyền giao. Không để kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn quá 12 tháng đối với vị trí việc làm là giáo viên và viên chức.
Đối với cấp học Mầm non, Tiểu học tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, phải bảo đảm bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 2 buổi/ngày theo quy định.
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN: Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua trong nông dân
Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính tại Hội nghị giao ban công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2020 cụm thi đua số 4 tổ chức ngày 2/7 tại tỉnh Gia Lai.
Tham dự hội nghị đại diện lãnh đạo Hội Nông dân của 12 tỉnh, thành phố: Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Gia Lai, Khánh Hòa, Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Đắk Nông, Quảng Ngãi. Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính, Trưởng ban Chỉ đạo Cụm thi đua số 4 chủ trì hội nghị.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đinh Khắc Đính đề nghị Hội Nông dân tập trung phân tích, thảo luận về tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đánh giá kết quả nổi bật trong công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm; tình hình công tác Hội trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu...
Tại Hội nghị, đại diện Hội Nông dân 12 tỉnh, thành phố Cụm thi đua số 4 đánh giá kết quả, thuận lợi, khó khăn, những kinh nghiệm nổi bật trong công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2020.
Đặc biệt, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố phản ánh tâm tư, nguyện vọng của của cán bộ, hội viên, nông dân tại các địa phương; việc thực hiện Quy định 212 của Ban Bí thư về tổ chức bộ máy Hội Nông dân các tỉnh; thành phố.
Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố Cụm thi đua số 4 thảo luận các vấn đề tại hội nghị.
Các đại biểu cũng thảo luận các vấn đề liên quan đến xây dựng chi hội, tổ hội nghề nghiệp; các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra gây ảnh hưởng toàn cầu trong đó có; dịch bệnh, thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp...
Về phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2020, ông Đinh Khắc Đính- Trưởng Ban Chỉ đạo Cụm thi đua số 4 đề nghị Hội Nông dân các tỉnh, thành trong Cụm thi đua cần nâng cao chất lượng trong các phong trào thi đua, đổi mới phương hướng, kiểm tra giám sát theo đúng kế hoạch và tiến trình đề ra. Các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ hội viên, nông dân.
Hội Nông dân các tỉnh, thành cần tập trung tham mưu, lên kế hoạch thực hiện việc tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư và Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục chỉ đạo tổ chức thành công các hoạt động hướng đến kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2020).
"Trong 6 tháng cuối năm 2020, các cấp Hội cần tập trung đẩy mạnh vào công tác kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; trong đó, tập trung giám sát Luật đất đai, vệ sinh an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp; các cấp Hội cũng cần quan tâm việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Hội các cấp, nhất là vào thời điểm sau khi Đại hội Đảng các cấp diễn ra...", Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính yêu cầu.
Kết thúc Hội nghị, đại diện lãnh đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã tham gia lễ bàn giao công trình an sinh xã hội của Cụm thi đua số 4 hỗ trợ cho hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Gia Lai; thăm quan các mô hình kinh doanh, sản xuất giỏi trên địa bàn tỉnh...
Thành công của TP.HCM xuất phát từ phong trào thi đua Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, phong trào thi đua ở TP.HCM vừa thể hiện tinh thần yêu nước, vừa thể hiện khát vọng cống hiến vì sự phát triển của TP và cả nước. Sáng 26-6, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức Đại hội thi đua yêu nước TP.HCM lần thứ VII (2020-2025)...