Giải pháp để giải quyết các “điểm nghẽn” vận chuyển nông sản ở ĐBSCL
Hiện nay, việc tập trung tăng cường liên kết vùng, tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa nông sản là vấn đề cấp bách, để giúp kinh tế vùng ĐBSCL phát triển nhanh hơn bằng lợi thế vốn có.
Tại cuộc toạ đàm “Đòn bẩy cho logistics nông sản ĐBSCL” do UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức ngày 9/4, bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), cho biết chỉ riêng thị trường Mỹ, cước vận chuyển trái cây tươi hiện ở mức 6-6,2 đô la Mỹ/kg, tăng gấp đôi so với trước đó.
Theo bà Vy, thực trạng cước phí logistics cao hiện nay đã tạo ra điểm nghẽn rất lớn đối với sản phẩm trái cây tươi, mà cụ thể lượng hàng xuất khẩu đang có chiều hướng giảm dần.
“Dưới góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng trái cây tươi, theo tôi, cần phải đẩy mạnh cho công nghệ bảo quản sau thu hoạch”, bà Vy cho biết và phân tích thêm, điều này sẽ giúp đảm bảo trái cây đi được bằng đường biển với chi phí thấp hơn 15 lần so với đường hàng không.
Video đang HOT
Buổi toạ đàm “Đòn bẩy cho logistics nông sản ĐBSCL” do UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức ngày 9/4
Còn theo ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, ĐBSCL là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả nước. Hằng năm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL lên đến hàng chục triệu tấn. Tuy nhiên, nông sản khu vực này đang bị kìm hãm bởi nhiều yếu tố, trong đó có gánh nặng về chi phí logistics cao nhất, chiếm đến 30% giá thành sản phẩm, dẫn đến giảm sức cạnh tranh so với nông sản của các nước như Thái Lan, Trung Quốc…
Tại buổi tọa đàm, các thương nhân đại diện cho doanh nghiệp, các Hợp tác xã nông sản và nhà nhập khẩu đã chia sẻ những trở ngại, khó khăn trong sản xuất, tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam xuất khẩu thị trường các nước.
Để giải quyết các “điểm nghẽn” vận chuyển, xuất khẩu nông sản ĐBSCL, Báo Thanh niên dẫn kiến nghị của ông Võ Thanh Phong, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV dịch vụ hàng hải Hậu Giang. Theo đó, ông Thanh đã kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện, duy tu kênh Quan Chánh Bố, đảm bảo cho tàu biển có trọng tải lớn vào các cảng biển trên sông Hậu. Đây là vấn đề “sinh tử” đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, mở rộng và nạo vét kênh Chợ Gạo (Tiền Giang) trên tuyến thủy lộ quốc gia, huyết mạch nối TP.HCM, Long An với các tỉnh miền Tây Nam bộ, đảm bảo cho các loại sà lan trọng tải trên 3.000 tấn hoặc sà lan chở trên 120 TEU (container 20 feet) lưu thông thuận lợi hai chiều không phụ thuộc vào con nước. Từ đó, rút ngắn thời gian vận tải cũng như chi phí vận tải cho hàng hóa; đặc biệt là container lưu thông tuyến TP HCM – Long An – Tây Nam bộ – Phnom Penh.
Còn theo Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh, để giúp kinh tế vùng ĐBSCL phát triển nhanh hơn bằng lợi thế vốn có cần sớm có các phương án, chính sách và mô hình hiệu quả, kết nối chuỗi cung ứng toàn diện cho nông sản Việt Nam từ sản xuất – thu hoạch cho đến thông quan – xuất khẩu, hướng tới tối ưu hóa chi phí logistics, tăng lợi thế cạnh tranh cho nông sản vùng ĐBSCL, tạo đầu ra bền vững cho nông dân.
“Để đạt đến kỳ vọng này, cần lắm sự chung tay của tất cả các Bộ, ngành, địa phương; trong đó, phải đặc biệt quan tâm cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, tạo cú hích cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics phát triển, đặc biệt là logistics nông sản”, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang bày tỏ mong muốn.
Hậu Giang đột phá trong cải cách hành chính
Ngày 8/4, UBND tỉnh Hậu Giang đã công bố thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Tổng đài giải đáp tự động dịch vụ công tại số 1900 86 68 95.
Ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: Việc Trung tâm Phục vụ hành chính công và Tổng đài giải đáp tự động dịch vụ công tỉnh, thể hiện quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo tỉnh trong việc tạo bước đột phá trong cải cách hành chính; tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổ số của tỉnh nhà.
Các đại biểu tham quan Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hậu Giang.
Để đạt kết quả tốt trong thời gian tới, ông Đồng Văn Thanh nhấn mạnh: "Từng công chức, viên chức của trung tâm phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phục vụ, giúp đỡ người dân và doanh nghiệp đến giao dịch. Các sở, ngành triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ và kết quả giải quyết cho tất cả thủ tục hành chính được cung cấp tại trung tâm; tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa quy trình khi số hóa, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - 4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cung cấp kết quả điện tử thay dần cho kết quả giấy".
Trung tâm Phục vụ hành chính công Hậu Giang được thành lập trên cơ sở kiện toàn Trung tâm hành chính công tỉnh (được thành lập từ năm 2017) theo Nghị định 61 của Chính phủ. Sau hơn 6 tháng kể từ ngày thành lập, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã giải quyết thủ tục hành chính theo nguyên tắc "4 tại chỗ": tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả; "5 tại chỗ": tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả.
Hiện Hậu Giang có 26 thủ tục hành chính thực hiện theo nguyên tắc "4 tại chỗ" và 233 thủ tục hành chính theo nguyên tắc "5 tại chỗ" (tổng số 259/1300, đạt 20%). Số hồ sơ thực hiện đúng theo nguyên tắc "4 tại chỗ" và "5 tại chỗ" là 10.485, đạt 97% trên tổng số hồ sơ của các thủ tục hành chính đã đăng ký. Hầu hết các sở, ngành đều thực hiện tốt. Công an tỉnh Hậu Giang là đơn vị có số hồ sơ nhiều nhất được thực hiện theo nguyên tắc "5 tại chỗ" với hơn 8.400 hồ sơ.
Chiến lược phát triển thị trường bền vững hàng nông sản Việt Nam Để phát triển thị trường cho hàng nông sản, chiến lược quản lý chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chính sách giá cả vì nó giữ cho chi phí kinh doanh ở mức tối thiểu và lợi nhuận cao nhất có thể. Để phát triển thị trường cho hàng nông sản, chiến lược quản lý chuỗi...