Giải pháp của Việt Nam khi Nga không bán Iskander
Dù Nga cấm xuất khẩu với tên lửa Iskander nhưng điều đó không ảnh hưởng đến Việt Nam.
Ngày 6/6, Tổng giám đốc Tổng công ty nhà nước Rostec, ông Sergei Chemezov tuyên bố, dù được nhiều khách hàng quan tâm nhưng Nga đã chính thức cấm xuất khẩu với tên lửa Iskander. Tên lửa Iskander đã bị cấm xuất khẩu và sẽ không được bán ra nước ngoài.
Tuyên bố của ông Sergei Chemezov cũng đồng nghĩa với việc danh sách những nước được phép mua Iskander (Belarus, Kazakhstan, Ấn Độ, Việt Nam… và không có tên Trung Quốc) Nga công bố trước đây đều không thể sở hữu loại vũ khí chiến thuật này.
Phiên bản Iskander-M trong quân đội Nga.
Tuy nhiên, đây là không phải là vấn đề quá lớn với Việt Nam bởi nhiều nguyên nhân khác. Đầu tiên, do chúng ta chưa hề có kế hoạch mua Iskander nên việc Nga bán hay không chắc chắc không tác động đến kế hoạch trang bị của Quân đội Việt Nam.
Nguyên nhân tiếp theo được cho rằng có liên quan đến tầm bắn của Iskander. Hiện nay, Iskander có 3 phiên bản là Iskander-M (phiên bản cho quân đội Nga có tầm bắn lên tới 450 – 500 km) và Iskander-E (phiên bản để xuất khẩu đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km). Ngoài ra còn có phiên bản Iskander-K đang trong quá trình thử nghiệm.
Như vậy, tầm bắn của phiên bản Iskander-E chỉ tương đương thậm chí kém đôi chút so với tên lửa đạn đạo Scub-B hiện đang phục vụ trong quân đội Việt Nam. Theo
Video đang HOT
The Diplomat hồi cuối năm 2015, dù là những tên lửa từ thời Liên Xô nhưng nếu được nâng cấp, Scub-B của Việt Nam vẫn có thể sánh ngang với những tên lửa đạn đạo chiến thuật thế hệ mới hiện nay.
Trên thực tế, trước khi tạp chí Nhật Bản đưa ra nhận định này, Việt Nam đã bắt tay vào nâng cấp kho tên lửa đạn đạo “độc nhất” tại Đông Nam Á của mình. Việc làm chủ công nghệ nâng cấp đã được nhắc đến trong bài viết mới đây về thành tựu trong 5 năm qua của Viện Tên lửa thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự (Bộ Quốc phòng).
Bài báo có đoạn viết: “…Viện chủ trì tiếp thu công nghệ kiểm tra sửa chữa tăng hạn tổ hợp R17E (tên định danh của Liên Xô, còn phương Tây gọi là Scud B), tham gia biên soạn qui trình công nghệ và chế tạo thiết bị”.
Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005″ (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn.
Tên lửa Scud B có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21 (thành phần nhiên liệu gồm chất cháy TM-185, chất oxy hóa AK-27I và nhiên liệu phóng TG-02). Hệ thống dẫn đường sử dụng 3 con quay hồi chuyển cho phép đạt độ chính xác tương đối, bán kính lệch mục tiêu 450m (phương Tây cho rằng con số vào khoảng 900m).
Scud B thiết kế mang đầu đạn thuốc nổ thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 5-70 kiloton, đầu đạn hóa học. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m. Tên lửa có khả năng đạt tầm bắn tới 270km. Các biến thể cải tiến sau này có thể tăng tầm lên 300km hoặc 500-600km.
Dù loại tên lửa dùng động cơ nhiên liệu lỏng nhưng qua cải tiến, việc bảo quản nhiên liệu trong điều kiện chiến trường kéo dài tới 6 tháng, ở điều kiện bình thường tới 19 năm. Đạn tên lửa Scud B được đặt trên bệ phóng di động 9P117 Uragan dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải hạng nặng MAZ-543.
Khi phóng, tên lửa sẽ được khung nâng đạn dựng thẳng đứng và bắn đi (trước đó tên lửa cần khoảng thời gian để nạp nhiên liệu phóng, nạp thông số mục tiêu). Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Quốc tế Stockhom (SIPRI), hiện nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á sở hữu loại tên lửa đạn đạo Scud B.
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Nga sản xuất Iskander-E chỉ để chơi?
Dù đang sản xuất phiên bản xuất khẩu nhưng Nga vẫn tuyên bố cấm xuất khẩu đối với tên lửa Iskander.
Tuyên bố của ông Sergei Chemezov được Lenta đăng tải ngày 6/6, tên lửa Iskander đã bị cấm xuất khẩu và sẽ không được bán ra nước ngoài, mặc dù tên lửa này đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng, trong đó có Saudi Arabia.
"Saudi Arabia thường xuyên hỏi chúng tôi về hệ thống tên lửa Iskander, nhưng thực tế, Iskander nằm trong danh sách sản phẩm bị cấm xuất khẩu và chúng tôi không có ý định phá lệ. Đây là vũ khí tiến công đáng gờm, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân", ông Chemezov nói.
Nga thử nghiệm phiên bản Iskander-K.
Sẽ không có gì đáng nói về tuyên bố của ông Chemezov nếu như hiện nay, Nga không đang tiến hành sản xuất loạt với Iskaner-E - phiên bản chỉ dùng cho xuất khẩu.
Ngoài ra, hồi cuối năm 2015, Giám đốc điều hành Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, ông Anatoly Isaikin còn công bố danh sách những khách hàng được phép mua Iskander-E. Trong đó có, Belarus, Kazakhstan, Ấn Độ, Việt Nam... và không có tên Trung Quốc.
Nếu tuyên bố của ông Sergei Chemezov là chính xác thì ngoài phiên bản Iskander-M đã được Nga đưa vào trang bị và Iskander-K đang thử nghiệm để dùng trong nước, thì phiên bản Iskander-E đang được sản xuất loạt dùng cho xuất khẩu không biết dùng vào mục đích gì.
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
Đặc biệt, Iskander được chế tạo trên cơ sở công nghệ "tàng hình" độc đáo của riêng người Nga - công nghệ tàng hình plasma. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể.
Iskander sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg.
Tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Ngoài ra, sự nguy hiểm của Iskander còn ở khả năng mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Tên lửa 'Gió Đông' của TQ thổi bay tiền đồn Mỹ? Tên lửa &'Gió Đông' của TQ thổi bay tiền đồn Mỹ? Tags: Trung Quốc, Đảo Guam, &'Gió Đông', Bắc Kinh, Tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, cuộc duyệt binh, hệ thống, vũ khí, tiền đồn, thổi bay, tầm bắn, đầu đạn, loại, quân Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất>> Đảo Guam của Mỹ đang nằm trong...