Giải pháp chống nóng cho nhà hướng Tây luôn xanh mát
Bố trí nhiều mảng xanh, tiểu cảnh, phối hợp vật liệu và màu sắc giảm nhiệt sẽ giúp giảm nóng cho nhà hướng Tây.
Kết hợp nhiều mảng xanh
Bố trí nhiều mảng xanh xung quanh không gian sống giúp hấp thụ bớt một phần nhiệt lượng từ bên ngoài. Bạn có thể làm khu vườn bên hông, trước nhà hoặc vườn tường tại phòng khách. Cây xanh còn mang lại cảm giác dễ chịu và gần gũi với thiên nhiên.
Sắp xếp lại nội thất
Xoay lưng ghế sofa, ghế bàn ăn và đầu giường ngủ vuông góc với hướng cửa chính cũng làm giảm tiếp cận hướng nắng, không chịu tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời hướng Tây. Ngoài ra có thể bố trí không gian ngăn cách của garage xe hay khoảng lùi nhỏ trong phòng khách cũng giúp hạn chế nắng chiếu vào phòng khách, phòng ăn và các không gian khác.
Phối hợp các tông màu giảm nhiệt
Màu sắc cũng có tác dụng giảm bức xạ nhiệt. Đối với những căn nhà có nắng hướng Tây, gia chủ nên phối hợp các tông màu nhã nhặn, mát mẻ, màu lạnh hoặc trung tính sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn
Sử dụng nguyên vật liệu làm giảm tác động nhiệt từ bên ngoài
Gia chủ có thể kết hợp và cân đối sử dụng các chất liệu giảm nhiệt như gỗ. Hạn chế dùng kính. Lắp cửa nhựa lõi thép thay vì khung cửa nhôm hay sắt. Nên bố trí hệ thống rèm kép dày, rèm chống nắng tông màu trầm để làm dịu sự chói chang của ánh sáng mặt trời.
Video đang HOT
Theo www.phunutoday.vn
Ngắm "lão me" 400 năm tuổi "siêu độc" tại hội hoa xuân TP.HCM
"Lão me" nằm trong một bộ tiểu cảnh "có một không hai" với thảm cỏ xanh mát, núi đá và dòng suối chảy róc rách ngày đêm.
Tiểu cảnh này do nghệ nhân Trần Hiếu Dân (thành viên hội sinh vật cảnh TP.HCM) tạo ra với rất nhiều điểm nhấn.
Tiểu cảnh có tên là "Trường tồn", từng tham gia triển lãm 1.000 năm Thăng Long tại Hà Nội.
Ở tác phẩm này, ngoài tính nghệ thuật đạt đến đỉnh cao, nó còn độc đáo về mặt ý nghĩa. Tên gọi "Trường tồn" thể hiện sự trường tồn của dân tộc Việt Nam ta.
Qua 4 thế kỷ phơi mình trong mưa nắng, khắc nghiệt của thời tiết bốn mùa, cây vẫn sống khỏe và phát triển, ra hoa, kết trái.
"Me lão" cao khoảng 1,5m, tán cây rộng khoảng 2,5m.
Gốc me được đặt trên chậu dài, trong đó có những chi tiết độc đáo bổ trợ cho nhau.
Núi đá, dòng suối chảy róc rách ngày đêm dưới gốc me. Xung quanh là thảm cỏ xanh tươi.
Gốc cây có nhiều rễ quấn lấy nhau, tượng trưng cho nguồn gốc người Việt cũng như 54 dân tộc anh em luôn đoàn kết, một lòng.
Sự kiên cường, tính chịu đựng, cần cù của dân tộc Việt Nam được thể hiện ở vỏ cây gồ ghề, vặn vẹo, chai cứng.
Ngọn cây, cành lá sum sê, trĩu hoa, nặng quả như minh chứng cho sự trường tồn phát triển qua hàng ngàn năm, và sẽ tiếp tục phát triển hòa bình, thịnh vượng.
"Lão me" nhận được sự quan tâm của nhiều du khách khi tới hội hoa cuân TP.HCM.
Nhiều người đánh giá đây là một tác phẩm "triệu đô", nhưng trên hết là ý nghĩa vô cùng độc đáo của tác phẩm.
Thảm rêu xanh tự nhiên xung quanh gốc cây.
Những đoạn cắt lộ rõ thân cây khô cằn nhưng vẫn phát triển tươi tốt nhờ lớp vỏ.
Gốc "lão me" thể hiện rõ 3 phần khác nhau nhưng tạo chung một gốc và lên trên hòa chung thành một tán lá um tùm.
Theo Danviet
Tây Bắc thu nhỏ giống đến sững sờ giữa lòng Hà Nội Trên một diện tích nhỏ, nghệ nhân đưa người xem đến một vùng cao mờ sương, suối chảy róc rách, thác đổ ào ào... Tác phẩm "Nẻo về cội nguồn" của nghệ nhân Nguyễn Tiến (Sơn Tây, Hà Nội), đang được trưng bày tại một triển lãm sinh vật cảnh ở Hà Nội, thu hút nhiều du khách nghé thăm, chiêm ngưỡng. Trên...