Giải pháp cho Syria: Cuộc đấu Nga- Mỹ
“Nếu cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Syria không chấm dứt, khu vực này có thể rơi vào một cuộc xung đột sắc tộc hỗn loạn”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố điều này hôm thứ Bảy (22/6), khi ông kêu gọi một giải pháp chính trị khẩn cấp cho cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài hơn 2 năm và khiến 93.000 người thiệt mạng.
Vũ trang cho quân nổi dậy để tạo thế cân bằng?
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và các đối tác từ 10 quốc gia Arab và châu Âu đã nhất trí tại Hội nghị Những người bạn của Syria ở Qatar hôm 22/6, nhằm đẩy mạnh hỗ trợ quân sự và các mặt khác cho quân nổi dậy Syria. Nhưng ông Kerry không tiết lộ chi tiết của việc hỗ trợ, mà ông chỉ nói rằng hoạt động hỗ trợ sẽ tái cân bằng cuộc chiến giữa quân nổi dậy và lực lượng của Tổng thống Bashar Assad đang được trợ giúp với máy bay chiến đấu của Iran và Hezbollah.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Qatar tham dự Hội nghị Những người bạn của Syria (Ảnh AP)
Theo AP, lực lượng nổi dậy tại Syria nói rằng họ đã tiếp nhận được vũ khí mới từ các nước đồng minh, nhưng không phải là nước Mỹ – quốc gia mà họ đòi hỏi sẽ giúp họ thay đổi cán cân quyền lực. AP cũng trích dẫn rằng, các chuyên gia và các nhà hoạt động cho biết các loại vũ khí mới bao gồm tên lửa chống tăng và số lượng nhỏ tên lửa chống máy bay.
Video đang HOT
Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với các đối tác của mình về viện trợ cho quân nổi dậy Syria kể từ khi Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rằng nước này sẽ viện trợ vũ khí cho phe đối lập bất chấp lo ngại rằng các loại vũ khí có thể rơi vào tay của những kẻ cực đoan Hồi giáo ở Syria. Quyết định này được đưa ra dựa trên một đánh giá tình báo rằng lực lượng của ông Assad đã sử dụng vũ khí hóa học để chống lại quân nổi dậy.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry cho biết các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã sẵn sàng đến Geneva để gặp Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Lakhdar Brahimi và các quan chức khác trong tuần tới để thúc đẩy tiến trình chính trị.
Kết thúc cuộc họp, 11 quốc gia – Mỹ, Qatar, Saudi Arabia, UAE, Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Đức, Pháp và Ý – đã nhất trí nhất trí cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho phe đối lập Syria, nhằm giúp lực lượng này chống lại các cuộc tấn công của lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad.
Bài toán Syria- vẫn chưa có lời giải
Trong một cuộc họp báo chung tại Tehran, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi và người đồng cấp Lebanon Adnan Mansour đã chỉ trích phương Tây vì đã vũ trang và hỗ trợ phe đối lập Syria.
“Tôi bị sốc khi thấy các cường quốc phương Tây thường nói về nhân quyền, nhưng lại hành động trái ngược tại Syria, khi họ hỗ trợ những kẻ ăn thịt người ở đây để chúng có thể tiếp tục hành động tàn bạo hơn trước”, ông Salehi cho biết.
Hãng tin AP cho biết, trong thông cáo chung, các bộ trưởng bày tỏ ủng hộ một chính phủ chuyển tiếp, nhưng họ nói thêm rằng “Ông Bashar al-Assad không có vai trò trong các cơ quan chính phủ chuyển tiếp”.
Đó là một “bế tắc” giữa các nước này với Nga, một đồng minh quan trọng của ông Assad, quốc gia luôn kiên trì phản đối những lời kêu gọi đòi loại trừ ông Assad.
Nga đã làm mọi việc để đảm bảo chính phủ của ông Assad sẽ tham dự bất kỳ hội nghị hòa bình nào trong tương lai. Các nhà lãnh đạo Nga cũng cảnh báo rằng nếu Tổng thống Syria al-Assad từ nhiệm, khoảng trống quyền lực có thể dẫn đến việc phiến quân nước này sẽ liên kết với lực lượng al-Qaeda, đe dọa tình hình an ninh ở cả khu vực Trung Đông này.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G8 vừa diễn ra tại Anh, Nga và Mỹ đã nhất trí về việc tổ chức một hội nghị quốc tế về Syria tại Geneva trong thời gian tới, nhưng cho tới nay hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về cách thức chấm dứt cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.
Nga đã chỉ trích phương Tây khi các nước này dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho quân nổi dậy Syria. Nga cũng tỏ ra quan ngại khi Mỹ lên kế hoạch vũ trang cho quân nổi dậy, và cho rằng, những bằng chứng mà tình báo Mỹ đưa ra về việc lực lượng của ông Assad sử dụng vũ khí hóa học là chưa thuyết phục. Tuy cả Nga và Mỹ đều khẳng định mục tiêu là cần phải chấm dứt cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Syria, các bên liên quan ở Syria đều cần ngồi vào bàn đàm phán để quyết định vận mệnh đất nước mình, song những bất đồng giữa hai cường quốc mang tính quyết định này khó có thể hòa giải./.
Theo vietbao
Sợ mắc sai lầm, Mỹ không vội tham chiến ở Syria
Mỹ sẽ không vội tham chiến ở Syria như trước kia đã từng làm ở khu vực này, ông Denis McDonough - Chánh văn phòng Nhà Trắng hôm qua (16/6) cho hay.
"Cần phải nhận thức rất rõ về những gì thuộc về lợi ích của chúng ta và kết quả nào tốt nhất cũng như cái giá mà chúng ta sẽ phải trả khi hành động", ông McDonough cho biết trong một chương trình truyền hình của đài CBS.
"Trước đây, chúng ta đã vội vàng lao vào cuộc chiến trong khu vực này, nên giờ sẽ không tiếp tục làm điều đó ở đây", ông nói thêm, đề cập tới cuộc chiến tranh xâm lược Iraq tháng 3/2003 do Tổng thống Mỹ thời đó là George W.Bush chỉ đạo với cái cớ là Baghdad sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng dường như đó là một sai lầm.
Chính quyền Obama vẫn luôn đặt mọi lựa chọn trên bàn để giải quyết cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Syria, khi mà Mỹ hồi tuần trước vừa đưa ra kết luận cho rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học, trong đó có chấn gây hại thần kinh sarin để chống lại lực lượng nổi dậy.
Tổng thống Barack Obama gọi việc sử dụng vũ khí hóa học là "lằn ranh đỏ" có thể "châm ngòi" cho sự can thiệp sâu hơn của Mỹ vào cuộc xung đột ở Syria . Chính quyền của ông hiện cũng đang tăng cường hỗ trợ cho phenổi dậy, trong đó có viện trợ quân sự cho lực lượng này.
Syria vẫn vướng vào cuộc nội chiến đẫm máu giữa chính phủ Syria và phe nổi dậy, lực lượng muốn Tổng thống Assad phải từ bỏ quyền lực trong suốt hơn 2 năm qua mà chưa có khả năng tháo gỡ.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 13/6, Cao ủy Liên Hiệp Quốc phụ trách về nhân quyền, bà Navanethem Pillay (còn gọi là Navi Pillay) cho biết, con số người thiệt mạng trong các cuộc xung đột ở Syria tính từ khi bắt đầu vào 3/2011 tới nay đã lên tới 93.000.
Theo bà Pillay, đây chỉ là con số ước tính, còn thực tế có thể cao hơn nhiều. Mức độ bạo lực ở Syria thực sự gây shock. Kể từ tháng 7/2012, trung bình mỗi tháng có khoảng 5.000 người thiệt mạng và tính đến tháng 12/2012, các cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng đã có 27.000 người.
Các trường hợp tử vong tập trung nhiều nhất ở các khu vực như thủ đô Damascus (17.800 người), Aleppo (11.900 người) và Idlib (10.300 người). Tiếp đó là Daraa (8.600 người), Hama (6.400 người) và Deir ez-Zor (5.700 người). Trong số này có 82,6% là đàn ông, ngoài ra là hơn 1.700 trẻ em có độ tuổi dưới 10.
Theo vietbao
Mỹ điều động binh lực lớn nhất kể từ sau chiến tranh Việt Nam Để thực hiện chiến lược "tái cân bằng" ở châu Á -Thái Bình Dương, Mỹ đã quyết định điều động lực lượng lớn chưa từng có, kể từ sau chiến tranh Việt Nam sang khu vực này, đồng thời sẽ ưu tiên những loại vũ khí hải, lục, không quân thuộc loại tiên tiến nhất. Theo ý tưởng của Chính phủ Mỹ và...