Giải pháp bền vững cho nguồn tài nguyên đang bị đe dọa
Chúng ta chung sống trên Trái Đất, mái nhà ôn hòa, nuôi dưỡng và bảo vệ con người. Nhưng với việc làm cạn kiệt tài nguyên Trái Đất, khai thác quá mức đất đai và rừng cây, chúng ta không chỉ làm suy yếu khả năng đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu, mà còn tác động tiêu cực đến điều kiện sống và sinh hoạt của chính chúng ta.
Những nội dung này được Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra nhân Hội nghị lần thứ 14 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) ở New Delhi, Ấn Độ từ ngày 2-13/9, được xem là những đánh giá bao quát nhất về mối quan hệ “có qua có lại” tác động tương hỗ lẫn nhau giữa vấn đề quản lý sử dụng đất và ổn định khí hậu. Đây cũng là báo cáo chỉ rõ đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng đang bị đe dọa bởi tình trạng khai thác quá đà, sử dụng bất hợp lý.
Hồ chứa nước cạn khô do nắng nóng và hạn hán kéo dài tại Entrepenas, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên thế giới, diện tích các hoang mạc chiếm khoảng 1/3 diện tích đất liền, chỉ tính riêng 10 khu vực hoang mạc hóa lớn nhất thế giới đã lên tới 43.967 triệu km2. Hiện gần 500 triệu người sống ở các khu vực bị sa mạc hoá. Đáng báo động là diện tích đất bị suy thoái và sa mạc hóa ngày càng gia tăng do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và các hoạt động canh tác vô độ của con người. Đất đai đang trở thành nguồn tài nguyên bị đe dọa và chịu sức ép ngày càng tăng của con người.
Bản báo cáo đặc biệt “Biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, suy thoái đất, quản lý đất đai bền vững, an ninh lương thực và các dòng khí nhà kính trong các hệ sinh thái trên cạn”, được IPCC công bố trước thềm COP 14, đã làm sáng tỏ nhiều điều mà con người chưa hiểu rõ về vai trò của đất đai như một yếu tố quan trọng của khí hậu, xét cả vai trò là một nguồn phát thải khí nhà kính và cũng là giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu. Phục hồi đất, cải tạo đất và quản lý đất đai bền vững là một phần trong chiến lược chống biến đổi khí hậu mà các quốc gia cần theo đuổi, ngược lại những giải pháp thiếu cân bằng trong quản lý đất đai có thể làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời gây mất an ninh lương thực và ô nhiễm môi trường.
Tuy ít được chú ý, vai trò của đất trong cân bằng khí hậu lại rất quan trọng. Báo cáo của IPCC cho biết, đất đai vừa là nguồn tài nguyên, vừa chứa đựng khí nhà kính. Trong những điều kiện nhất định, đất có khả năng hấp thụ carbon thải vào khí quyển, bởi theo giải thích của chuyên gia về bảo vệ đất, bà Elena Havlicek: “Thảm thực vật hấp thụ CO2 trong không khí để phát triển. Khi thực vật chết, các sinh vật trong đất biến carbon này thành mùn”. Báo cáo của IPCC cũng chỉ ra rằng, “từ năm 2008 đến 2017, đất đai đã hấp thụ gần 30% tổng lượng khí thải nhà kính do con người tạo ra thông qua các quá trình địa vật lý”.
Video đang HOT
Vấn đề là con người đang khai thác tài nguyên đất đai một cách thiếu bền vững. Các chuyên gia ước tính rằng, khoảng 1/4 đất đai không bị băng giá bao phủ đang bị khai thác quá mức. Đặc biệt, nông nghiệp thâm canh là nguồn gốc của vấn đề. Ước tính việc sử dụng phân khoáng và cày sâu đã dẫn đến giảm lượng chất hữu cơ trong đất ở mức từ 60 đến 70% trên toàn cầu.
Mặt khác, nhiều loại đất đã bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên của Trái Đất, do hạn hán gia tăng… Chuyên gia về khí hậu người Pháp Valérie Masson-Delmotte tại IPCC khẳng định sự gia tăng nhiệt độ 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh lương thực toàn cầu. Đất đai khô cằn và những khu vực bị sa mạc hoá cũng dễ bị tổn thương hơn đối với biến đổi khí hậu và các sự kiện cực đoan như hạn hán, sóng nhiệt và bão cát.
Đất đai bị suy thoái sẽ trở nên cằn cỗi, gây khó khăn cho trồng trọt và làm giảm khả năng hấp thụ carbon của đất. Điều này làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, trong khi biến đổi khí hậu lại làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái của đất theo nhiều cách khác nhau. Chuyên gia Rattan Lal thuộc trường Đại học bang Ohio (Mỹ) cho biết, đất canh tác trên thế giới đã bị mất đi 50 – 70% khả năng dự trữ carbon ban đầu do những tác động như vậy. Các chuyên gia cảnh báo rằng cách thức con người sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên đất đai đang làm biến đổi khí hậu tồi tệ hơn.
Để bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai quý giá này, báo cáo của IPCC khuyến nghị sử dụng các kỹ thuật canh tác thân thiện với đất, như hạn chế sử dụng máy cày, che phủ đất liên tục để chống xói mòn, áp dụng các tập quán nông nghiệp phục hồi như phủ xanh đất quanh năm hay nông – lâm kết hợp, phục hồi những diện tích đất bị thoái hóa, xuống cấp, trồng rừng…
Đây được coi là biện pháp cải thiện chất lượng đất, giúp đất đai giữ được khả năng sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực khi dân số tăng và khi các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với cây trồng tăng lên, đồng thời giúp đất đai khôi phục chức năng là bể chứa carbon, góp phần hiệu quả vào cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Theo tính toán của chuyên gia Rattan Lal, mỗi năm, loài người có thể lưu trữ được thêm từ 1 – 3 tỷ tấn carbon, tương đương khoảng 3,5 – 11 tỷ tấn khí thải CO2 nếu sớm bắt tay phục hồi những vùng đất đã bị hoang hóa hoặc xuống cấp.
Theo IPCC, nỗ lực hạn chế sự nóng lên của Trái Đất và nuôi sống một lượng lớn dân số đang bùng nổ có thể bị hủy hoại nếu con người không nhanh chóng thay đổi cách thức sử dụng đất. Giáo sư Dave Reay thuộc Đại học Edinburgh (Anh) đã ví thực trạng hiện nay như “một cơn bão” khi đất đai hạn chế và bị suy thoái, còn dân số bùng nổ và tất cả các yếu tố này đang bị “chiếc chăn” biến đổi khí hậu bao bọc làm cho ngột ngạt.
Trong bối cảnh dân số toàn cầu có thể lên tới 10 tỷ người vào giữa thế kỷ này, cách thức quản lý đất đai của chính phủ, ngành công nghiệp và nông dân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hay thúc đẩy tình trạng biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, UNCCD coi quản lý đất bền vững là nhiệm vụ của cả thế giới, với mục tiêu tái tạo sức sản xuất cho hơn 2 tỷ hecta đất suy thoái và cải thiện môi trường sống cho hơn 1,3 triệu người trên thế giới.
Theo Hoàng Hoa (P/v TTXVN tại Geneva)
Ấn Độ kêu gọi không đe dọa hay sử dụng vũ lực trên Biển Đông
Ấn Độ bày tỏ mối quan tâm sâu sắc đối với hòa bình và ổn định ở khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hành động ngang ngược trên Biển Đông.
"Biển Đông là một phần của lợi ích chung toàn cầu. Ấn Độ có những lợi ích liên quan tới hòa bình và ổn định tại khu vực" , người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar nhấn mạnh trong buổi họp báo hôm 29/8.
Ông Kumar khẳng định Ấn Độ kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải và đường biển, các hoạt động giao thương hợp pháp không bị cản trở trong vùng biển quốc tế theo luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
"Ấn Độ tin rằng bất cứ bất đồng nào trên Biển Đông cũng cần được giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng các quy trình pháp lý và ngoại giao, không dùng tới đe dọa hoặc sử dụng vũ lực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar. (Ảnh: Iindia Express)
Tuyên bố mới đây của ông Kumar được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế những ngày qua liên tục đưa ra các chỉ trích đối với động thái điều nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của Trung Quốc.
Trước các hành vi ngang ngược của Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa tới hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như khu vực.
Bà Hằng khẳng định đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam được xác định theo đúng quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, cho biết thêm rằng các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đang tiếp tục thực thi và bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật phát quốc tế và pháp luật của Việt Nam.
"Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Một lần nữa, chúng tôi đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, an ninh trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển 1982", người phát ngôn cho biết trong cuộc họp báo hôm 22/8.
(Nguồn: Hindustan Times)
SONG HY
Theo VTC
Tổng thống Philippines thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc Tổng thống Duterte cho biết, bất cứ hoạt động thăm dò nào của nước ngoài trong EEZ của Philippines phải tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Tờ Philstar ngày 23/8 cho biết, Tổng thống Philippines Duterte vừa quyết định cắt ngắn chuyến thăm Trung Quốc vào tuần tới xuống chỉ còn 4 ngày thay vì 8 ngày như kế...