Giải pháp bảo toàn sinh lực cho hạm đội của Việt Nam
Phần lớn tàu chiến của Hải quân Việt Nam đều có khả năng thực hiện phòng không trên hạm tầm thấp, tiến đến phòng không trên hạm tầm trung là giải pháp mang tính khả thi và hiệu quả nhất.
2 tàu hộ tống tên lửa hiện đại nhất Hải quân Việt Nam chỉ có thể đảm đương nhiệm vụ phòng không cho chính bản thân mỗi tàu chứ chưa đảm đương được nhiệm vụ phòng không cấp biên đội tàu.
Phòng không trên hạm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đội hình chiến đấu trước các cuộc tấn công bằng đường không của đối phương. Trong khi đó, phòng không trên hạm chính là lĩnh vực mà Hải quân Việt Nam vẫn bị đánh giá là yếu dù loại tàu hộ tống tên lửa hiện đại nhất của Việt Nam là HQ-011 và HQ-012 được trang bị hệ thống phòng không Palma hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Palma là hệ thống phòng không tầm thấp chỉ có khả năng cung cấp bảo vệ cho chính bản thân tàu chiến mang nó chứ không có khả năng đảm bảo phòng không cấp biên đội tàu. Đã có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên nhập khẩu hệ thống phòng không trên hạm S-300F để tăng cường khả năng phòng không cấp hạm đội cho Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, việc đầu tư S-300F trong bối cảnh hiện tại là khó khăn.
Trước hết cần lưu ý rằng, S-300F là loại tên lửa hải đối không tầm xa kích thước lớn. Mặt khác các ống phóng được bố trí trên tàu chiến ở dạng ổ quay đòi hỏi không gian bên trong tàu đủ lớn để có thể chứa ống phóng và các thiết bị liên quan.
Vị trí của hệ thống phòng không tầm thấp Palma hoàn toàn có thể thay thế bằng hệ thống phòng không tầm trung trên hạm Redut.
Hệ thống S-300F chỉ phù hợp với các tàu chiến có lượng giãn nước từ 7.000 tấn trở lên. Trong biên chế Hải quân Nga, S-300F đang được sử dụng cho tuần dương hạm lớp Kirov và Slava đều là những tàu chiến có lượng giãn nước trên 10.000 tấn.
Video đang HOT
Nếu nhập khẩu S-300F thì không có một tàu chiến nào của Hải quân Việt Nam có khả năng trang bị nó trừ phi nhập khẩu thêm một tàu khu trục hạng nặng khác.
Với điều kiện ngân sách quốc phòng và chiến lược quốc phòng hiện tại thì việc đầu tư mua sắm các tàu khu trục hạng nặng là một giải pháp không khả thi cả về mặt ngân sách và hiệu quả hoạt động.
Vậy đâu là giải pháp cho phòng không trên hạm Việt Nam? Hiện tại, Nga đã phát triển thành công hệ thống phòng không trên hạm tầm trung Redut trang bị cho tàu hộ tống Đề án 20.380 và tàu khu trục nhỏ Đề án 22.350.
Redut là biến thể dùng trên hạm của hệ thống phòng không Vityaz vừa được Nga giới thiệu cách đây không lâu. Hệ thống được bố trí với 12 cụm phóng thẳng đứng VLS với 4 đạn tên lửa/cụm cơ số 48 tên lửa dùng cho tàu hộ tống Đề án 20.380, 32 cụm phóng cơ số 128 đạn tên lửa cho tàu khu trục nhỏ Đề án 22.350.
Cận cảnh hệ thống phòng không tầm trung trên hạm Redut trên tàu hộ tống Đề án 20.380 của Hải quân Nga. Tàu hộ tống này có lượng giãn nước tương đương với Gepard-3.9 của Việt Nam.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa 9M96, 9M96E hoặc 9M96E2 tầm bắn từ 40-120 km tùy biến thể. Loại đạn tên lửa này đang sử dụng cho hệ thống phòng không cho hệ thống phòng không tầm xa S-400. Một lợi thế khi nhập khẩu hệ thống phòng không trên hạm Redut được sử dụng cho tàu hộ tống Đề án 20.380 có lượng giãn nước tương đương với tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam.
Hệ thống phòng không Redut hoàn toàn có thể trang bị cho tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam. Vị trí phù hợp nhất để đặt hệ thống Redut chính là vị trí của hệ thống phòng không Palma hiện nay.
Chiếc đầu tiên Steregushchiy của Đề án 20.380 sử dụng hệ thống phòng không Kashtan-M với cách bố trí tương tự như trên tàu hộ tống Gepard-3.9 của Việt Nam. Tuy nhiên, từ chiếc thứ 2 Soobrazitelnyy vị trí của Kashtan-M đã được thay thế bằng hệ thống Redut.
Như vậy Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến giải pháp trang bị hệ thống Redut cho 2 chiếc tàu Gepard-3.9 đang được đóng mới tại Nga. Nếu 2 chiếc Geprad-3.9 đang được đóng được trang bị hệ thống phòng không trên hạm Redut thì sức mạnh củaHải quân Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều.
4 tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 với 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Palma cùng 2 chiếc được trang bị hệ thống phòng không tầm trung Redutsẽ mang lại khả năng phòng không trên hạm hiệu quả ở cấp biên đội tàu.
Một tàu Gepard-3.9 trang bị hệ thống phòng không tầm trung triển khai hoạt động xen kẻ với 1 tàu Gepard-3.9 trang bị hệ thống phòng không tầm thấp Palma cùng với tàu tên lửa cao tốc Molniya, Tarantul tạo nên đội hình biên đội tàu với sức mạnh tấn công và phòng thủ toàn diện.
Theo vietbao
Pháp chủ trương không dùng vũ lực để giải quyết xung đột Biển Đông
Tại buổi gặp mặt báo chí nhân sự kiện hai chiến hạm Tonnerre và Georges Leygues đến Việt Nam, chiều 18/6, đại sứ Pháp Jean Noel Poirier khẳng định Pháp là cường quốc tại khu vực Thái Bình Dương và luôn ủng hộ thương lượng hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế đối với tình hình an ninh biển Đông.
Đại sứ Pháp cùng lãnh đạo hai chiến hạm tại buổi gặp gỡ báo chí
Trước đó, sáng cùng ngày, hai chiến hạm của Hải quân Pháp đã cùng lúc cập cảng tại miền Nam Việt Nam sau hải trình dài 17.000 hải lý từ chính quốc qua quần đảo Sicile, Ấn Độ Dương, Bắc Madagascar, quay ngược lại vùng vịnh Persia.
Do tải trọng lớn, tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre do đại tá Jean-Franois Quérat làm thuyền trưởng cập cảng kỹ thuật tại Vũng Tàu thay vì TP.HCM. Song song đó, tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues do trung tá Romuald Bomont chỉ huy đã đến cảng Sài Gòn để thực hiện chuyến thăm xã giao tới TP.HCM, từ ngày 18 đến 21/6.
Cách đây không lâu, một chiến hạm khác của hải quân Pháp là tàu tuần tra L'Adroit đã ghé thăm TP.Hải Phòng.
Các chuyến cập cảng này nằm trong khuôn khổ chương trình huấn luyện tác chiến của khóa huấn luyện thực hành Jeanne d'Arc 2013. Khóa huấn luyện thực hành này kéo dài từ tháng 3/2013 đến tháng 7/2014 với hải trình băng qua Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, khu vực Biển Đông.
Tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues của Hải quân Pháp
Tại buổi họp báo, ngài Đại sứ Pháp cho biết chuyến đi diễn ra trong bối cảnh năm 2013 là mốc đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, qua đó thắt chặt tình hữu nghị song phương, củng cố quan hệ quốc phòng giữa Pháp và Việt Nam. Pháp còn là nước phương Tây đầu tiên bình thường hóa quan hệ quốc phòng với Việt Nam vào năm 1997.
Ông Jean Noel Poirier nhấn mạnh sự hợp tác giữa hai nước sẽ được tăng cường, không chỉ trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa mà còn cả quốc phòng, đặc biệt là an ninh hàng hải.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam về lập trường của Pháp trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông trong thời gian gần đây, Đại sứ Pháp tại Việt Nam khẳng định Pháp luôn chủ trương ủng hộ các biện pháp giải quyết bằng thương lượng hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, không dùng sức mạnh quân sự.
Ông cũng chia sẻ thêm, vào tháng 11 sắp tới, Thủ tướng Pháp Francois Hollande sẽ đến thăm Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Phát biểu thêm tại cuộc gặp, trung tá Romuald Bomont nhấn mạnh việc Pháp là cường quốc Thái Bình Dương thông qua sự hiện diện thường xuyên của lực lượng hải quân Pháp tại khu vực này.
Tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre là tàu hải quân lớn thứ hai của Pháp. Được vinh danh là "chiến hạm ưu tú", Tonnerre có khả năng đáp ứng cùng lúc chức năng của tàu sân bay trực thăng (hàng không mẫu hạm), tàu đổ bộ và tàu chỉ huy. Trên tàu còn có một bệnh viện rộng 800 mét vuông với hai phòng mổ và một phòng nha khoa hiện đại, một trường huấn luyện dành cho học viên hải quân. Tàu hộ tống chống ngầm Georges Leygues có trọng lượng nước rẽ 4.500 tấn, dài 139 mét, rộng 14 mét, lượng nước xả 5,7 mét, gồm hai động cơ diesel và hai tua-bin gas 52.000 mã lực, vận tốc tối đa đạt 30 hải lý/giờ. Trên tàu hiện có 194 nhân sự với 18 sĩ quan hải quân, 120 hạ sĩ quan, 66 thủy thủ chính thức lẫn tập sự.
Theo vietbao
Hai tàu hải quân "ưu tú" của Pháp đến Việt Nam Hai chiến hạm hàng đầu của Hải quân quốc gia Pháp sẽ có chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 18 đến 21/6 tới. Tàu chỉ huy và đổ bộ BPC Tonnerre Là chiến hạm ưu tú của Hải quân quốc gia Pháp, tàu chỉ huy và đổ bộ BPC Tonnerre sẽ không thể cập cảng Thành phố Hồ Chí Minh được do...