Giải pháp bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống ngân hàng
Trong thời gian qua, chung quanh câu chuyện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mua ba ngân hàng yếu kém là Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB), Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) và Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank), có khá nhiều ý kiến băn khoăn về việc có căn cứ pháp lý không? NHNN sẽ làm gì với ba ngân hàng trên, có sử dụng ngân sách nhà nước không?
Căn cứ pháp lý
Theo TS Lê Xuân Nghĩa – nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, biện pháp mua ngân hàng 0 đồng là phù hợp các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Không chỉ vậy, đó còn là giải pháp sáng tạo của NHNN trong giai đoạn hiện nay vì không để đổ vỡ, bảo đảm an toàn hệ thống, an ninh tiền tệ cũng như an ninh kinh tế. Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch Công ty Luật Basico cũng cho rằng, mua ngân hàng 0 đồng là hoàn toàn có căn cứ pháp lý.
Theo đó, Điều 149 Luật NHNN đã quy định NHNN có thẩm quyền trực tiếp hoặc chỉ định tổ chức tín dụng (TCTD) khác góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt nếu: TCTD được kiểm soát đặc biệt không thực hiện tăng vốn, xây dựng, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu; NHNN xác định số lỗ lũy kế của TCTD đã vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt. Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 1-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn chi tiết các nội dung liên quan góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt. Ngoài ra, tại Quyết định số 254/QĐ-TTg và 255/QĐ-TTg ngày 1-3-2012 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ chủ trương, quan điểm và các biện pháp xử lý TCTD yếu kém.
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành và nguyên tắc mua lại cổ phần bắt buộc của TCTD, NHNN đã thực hiện việc mua cổ phần của ba ngân hàng nói trên theo giá trị thực, hợp lý của cổ phần. Về nguyên tắc, việc mua, bán, chuyển nhượng tài sản phải có giá cả và giá cả phải phù hợp giá trị. Tài sản không có giá trị thì giá cả bằng 0 đồng. Do cổ phần của ba ngân hàng trên đã mất hết giá trị (vốn chủ sở hữu của các ngân hàng này âm), vì vậy NHNN chỉ mua lại với giá 0 đồng/cổ phần. Khi đó, quyền lợi của cổ đông tại ngân hàng đó cần phải chấm dứt, song các nghĩa vụ, trách nhiệm, nhất là trong quan hệ vay mượn với ngân hàng vẫn phải tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
Với quy trình xử lý chặt chẽ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, không có sự áp đặt chủ quan, duy ý chí của Nhà nước trong việc xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thực của vốn điều lệ và quỹ dự trữ cũng như giá trị cổ phần của ngân hàng yếu kém cần phải can thiệp bắt buộc.
Video đang HOT
Cũng theo các chuyên gia, việc NHNN mua lại cổ phần bắt buộc của các ngân hàng thương mại (NHTM) yếu kém nhằm bảo đảm sự an toàn, ổn định, trật tự của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính; bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền; bảo đảm quá trình cơ cấu lại ngân hàng yếu kém không ảnh hưởng an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Về chủ trương, Bộ Chính trị và Chính phủ cũng thống nhất quan điểm trong giai đoạn hiện nay, chưa áp dụng phá sản TCTD theo quy định của Luật Phá sản để bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Do đó, việc NHNN mua lại bắt buộc đối với các NHTM yếu kém là giải pháp cuối cùng, khi không còn giải pháp xử lý khác khả thi hơn để đạt được mục tiêu nói trên.
Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì với các ngân hàng 0 đồng?
Sau khi NHNN mua lại NHTM yếu kém và chuyển đổi mô hình sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do NHNN là chủ sở hữu, NHNN chỉ định NHTMNN tham gia quản trị, điều hành và thực hiện phương án cơ cấu lại được duyệt. Đối với ba NHTM vừa được NHNN mua lại, NHNN chỉ định Vietcombank quản trị, điều hành VNCB và VietinBank quản trị, điều hành OceanBank và GPBank.
Kể từ khi NHNN chính thức tiếp quản VNCB, OceanBank và GPBank, NHNN không phải cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi; hoạt động của ba ngân hàng này đã ổn định và cải thiện hơn: nợ xấu, tài sản không sinh lời bước đầu được xử lý và thu hồi; tiền gửi mới được gia tăng; quản trị điều hành được nâng cao. Được biết, NHNN đang chỉ đạo các NHTMNN triển khai các phương án tái cơ cấu với hai nhiệm vụ trọng tâm là xử lý nợ xấu, thu hồi tài sản không sinh lời và tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng an toàn, lành mạnh.
Sau khi những khó khăn, yếu kém được khắc phục một bước quan trọng và hoạt động của ngân hàng được NHNN mua lại về cơ bản ổn định và trở lại bình thường, giá trị doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu của ngân hàng được mua lại gia tăng, NHNN sẽ tiến hành thoái vốn thông qua sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác, cổ phần hóa hoặc bán cho nhà đầu tư tiềm năng…
Ngân hàng Nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước không?
Theo lý giải của TS Lê Xuân Nghĩa, việc NHNN mua ngân hàng 0 đồng tức là NHNN không phải bỏ tiền ra mua ngân hàng. Theo quy định của pháp luật, các khoản cho vay đặc biệt của NHNN đối với ngân hàng được mua lại đến nay được ưu tiên hoàn trả trước so với các khoản nợ khác của ngân hàng; các khoản vay tái cấp vốn (nếu có) phải được bảo đảm bằng tài sản. Do đó, về thiệt hại kinh tế đối với NHNN là hầu như không có.
Các quan hệ kinh tế, tài chính giữa VietinBank, Vietcombank với ba ngân hàng VNCB, OceanBank và GPBank là quan hệ dân sự bình thường giữa hai pháp nhân độc lập và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. VietinBank, Vietcombank không phải gánh chịu các chi phí, tổn thất và không phải cấp vốn đối với ba ngân hàng được mua lại, ngoài việc cử người tham gia quản trị, điều hành tại ngân hàng mua lại; hỗ trợ về cơ hội kinh doanh, khách hàng. Các khoản hỗ trợ vốn của NHNN cho ngân hàng được mua lại là quan hệ tín dụng và ngân hàng mua lại có nghĩa vụ trả nợ NHNN theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, biện pháp mua lại NHTMCP yếu kém được NHNN phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; không sử dụng tiền của ngân sách nhà nước; không gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước, NHNN và các NHTMNN được chỉ định tham gia quản trị, điều hành. Việc mua lại và tiếp quản các NHTMCP yếu kém trong thời gian qua đã góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ và củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng và các chủ trương, biện pháp cơ cấu lại các TCTD.
Theo_Báo Nhân Dân
Sư đoàn Không quân 370 luôn sẵn sàng chiến đấu cao
Sư đoàn Không quân 370 được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại Su30MK, Su30MK2, Su22M4 luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
40 năm qua, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Những năm gần đây, sư đoàn đã tập trung mọi nguồn lực, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, nhất là huấn luyện bay, chuyển loại, đào tạo phi công, tổ bay, bảo đảm an toàn bay và sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Sư đoàn Không quân 370 đóng quân phân tán trên phạm vi rộng, được giao nhiều nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ huấn luyện luôn đa dạng, phức tạp, huấn luyện trên nhiều chủng loại máy bay và cho các đối tượng khác nhau. Những năm qua, sư đoàn đã quán triệt, thực hiện công tác huấn luyện đúng phương châm, tư tưởng chỉ đạo trong từng năm, từng giai đoạn của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ; vận dụng tốt 3 quan điểm, 8 nguyên tắc, 6 mối kết hợp trong huấn luyện; huấn luyện cơ bản, sát thực tế chiến đấu, sát với tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT), phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của sư đoàn và cách đánh của bộ đội PK-KQ. Sư đoàn chú trọng bồi dưỡng kiến thức toàn diện cả về chính trị, quân sự và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ, phi công, tổ bay, nhân viên kỹ thuật và không ngừng nghiên cứu, đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện.
Máy bay Su-30MK2 của Sư đoàn 370.
Đặc biệt, sư đoàn tập trung huấn luyện các nội dung chuyên sâu, nâng cao trình độ kỹ thuật lái, dẫn đường; huấn luyện ứng dụng chiến đấu ngày, đêm trên đất liền, trên biển, sử dụng các loại VKTBKT, khí tài trên máy bay cho phi công và tổ bay. Các đơn vị chú trọng huấn luyện thực hành những đề mục khó, phức tạp hơn như: Bay đêm, bay trong điều kiện khí tượng phức tạp, ưu tiên huấn luyện lực lượng phi công mũi nhọn, phi công trẻ... Sư đoàn cũng tăng cường huấn luyện các biện pháp tác chiến với máy bay lạ, sẵn sàng đối phó với vũ khí công nghệ cao. Trước mỗi chuyến bay, ban bay, sư đoàn đều chỉ đạo các trung đoàn bay tăng cường công tác kiểm tra việc chuẩn bị, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, động viên tinh thần các bộ phận, chăm sóc sức khỏe phi công, tạo điều kiện thuận lợi để ban bay thực hiện theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Sư đoàn Không quân 370 có đặc thù vừa là đơn vị huấn luyện, SSCĐ, đồng thời là trung tâm nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện chuyển loại các máy bay thế hệ mới cho cán bộ, phi công, nhân viên kỹ thuật hàng không, xây dựng nguồn nhân lực cho quân chủng. Hiện nay, sư đoàn là đơn vị đi đầu trong quân chủng về nghiên cứu, tổ chức huấn luyện các khoa mục mới như: Bay biển, bay biển xa, biển đêm, bay một chiếc, bay ứng dụng các khoa mục chiến đấu; bay cất cánh, hạ cánh trên Nhà giàn DK-1 và hạ cánh trên tàu LST, bay treo cấp cứu người trên biển, bay treo nhà cao tầng... Sư đoàn cũng tổ chức bay bắn, ném bom trên đất, trên biển, bắn kiểm tra các loại vũ khí hiện đại đạt kết quả cao. Riêng giai đoạn 2011-2015, sư đoàn đã tổ chức nhiều ban bay huấn luyện, trong đó có hàng trăm ban bay huấn luyện đêm. Hằng năm, sư đoàn luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch huấn luyện từ 102% trở lên. Sư đoàn đã tổ chức huấn luyện chuyển loại cho hơn 260 lượt phi công, học viên bay của sư đoàn, các đơn vị bạn, cũng như học viên của nước bạn Lào và Cam-pu-chia. Kết quả huấn luyện hằng năm đạt 100% khá, giỏi, trong đó có 85-90% giỏi. Điển hình là các trung đoàn không quân: 917, 935 và 937. Gần đây, sư đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động bay trinh sát, tuần tiễu trên đất liền, trên biển; sử dụng máy bay trực thăng bay thông báo bão, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn; bay cấp cứu tìm kiếm, cứu nạn ở khu vực biển, đảo... nên trình độ của phi công, khả năng cơ động của sư đoàn không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong hoạt động bay, công tác bảo đảm an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Sư đoàn yêu cầu phi công và các lực lượng bảo đảm phải nắm vững Điều lệ bay, các điều lệ, quy định của từng ngành; chấp hành nghiêm Quy chế về an toàn bay, duy trì chặt chẽ công tác chuẩn bị, hiệp đồng giữa các bộ phận; nâng cao hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong 3 giai đoạn bay, khắc phục những biểu hiện chủ quan, đơn giản cũng như tâm lý nôn nóng muốn chạy theo tiến độ và chỉ tiêu giờ bay của một số phi công...
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, Sư đoàn Không quân 370 xác định nỗ lực phấn đấu cao độ, trên cơ sở tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 765/NQ-QUTW của Quân ủy Trung ương, các chỉ thị, mệnh lệnh huấn luyện chiến đấu hằng năm của quân chủng; nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động của Đảng ủy sư đoàn về tăng cường lãnh đạo công tác huấn luyện, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn bay và bảo đảm an toàn bay giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo. Sư đoàn duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ trực SSCĐ, bảo đảm khi có lệnh là cất cánh làm nhiệm vụ được ngay, không để bị động bất ngờ, lỡ thời cơ; đồng thời tăng cường huấn luyện hiệp đồng chiến đấu với các quân khu, quân đoàn, binh chủng và Quân chủng Hải quân. Toàn sư đoàn nỗ lực phấn đấu xây dựng đơn vị vững vàng là "lá chắn thép" trên bầu trời phương Nam, xứng đáng với truyền thống đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân và sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân
Theo báo Quân đội Nhân dân
Theo_Kiến Thức
Mua ngân hàng 0 đồng để chấm dứt trò mặc cả Ngân hàng Nhà nước cần phải ra tay mua lại ngân hàng yếu kém, chấm dứt những trò mặc cả, chây ì, coi thường quá trình phục hồi kinh tế của đất nước. Hệ thống văn bản pháp luật hiện nay của Việt Nam chưa có quy định nào đề cập đến việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại ngân hàng thương...