Giải oan vụ án đá vào chân một cái bị kết tội giết người
Năm 2014, bị cáo Nguyễn Đình Yên vì một cú đá vào nạn nhân (tên trộm) bị tòa tuyên án bảy năm tù vì tội “giết người”. Bản án tòa tuyên có dấu hiệu oan sai, gây xôn xao dư luận.
Ngày 12-1, trong phiên tòa phúc thẩm vụ án giết người trong lúc bắt trộm xảy ra tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội xảy ra năm 2012, TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên bố bị cáo Nguyễn Đình Yên không phạm tội giết người. Cả bị cáo và gia đình mừng rơi nước mắt, các luật sư cũng thấy sống mũi mình cay cay. Phiên tòa phúc thẩm sau nhiều lần trì hoãn đến ngày 12-1 đã khép lại với một kết quả hợp tình, hợp lý.
Một cú đá… bảy năm tù
Nguyễn Đình Yên (áo trắng) trong phiên tòa sơ thẩm
Theo cáo trạng của VKSND thành phố Hà Nội, ngày 4-11-2012, Nguyễn Văn Tuấn và hai đối tượng khác trộm cắp xe máy ở thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Phát hiện vụ việc, nhiều người dân địa phương tham gia đuổi bắt, trong đó có Lưu Văn Long, Nguyễn Văn Nhâm và Yên.
Sau khoảng một giờ tìm kiếm, Long phát hiện Tuấn trốn trên đồi chè nên hô to: “Bắt được trộm rồi”. Sau đó Nhâm chặn đầu, dùng thanh gỗ đánh vào đầu và vai Tuấn, Long xông tới đá vào người Tuấn. Tuấn vùng chạy thì bị Nhâm đánh tiếp hai cái vào đầu. Lát sau, anh Phạm Văn An cùng một phó trưởng công an xã chạy đến thấy Tuấn bị thương ngồi ở luống chè nên bắt giữ. Khi dẫn giải Tuấn đi được khoảng 15-20 m, bất ngờ Yên từ đâu chạy đến dùng chân đá vào ống chân Tuấn một cái.
Hôm sau, Tuấn tử vong. Kết luận giám định cho biết nguyên nhân chết là dập não, tụ máu dưới màng cứng, tụt hạnh nhân tiểu não do chấn thương. Với hành vi trên, cơ quan tố tụng cho rằng đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên ra quyết định truy tố Nhâm tội danh giết người, Long và Yên bị truy tố là đồng phạm giết người theo Điều 93 BLHS.
Năm 2014, TAND TP Hà Nội xét xử, nhận định không đủ cơ sở tuyên bị cáo Yên tội giết người nên đã quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung. 4 tháng sau, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử và tuyên bố cả ba bị cáo phạm tội giết người, tuyên phạt Nhâm 12 năm tù; Long 11 năm tù và Yên bảy năm tù.
Giải oan cú đá
Tại tòa án cấp phúc thẩm, luật sư Đặng Văn Cường, luật sư Huỳnh Mỹ Long và luật sư Nguyễn Công Thành cùng thuộc Văn phòng luật sư Chính Pháp – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bào chữa cho bị cáo Yên; luật sư Nguyễn Trung Thành, thuộc Công ty luật Hòa Lợi – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bào chữa cho bị cáo Long.
Luật sư Đặng Văn Cường, luật sư Huỳnh Mỹ Long và luật sư Nguyễn Công Thành trong phiên tòa phúc thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm ngày 12-1 nóng lên ngay từ phần xét hỏi. Các bị cáo một mực kêu oan, cho rằng mình không có mục đích giết trộm, việc bắt trộm là cả làng tham gia.
Video đang HOT
Đáng chú ý là phần xét xử bị cáo Yên đã làm rõ tình tiết quan trọng là Yên không bàn bạc, xúi giục, giúp sức Long và Nhâm đánh Tuấn. Thời điểm Nhâm và Long khống chế, đánh và bắt được Tuấn thì Yên không chứng kiến, không tham gia. Yên chỉ có hành vi là đá một cái vào chân Tuấn.
Phiên tòa phúc thẩm vừa diễn ra vào 12-1
Hành vi của Yên không thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm với Long và Nhâm về tội giết người, cũng không gây ra thương tích cho Tuấn theo kết luận giám định pháp y,nên cũng không thể xử lý Yên về tội cố ý gây thương tích. Do đó, các luật sư cho rằng tội danh giết người với Yên như tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên là không đúng pháp luật. Đại diện VKS đề nghị xét xử bị cáo Yên về tội danh gây rối trật tự công cộng.
Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên giảm hình phạt cho bị cáo Long từ 11 năm tù xuống còn bảy năm tù về tội giết người; bị cáo Yên không phạm tội giết người mà phạm tội gây rối trật tự công cộng, chịu mức án 18 tháng tù. Tuy nhiên, bị cáo Yên được hưởng án treo, trừ vào thời gian tạm giam.
Phiên tòa kết thúc, Nguyễn Đình Yên trở về trong vòng tay và những giọt nước mắt hạnh phúc của người thân. Niềm vui giải được nỗi oan đã đến trong những ngày cuối năm.
Theo Nguyễn Trà (Pháp Luật TPHCM)
Kịch tính vụ án "cái đá chân mang tội giết người"
Trải qua cuộc tranh luận kịch tính tại phiên tòa, vụ án "cái đá chân mang tội giết người" đã có cái kết thay đổi khá "chóng mặt".
Một bị cáo đã được giải cái án "giết người" và giảm hình phạt từ 7 năm tù giam xuống 18 tháng tù cho hưởng án treo.
Đó là vụ án giết người trong lúc bắt trộm xảy ra tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào năm 2012. Bị cáo gồm Nguyễn Văn Nhâm, Lưu Văn Long và Nguyễn Đình Yên, người bị hại là anh Nguyễn Văn Tuấn (đã chết).
Cấp sơ thẩm tuyên 3 "thanh niên làng" tội giết người với các mức hình phạt lần lượt như sau: bi cao Nguyên Văn Nhâm 12 năm tu giam, bi cao Lưu Văn Long 11 năm tu giam, bi cao Nguyên Đinh Yên 7 năm tu giam.
Trước đó, tòa án cấp cao cũng đã có hai lần hoãn xét xử để làm rõ thêm nhiều tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án này. Hôm qua (12/1/2016), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm xét kháng cáo của 2 bị cáo Lưu Văn Long và Nguyễn Đình Yên.
Quang cảnh phiên tòa phúc thẩm vụ án "cái đá chân mang tội giết người".
Theo cáo trạng tại phiên sơ thẩm của VKSND thành phố Hà Nội, nội dung vụ án được diễn giải như sau, trưa ngay 4/11/2012, Nguyên Văn Tuân, Nguyên Văn Nguyên (xa Phu Ninh, huyên Soc Sơn) va Nguyên Văn Quynh (xa Hông Ky, huyên Soc Sơn) khi đi đên thôn Đô Lương, xa Băc Sơn, huyên Soc Sơn thi phat hiên môt chiêc xe may Dream II dưng ơ trươc sân Nha văn hoa thôn Đô Lương nên ban nhau tim cach pha khoa, lây trôm.
Phat hiên co ke trôm, chu xe đa tri hô moi ngươi đuôi theo băt trôm. Lưu Văn Long (SN 1979) cung môt sô thanh niên khac trong thôn đang ngôi uông nươc gân đo chay ra đuôi băt nhưng vi trôm bo chay băng xe may nên không đuôi kip.
Thây vây Long goi điên bao cho Nguyên Đinh Yên (SN 1981), luc bây giơ đang ngôi ơ quan căt toc canh nha biêt hương trôm chay đê ra chăn đon.
Nguyên Văn Nhâm (SN 1992) đang ngôi chơi cung vơi Yên nghe thây vây liên vôi va chay đên nga 3 thôn Đô Lương đê chăn đon trôm. Sau khi bi chăn đon đâu tai nga 3 thôn Đô Lương, cac đôi tương trôm căp đa bo xe may lai bo chay.
Do không quen đương nên khi bi đuôi đên khu vưc nui Gôc Thông (thôn Đô Lương, xa Băc Sơn), 3 đôi tương Tuân, Nguyên, Quynh bo xe may lai chân đôi rôi môi ngươi môt hương chay lên đôi che lân trôn.
Khoang 15h30 cung ngay, Long phat hiên ra nơi Tuân ân nau liên tri hô moi ngươi đuôi băt. Thây vây, Nhâm liên nhăt ơ bên đương môt thanh gô (dai 80cm, rông 5cm va day 2cm) chay đon đâu Tuân rôi dung thanh gô vut manh 1 cai vao măt lam Tuân nga xuông.
Sau khi Tuân vung dây va xô nga Nhâm vơi y đinh bo trôn, Nhâm đa tiêp tuc vut thêm 2 cai nưa vao đâu Tuân. Long dung tay chân đanh Tuân 2-3 cai vao vai va lưng.
Nghe tin, môt sô thanh niên trong thôn băt đươc trôm xe may, anh Pham Văn An cung môt Pho trương Công an xa vôi va chay đên. Thây Tuân đang ngôi ôm đâu ơ ven luông che, liên keo Tuân dây va dân giai vê tru sơ Nha văn hoa. Bât ngơ luc nay, Yên tư đâu chay đên va dung chân đa vao ông chân anh Tuân môt cai.
Hai đôi tương trôm xe may con lai la Nguyên va Quynh khi chay vao nha dân đê trôn thi bi moi ngươi băt đươc va dân giai ra Nha văn hoa đê ban giao cho cơ quan công an. Phat hiên thây ba tên trôm đêu bi thương nên công an đa đưa vao Bênh viên đa khoa Soc Sơn đê câp cưu.
Tuy nhiên, do vêt thương qua năng nên ngay hôm sau Tuân đa tư vong. Kêt luân giam đinh cho biêt Tuân tư vong do giâp nao, tu mau dươi mang cưng, tut hanh nhân tiêu nao do chân thương.
Công an huyện Sóc Sơn khởi tố, điều tra vụ án này về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 3, Điều 104 Bộ luật hình sự.
Trong quá trình xét xử, TAND huyện Sóc Sơn quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung và cơ quan điều tra đã quyết định chuyển tội danh, khởi tố các bị cáo về tội giết người theo quy định tại khoản 2, Điều 93 Bộ luật Hình sự.
TAND thành phố Hà Nội cũng đã xét xử sơ thẩm các bị cáo về tội giết người, trả hồ sơ vụ án nhiều lần để yêu cầu điều tra bổ sung và đến ngày 24/9/2014, TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt bi cao Nguyên Văn Nhâm 12 năm tu giam, bi cao Lưu Văn Long 11 năm tu giam, bi cao Nguyên Đinh Yên 7 năm tu giam cùng về tội giết người.
Sau phiên tòa ở cấp sơ thẩm, các bị cáo Yên, Long kháng cáo kêu oan. Tại phiên phúc thẩm, các bị cáo vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.
Luật sư Đặng Văn Cường, người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đình Yên.
Cũng tại phiên tòa phúc thẩm, qua phần xét hỏi, tranh luận quyết liệt giữa người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đình Yên (Luật sư Đặng Văn Cường và các luật sư Văn phòng Chính Pháp) với đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa. Phần tranh luận đã làm rõ tình tiết quan trọng của vụ án là bị cáo Nguyễn Đình Yên không bàn bạc, xúi giục, không giúp sức Long và Nhâm đánh Tuấn.
Thời điểm Nhâm và Long khống chế, đánh và bắt được Tuấn thì Yên không chứng kiến, không tham gia. Nhâm và Long đánh Tuấn thế nào, đánh vào đâu thì Yên không biết. Yên chỉ có hành vi là đá một cái vào chân của Tuấn khi Tuấn đã bị bắt giữ và đang dẫn đi giao nộp cho công an.
Hành vi của Yên không thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm với Long và Nhâm về tội giết người. Yên chỉ có một hành vi là đá vào chân Tuấn khi hành vi phạm tội của Long và Nhâm đã hoàn thành.
Vì vậy, các luật sư đề nghị tòa án xem xét tội danh giết người với Yên như tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên là không đúng pháp luật. Đề nghị không xử lý bị cáo Nguyễn Đình Yên về tội danh này. Hành vi của Yên không gây ra thương tích cho Tuấn (theo kết luận giám định pháp y) nên cũng không thể xử lý Yên về tội cố ý gây thương tích.
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị xét xử Nguyễn Đình Yên về tội danh khác là tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự (trước đó Nguyễn Đình Yên đã bị tạm giam 3 tháng).
Sau khi đại diện VKSND đề nghị chuyển tội danh cho bị cáo Yên, Luật sư Đặng Văn Cường tiếp tục "phản pháo" cho rằng, hành vi của bị cáo Yên đá vào chân Tuấn không làm "ách tắc giao thông 2 giờ; không làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan nhà nước; không gây hậu quả xấu cho xã hội..." nên không được cho là hậu quả "nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự. Do vậy, hành vi của Yên không thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội danh này.
Hành vi của bị cáo Yên không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả chết người là do hành vi trước đó của hai bị cáo khác gây nên vì vậy không thể xử lý bị cáo Yên về tội gây rối trật tự công cộng.
Ngoài ra, các luật sư cũng chỉ ra nhiều vi phạm tố tụng của tòa án cấp sơ thẩm và sự không thống nhất của các hồ sư vụ án. Chẳng hạn, về thời điểm và địa điểm chết của bị hại có nhiều địa điểm, thời gian khác nhau. Mặt khác, kết luận giám định căn cứ vào văn bản không có trong hồ sơ....
Sau khi xem xét, 15h chiều cùng ngày, TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên bị cáo Nguyễn Đình Yên không phạm tội giết người theo điều 93 BLHS như tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên trước đó nhưng phạm tội gây rối trật tự công cộng với mức án 18 tháng (án treo). Bị cáo Lưu Văn Long bị tuyên giữ nguyên về tội danh giết người nhưng được giảm về mức án (từ 11 năm xuống 7 năm tù).
Theo báo Infonet
Theo_Người Đưa Tin
Chuyên gia pháp lý nói về hành vi bảo mẫu hành hạ trẻ HIV? "Hành vi hành hạ, đánh đập trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS bằng tay, bằng dép...trong các bữa ăn của các bảo mẫu thuộc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân đã vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em", luật sư Đặng Văn Cường, trưởng Văn Phòng luật sư Chính Pháp cho biết. Sau hơn một tháng theo dõi, PV báo...