Giải “nỗi oan” trái phiếu
“Trái phiếu” trở thành từ khoá nóng thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận với hàm ý tiêu cực nhưng không phải ai cũng hiểu biết tường tận về kênh đầu tư này.
Trái phiếu là gì?
Loại hình trái phiếu được đề cập ở đây là “TPDN” – tức trái phiếu do doanh nghiệp phát hành. Đây là một loại sản phẩm chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu. Nhà đầu tư trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất và được doanh nghiệp trả gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
Nếu so với các sản phẩm tiết kiệm ngân hàng thì trái phiếu lại có độ rủi ro cao hơn do phần chênh lệch cao hơn so với lãi suất tiết kiệm chính là rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi mua TPDN. Với đặc điểm trên, nhà đầu tư có trách nhiệm tự đánh giá mức độ rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.
Cụ thể, lựa chọn đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ doanh nghiệp đó kinh doanh ra sao, sức khoẻ tài chính thế nào. Bởi, chất lượng trái phiếu phụ thuộc vào tình hình tài chính, kết quả kinh doanh riêng của từng đơn vị phát hành trái phiếu.
Các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bất động sản là những nhóm tổ chức dẫn đầu về phát hành trái phiếu trong thời gian qua. Trong đó, theo giới chuyên môn, các ngân hàng được đánh giá là có độ uy tín và tình hình kinh doanh ổn định hơn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Vì thế, TPDN do ngân hàng phát hành luôn có độ an toàn cao hơn TPDN do các doanh nghiệp khác phát hành. Luật sư Trương Thanh Đức – Giám đốc Công ty Luật ANVI – nói với báo chí: “Trái phiếu ngân hàng phát hành là an toàn rất cao, ngang tiền gửi ngân hàng được bảo đảm. Thời gian vừa qua, Thống đốc và Thủ tướng cam kết, bảo đảm quyền lợi và khả năng chi trả cho người dân bao gồm trái phiếu ngân hàng. Vì thế, đây tương tự như một loại tiền gửi”. (đính kèm file xác nhận của LS Trương Thanh Đức).
Hiểu cho đúng về việc mua lại trái phiếu
Video đang HOT
Việc mua lại trước hạn trái phiếu thông thường được thực hiện trong các trường hợp (i) Mua lại trước hạn theo quyền mua lại của tổ chức phát hành; (ii) Mua lại trước hạn theo quyền bán lại của người sở hữu trái phiếu; (iii) Mua lại theo thỏa thuận; (iv) Mua lại trái phiếu bắt buộc. Tất cả trường hợp đều được công bố minh bạch, rõ ràng trong Bản công bố thông tin tại ngày phát hành. Bản công bố thông tin cung cấp toàn bộ thông tin của tổ chức phát hành, thông tin về trái phiếu cũng như các điều khoản, điều kiện liên quan đến trái phiếu phát hành. Nhà đầu tư có nghĩa vụ đọc kỹ Bản công bố thông tin trước khi thực hiện đầu tư.
Thông thường, việc mua lại trái phiếu trước hạn được thực hiện theo quyền mua lại của tổ chức phát hành theo đúng các điều khoản, điều kiện tại Bản công bố thông tin.
Việc các doanh nghiệp và ngân hàng mua lại trái phiếu còn có mục đích ổn định và củng cố lòng tin về năng lực tài chính bên phát hành trong bối cảnh về phía nhà đầu tư cũng có một bộ phận muốn bán trái phiếu trước hạn.
Theo số liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trong 9 tháng năm 2022 là hơn 142.000 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm 2021 (Nguồn: Dữ liệu tại trang 7, báo cáo định kỳ tháng 9 của VBMA). Riêng khối TCTD có một số ngân hàng thương mại như BIDV mua lại lượng trái phiếu trước hạn với giá trị 12.672 tỷ đồng; VIB là 8.800 tỷ đồng; LienVietPostBank là 8.000 tỷ đồng; SHB là 5.450 tỷ đồng, TPBank là 4.900 tỷ đồng; OCB là 4.700 tỷ đồng… (trang 6 Báo cáo Triển vọng thị trường TPDN 9 tháng/2022 phát hành tháng 10 của VCBS).
LienVietPostBank (24/11) tiếp tục có kế hoạch mua lại 1.814 tỷ đồng trái phiếu sau 2 năm kể từ ngày phát hành theo quyền mua lại của tổ chức phát hành, với mức giá mua lại là mệnh giá (10 triệu đồng/trái phiếu). Đây là điều khoản đã được công bố trong Bản công bố thông tin tại thời điểm phát hành. LienVietPostBank đã chốt danh sách người sở hữu trái phiếu vào ngày 15/11. Đây là một trong những nhà băng về đích sớm, hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng với hơn 4.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 72% so với cùng kỳ, lãi sau thuế đạt hơn 3.800 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của LienVietPostBank đạt hơn 313 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm. LienVietPostBank cũng đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 15.036 tỷ đồng lên 20.091 tỷ đồng.
Trái phiếu là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, thị trường TPDN trong nước trong thời gian qua đã từng bước phát triển để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và tương quan với thị trường trong khu vực thì quy mô của thị trường TPDN của Việt Nam được đánh giá vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Dư nợ toàn thị trường TPDN chỉ khoảng 15% GDP; trong đó, riêng TPDN riêng lẻ là 1,2 triệu tỷ đồng, tương đương 12,8% GDP. So với Chiến lược phát triển tài chính đến năm 2030, Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2025, dư nợ thị trường TPDN tối thiểu đạt 20% GDP và đến năm 2030 tối thiểu đạt 25% GDP thì mức hiện tại vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu Chính phủ đề ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, những sai phạm của một số cá nhân, tổ chức trên thị trường TPDN riêng lẻ vừa qua là bài học quan trọng nhưng không đại diện cho toàn thị trường.
“Chúng ta phải khẳng định rằng, việc phát triển thị trường TPDN lành mạnh, ổn định, hiệu quả, minh bạch và bền vững là rất cần thiết, góp phần tạo ra một nền tài chính đa dạng, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn, giảm sự phụ thuộc lớn vào kênh tín dụng ngân hàng. Đây là mục tiêu đã được Chính phủ đề ra và các cơ quan quản lý, đơn vị, tổ chức liên quan quyết tâm triển khai thực hiện” – Bộ trưởng nói với báo chí gần đây (Nguồn trích từ bài phỏng vấn Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đăng trên website Bộ Tài chính ngày 3/11/2022).
Cổ phiếu phân hóa, thanh khoản đạt thấp
Tâm lý nghi ngờ và diễn biến giằng co tiếp tục ở phiên giao dịch hôm nay (23/11), cùng với áp lực bán chốt lời khiến thị trường lại có một phiên điều chỉnh giảm.
Thanh khoản phiên hôm nay cũng khiêm tốn, chỉ đạt gần 8 nghìn tỷ đồng trên HOSE.
Ảnh minh họa: Hải Yên/Báo Tin tức
Kết phiên, VN-Index giảm 6,12 điểm xuống 946 điểm; toàn sàn có 104 mã tăng, 335 mã giảm và 63 mã đứng giá. HNX- Index giảm 3,66 điểm xuống 191 điểm; toàn sàn có 51 mã tăng, 123 mã giảm và 49 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 0,76 điểm xuống 67,65 điểm; toàn sàn có 107 mã tăng, 152 mã giảm và 53 mã đứng giá.
Về khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn hơn 8.500 tỷ đồng; trong đó, khối lượng tương ứng trên HOSE đạt 7.858 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 57,11 tỷ trên sàn HOSE, nổi bật mua STB, MSN, POW, BID...
Diễn biến ghi nhận phân hóa rõ với nhóm các cổ phiếu lớn Bluechips khi 12 mã xanh so với 14 mã đỏ. BVH, MSN, MWG, PLX, POW, SAB, VJC tiêu biểu ghi nhận sắc xanh, với đà tăng điểm từ 0,4-2,3%. Ở chiều ngược lại, GAS, GVR, KDH, VIC, VHM giảm khá mạnh và tác động khá tiêu cực đến chỉ số. Bên cạnh đó, 2 cổ phiếu là NVL và PDR tiếp tục giảm kịch sàn với dư bán hàng triệu cổ phiếu, qua đó càng tạo áp lực đè nặng lên thị trường chung.
Nhóm ngành vốn hóa lớn là ngân hàng mặc dù vẫn ghi nhận diễn biến có phần phân hóa tại các lớp cổ phiếu, tuy nhiên ghi nhận sắc xanh hiện diện ở phần lớn các cổ phiếu, trong khi đà giảm mạnh chỉ ghi nhận ở một số cổ phiếu, còn lại không quá đáng kể và tác động mạnh đến thị trường. Theo đó cổ phiếu lớn VCB và HDB đóng cửa quanh mức tham chiếu, trong khi các cổ phiếu như TPB giảm 3,1%, VPB giảm 2.9%, TCB, STB, ACB, MSB, OCB, EIB thu hút được dòng tiền tham gia tích cực và duy trì được sắc xanh đến cuối phiên với mức tăng đến 3.6% giúp phần nào thu hẹp đà giảm của thị trường chung.
Trong khi đó, sau phiên tăng điểm khá tích cực hôm qua thì nhóm chứng khoán lại ghi nhận diễn biến có phần tiêu cực trong phiên giao dịch hôm nay. Phần lớn cổ phiếu đều chịu áp lực bán ngay từ những phút đầu và gia tăng dần về khoảng thời gian cuối phiên. VCI, SSI, VND, SHS, MBS, VDS, VIX chìm trong sắc đỏ với mức giảm mạnh đến 6.2%, trong khi HCM, FTS, CTS thậm chí giảm kịch sàn "trắng bên mua", kéo điểm chỉ số thị trường giảm điểm.
Tương tự, áp lực bán mạnh cũng quay trở lại và hiện diện ở hàng loạt các cổ phiếu thuộc nhóm ngành xây dựng, bất động sản, khu công nghiệp. Đại diện ở nhóm xây dựng, dù đầu phiên ghi nhận dòng tiền tham gia nhưng lực cầu nhanh chóng suy yếu và bị áp đảo bởi lượng cung bán mạnh gia tăng dần về cuối phiên mà gần như không có nhịp hồi trong phiên, PLC, HTN, HHV, FCN, LCG đỏ điểm từ 0,9-6,5%, C4G giảm 8,9% trong khi HBC, VCG kết phiên giảm kịch sàn.
Ngoài ra diễn biến phân hóa với phần lớn các cổ phiếu đỏ điểm còn ghi nhận ở một vài nhóm ngành như vận tải cảng biển với HAH, VOS; thủy sản như VHC, ANV, CMX, ACL, IDI; bảo hiểm như BVH, MIG, BMI hay nhóm hàng hóa cơ bản như than với TVD, TDN, NBC, TC6; phân bón với DCM, DPM, BFC, DDV, LAS. Điều này càng khiến thị trường thêm phần ảm đạm trong phiên hôm nay.
Chuyên gia cảnh báo chứng khoán tiềm ẩn rủi ro ngắn hạn Chuyên gia chứng khoán cho rằng thị trường vẫn còn rung lắc mạnh, tiềm ẩn rủi ro trong ngắn hạn nên nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng, hạn chế mua đuổi. Theo các chuyên gia đến từ chứng khoán Vietcombank (VCBS), lực bán xuất hiện từ cuối phiên sáng 21/11 khiến VN-Index có phần hụt hơi trong nhịp hồi phục, lui...