Giải Nobel Y sinh 2019 mở ra triển vọng điều trị ung thư, thiếu máu
Trong ung thư, các khối u có thể chiếm quyền điều khiển quá trình oxy và kích hoạt sự phát triển của các mạch máu mới, giúp ung thư dễ dàng lây lan và phát triển hơn.
Oxy thường được gọi là dưỡng khí, một trong những chất duy trì sự sống, con người và sinh vật cần oxy để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Oxy tách các liên kết hóa học của thức ăn thành năng lượng cho tế bào sử dụng, để thải ra khí CO2 sau khi hít vào cơ thể, vì vậy mà không có oxy là không có sự sống.
Vai trò của oxy được biết đến là vậy, tuy nhiên một câu hỏi được các nhà khoa học đặt ra là: “Làm thế nào các tế bào thích nghi và ứng biến với sự thay đổi mức oxy chúng được cung cấp?”
Chẳng hạn, các tế bào có hoạt động nhiều hơn khi chúng ta vận động mạnh hoặc sống ở nơi có không khí loãng hơn hay không? Hai nhà khoa học đến từ Mỹ là William Kaelin và Gregg Semenza, cùng nhà khoa học người Anh Peter Ratcliffe, đã giành giải Nobel Y sinh 2019 nhờ nghiên cứu khám phá về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với sự thay đổi mức độ oxy sẵn có giải đáp bí ẩn này.
Bằng cách phát hiện ra cơ chế ở cấp phân tử điều hòa hoạt động của gene, đáp ứng những mức oxy khác nhau, họ đã tìm ra một phương pháp có khả năng chữa khỏi ung thư, thiếu máu và rất nhiều bệnh khác.
Ảnh được chụp trong phòng thí nghiệm
Con người và động vật đã làm mọi cách thích nghi với hoàn cảnh để đảm bảo các tế bào và mô có đủ lượng oxy. Corneille Heymans, một trong những nhà khoa học thắng giải Nobel trước đó, đã chứng minh động mạch cảnh ở cổ có các tế bào đặc biệt có khả năng cảm nhận lượng oxy trong máu và điều khiển nhịp độ hô hấp tương ứng. Nếu lượng oxy thấp và cơ thể cảm thấy không đủ, nó điều chỉnh cho ta thở nhanh hơn để nhận thêm oxy vào cơ thể.
Vào đầu năm 1990, giáo sư y học di truyền tại Đại học Johns Hopkins, Gregg Semenza, phát hiện một cơ chế thích nghi khác của cơ thể với tình trạng oxy thấp, còn gọi là Hypoxia. Nếu lượng oxy thấp, hormone Erythropoietin (EPO) trong cơ thể tăng lên, ra tín hiệu cho cơ thể sản xuất nhiều tế bào hồng cầu hơn, cung cấp nhiều oxy đến các mô hơn. Đến năm 1995, ông tinh chế và nhân bản HIF (Hypoxia Inducible Factor), một yếu tố phiên mã điều chỉnh các phản ứng phụ thuộc oxy. Mỗi HIF gồm hai thành phần: HIF-1, ARNT.
Ủy ban Nobel cho biết, từ đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã chứng mình tầm quan trọng của việc kiểm soát hormone tế bào hồng cầu, nhưng chưa rõ quá trình tự kiểm soát bằng oxy như thế nào. Sử dụng chuột biến đổi gen, Semenza phát hiện rằng các phân đoạn ADN gần gene EPO kiểm soát sự phản ứng của tế bào khi mức oxy xuống thấp. Nhà khoa học Peter Ratcliffe phát triển nghiên cứu của ông trên cơ sở hiểu biết của Gregg Semenza.
Video đang HOT
3 người đạt giải Nobel Y sinh 2019
Năm 1999, hai nhà khoa học phát hiện cơ chế cảm nhận oxy này không chỉ trong tế bào thận nơi sản xuất EPO mà có mặt trong hầu hết các mô. Ông Semenza tìm ra một phức hợp protein mà ông đặt tên là tác nhân cảm ứng Hypoxia (HIF) là trung gian tạo ra các phản ứng oxy.
Trong khi Semenza và Ratcliffe tìm ra gene EPO, thì ông William Kaelin, giáo sư tại Đại học Y Harvard, đã và đang liên tục nghiên cứu về một hội chứng di truyền mang tên Von Hippel-Lindau (VHL) và tình cờ phát hiện một phản ứng di truyền khác trong cơ thể khi lượng oxy thay đổi.
Nghiên cứu của William cho thấy gene VHL tạo nên một loại protein ngăn chặn sự hình thành ung thư. Nếu tế bào ung thư thiếu gene VHL hoạt động bình thường sẽ có mức độ gene điều chỉnh Hypoxia cao bất thường. Khi gene VHL được đưa đến tế bào ung thư, mức độ gene điều chỉnh Hypoxia trở lại bình thường. Đây là manh mối quan trọng cho thấy gene VHL liên quan đến cơ chế phản ứng với thiếu oxy. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy VHL có thể là gene quan trọng nhất trong việc điều khiển sự phản ứng của cơ thể với mức oxy thấp.
Tới năm 2001, Kaelin và Ratcliffe tìm ra một loại chuyển hóa protein tên Prolyl Hydroxylation cho phép VHL nhận biết và gắn vào HIF-1a. Đây là bước tiến quan trọng trong việc hiểu thêm về cơ chế cảm biến oxy và cách chúng hoạt động. Vì thế mà giới khoa học đánh giá cao về công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học giành giải Nobel Y sinh 2019.
Họ cho rằng hiểu biết mới về cơ chế kiểm soát một quá trình sinh lý thiết yếu của sự sống như thế này có tính ứng dụng lớn lao trong nghiên cứu điều trị nhiều bệnh. Bởi Hypoxia quyết định rất nhiều căn bệnh, trong đó có trụy tim, các bệnh phổi mạn tính và nhiều loại ung thư
Nhà khoa học Andrew Murray tại Đại học Cambridge chia sẻ: “Công trình của ba nhà khoa học và nhóm nghiên cứu đã mở ra con đường mới cho những hiểu biết tường tận hơn về những căn bệnh nan y phổ biến, cũng như tìm ra chiến lược mới để điều trị bệnh.”
Randall Johnson, thành viên Ủy ban Nobel nhận định công trình nghiên cứu qua nhiều năm này là một “phát hiện mang tính nền tảng”, chúng có thể đưa vào sách giáo khoa môn sinh học và cần được cả thế giới biết đến.
Trong cơ thể, các tế bào ung thư thường phá hỏng khả năng đáp ứng oxy của tế bào khỏe mạnh, gây tăng sinh mạch máu nhằm giúp tế bào ung thư ngày một tiến triển. Bệnh nhân suy thận thường phải điều trị bằng hormon mỗi khi thiếu máu, tuy nhiên, nghiên cứu của ba nhà khoa học đạt giải Nobel sẽ chỉ ra các phương hướng điều trị hoàn toàn mới hơn, tiên tiến hơn.
“Nghiên cứu sinh học mang tính đột phá này giúp chúng ta hiểu biết hơn về cách mà cơ thể hoạt động, từ đó sống khỏe mạnh hơn. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa lớn từ việc phục hồi tổn thương và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, cũng như cải thiện việc tập luyện”, giáo sư Bridget Lumb, Chủ tịch Hiệp hội Sinh lý học (Anh) chia sẻ.
An An (Dịch theo Dailymail, Washingtonpost)
Theo vietnamnet
Cuộc "cách mạng" trong xạ trị ung thư
Xạ trị là một trong những phương pháp chủ lực điều trị ung thư, nhưng nhiều tác dụng phụ xạ trị thường khiến người bệnh lo ngại và giảm chất lượng sống.
Các công nghệ xạ trị kỹ thuật cao có thể hạn chế đáng kể các mặt không mong muốn, giảm đau đớn để người bệnh nhẹ nhàng vượt qua điều trị, chiến thắng bệnh tật. Vinmec là một trong những bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam triển khai các công nghệ xạ trị đặc biệt này.
Giảm tối đa tác dụng phụ điều trị ung thư nhờ xạ trị kỹ thuật cao
Khi điều trị ung thư bằng xạ trị thường, liều xạ truyền cho người bệnh tương đối nhỏ trong vài tuần. Mục tiêu là diệt tế bào u tối đa và giảm tổn hại tối thiểu tế bào lành. Do hạn chế về kỹ thuật nên xạ trị truyền thống vẫn ít nhiều làm chết mô lành quanh bướu. Xạ trị cũng gây ra nhiều tác dụng phụ: Rụng tóc, mệt mỏi, kích ứng da (đỏ, khô, đau và ngứa da), mất cảm giác ngon miệng tạm thời, viêm thực quản...
Theo TS.BS Nguyễn Duy Sinh - Trưởng Đơn nguyên xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, để giải quyết những hạn chế của xạ trị truyền thống, các công nghệ xạ trị kỹ thuật cao ra đời, được coi là một cuộc cách mạng trong xạ trị ung thư.
Xạ trị kỹ thuật cao có nhiều hình thức: Xạ trị điều biến thể tích cung tròn (VMAT) áp dụng cho ung thư đầu mặt cổ, dạ dày - thực quản, vùng chậu; xạ phẫu định vị thân (SBRT) cho ung thư phổi, gan; xạ trị theo hướng dẫn hình ảnh (IGRT) và xạ trị đồng bộ hóa theo nhịp thở (4D-RT) điều trị ung thư vú, dạ dày, phổi, thực quản... Đặc điểm chung của các phương pháp này là khả năng cấp liều phóng xạ cao hơn 5 - 10 lần trong thời gian ngắn, tập trung vào khối u cần tiêu diệt. Từ đó, đạt được hiệu quả tối ưu trong mỗi lần xạ trị, rút ngắn thời gian xạ và giảm tối đa tác dụng phụ.
Xạ trị kỹ thuật cao có khả năng cấp liều phóng xạ cao hơn 5 - 10 lần trong thời gian ngắn, tập trung vào khối u cần tiêu diệt nên đạt được hiệu quả tối ưu và giảm tối đa tác dụng phụ.
Điển hình trong ung thư gan. Xạ trị ung thư gan trước kia thường bị hạn chế do khó xác định chính xác chuyển động của khối u. Người bệnh sẽ xạ trên toàn bộ lá gan nên sau xạ có thể mắc bệnh gan do xạ trị, ngay cả khi dùng liều tương đối thấp.
Xạ trị kỹ thuật cao định vị thân (SBRT) là "cứu cánh" cho việc điều trị hiệu quả ung thư gan nhờ khả năng định vị chuẩn xác khối u gan bằng các thiết bị theo dõi chuyển động tinh vi bên ngoài da (OSMS) và hệ thống theo dõi chuyển động bướu (RPM). Kết quả xạ trị gan hiện đại rất "ấn tượng": Tỷ lệ sống trên 1 năm sau xạ tăng lên 50 - 100% và giảm kích thước khối u được từ 60 - 100%. Với xạ thường, tỉ lệ sống sau 1 năm chỉ là 25 - 35%.
Xạ trị kỹ thuật cao không chỉ hiệu quả với ung thư gan và mà còn giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân ung thư khác. Chị Huỳnh Diệp (ở Hà Giang) ung thư vú giai đoạn 3b với 19/20 hạch di căn, đã 30 lần xạ trị. Chia sẻ sau khi xạ trị kỹ thuật cao VMAT tại Vinmec, chị Diệp cho biết: "Mũi xạ đầu tiên của tôi rất nhẹ nhàng. Trái với những gì tôi hình dung về bệnh nhân xạ trị là khuôn mặt cháy đen hoặc bỏng nặng sau xạ, tôi đã vượt qua 30 mũi xạ an toàn, không bỏng rát do tôi đã được hướng dẫn bôi thuốc chống bỏng và ăn uống đảm bảo".
Cô Huỳnh Diệp phục hồi sau quá trình điều trị xạ trị ung thư tại Bệnh viện Vinmec
Tuy xạ trị công nghệ cao có nhiều ưu thế như vậy nhưng hiện tại không nhiều bệnh viện ở Việt Nam thực hiện được, bởi chi phí đầu tư các máy xạ trị đời mới rất cao, đi kèm với đội ngũ bác sĩ có khả năng làm chủ hoàn toàn kỹ thuật.
Thoải mái, không đau khi xạ trị kỹ thuật cao
Đi đầu cập nhật các tiến bộ trong điều trị ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã "mạnh tay" trang bị Hệ thống lập kế hoạch xạ trị và Máy xạ trị Truebeam của hãng Varian (Mỹ) là máy hiện đại nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, bệnh viện đã ứng dụng hệ thống Dolphin đánh giá liều điều trị với phần mềm hỗ trợ COMPASS 4.0 đánh giá chính xác trước khi phát tia, theo dõi liều xạ đồng thời khi tia xạ đang chiếu vào khối u.
Đi đầu cập nhật tiến bộ trong điều trị ung thư, Bệnh viện Vinmec Central Park đã trang bị Máy xạ trị Truebeam của hãng Varian (Mỹ) là máy hiện đại nhất Đông Nam Á cho điều trị ung thư
Trong quá trình điều trị, một ekip gồm bác sĩ xạ trị, kỹ sư vật lý y khoa và kỹ thuật viên sẽ sử dụng các công nghệ hình ảnh tích hợp trong máy xạ trị để đưa ra phương án chính xác với sai số cho phép chỉ dưới
"Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, không đau trong quá trình xạ trị, sau xạ trị cũng chịu ít tác dụng phụ nhất. Bệnh viện có thể kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ khác như liệu pháp miễn dịch tự thân, nhiệt trị, tâm lý, dinh dưỡng... để người bệnh nâng cao thể trạng và sớm hồi phục" - TS.BS Nguyễn Duy Sinh chia sẻ về xạ trị kỹ thuật cao tại Vinmec.
Đầu tư trang thiết bị đồng bộ và cập nhật các tiến bộ trong điều trị ung thư Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã xây dựng và vận hành thành công mô hình tiếp cận ung thư theo tiêu chuẩn quốc tế, mang lại hy vọng sống khỏe cho người bệnh ung thư.
Theo giadinhvietnam
Con gái 21 tuổi đã mắc ung thư dạ dày và sự hối hận tột độ của người cha: "Giá như tôi bắt con làm điều này sớm hơn" Ung thư ngày càng là căn bệnh có mức độ trẻ hóa đáng báo động hiện nay. Trường hợp của nữ sinh trẻ này là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai có dấu hiệu bất thường nhưng không đi khám sớm. Mới đây, giáo sư Zhang Yan - Trưởng khoa Nội soi thuộc Bệnh viện Nhân Dân Lạc Dương đã có những...