Giải nhiệt ngày hè với lẩu chua cá lăng rau bìm bịp
Thịt cá lăng béo ngọt, măng rừng chua chua, rau bìm bịp thanh mát… đã kết hợp tạo nên món lẩu rau rừng ngon miệng của khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai.
Nằm cách Sài Gòn khoảng 80 km, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai với hệ động thực vật rừng tự nhiên, các hồ nước lớn và các di tích văn hóa, lịch sử là điểm đến đầy sứ hấp dẫn đối với du khách. Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, thăm quan địa đạo Suối Linh, di tích Trung ương cục Miền Nam, khám phá hơn 40 loại lá và rau rừng có thể ăn được hay đi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp của lòng hồ Trị An và đánh bắt cá…
Cá lăng là đặc sản của khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Cá thường được chế biến thành nhiều món như nướng, kho, nấu canh chua hoặc nấu lẩu.
Không chỉ có vậy, sau khi đã mệt nhoài với các hoạt động dã ngoại, du khách sẽ được thưởng thức các món đặc sản của vùng đất này như tép um rau rừng, cá cơm chiên bột, khô cá kìm bóp gỏi xoài, cá lăng nướng và đặc biệt là lẩu chua cá lăng rau bìm bịp. Đây là một đặc sản nổi tiếng của địa phương mà người dân muốn giới thiệu với du khách.
Ở Việt Nam, cá lăng sinh sống chủ yếu ở các vùng sông suối, thác ghềnh… nhiều nhất là vùng núi Tây Bắc, khu vực Tây Nguyên, sông Đồng Nai… Nhờ sinh sống trong môi trường tự nhiên nên thịt cá săn chắc, ăn có vị ngọt và không có mùi tanh nên rất được ưa thích. Theo kinh nghiệm của người dân ở đây, cá lăng nấu lẩu phải là loại cá còn sống vừa được đánh bắt lên.
Cá nấu lẩu thường được thái thành từng khúc, chần sơ qua nước sôi trước khi um chung với các nguyên liệu khác.
Cá lăng sau khi làm sạch được để nguyên con hoặc thái thành lát tùy theo sở thích của từng người. Cá được chần sơ qua nước sôi để thịt cá được săn lại. Phi thơm một ít dầu với hành băm và tỏi, tiếp đến cho cà chua, măng tươi và cá vào đảo sơ, nêm ít gia vị rồi để nhỏ lửa cho cá được thấm. Tiếp đến cho nước hầm xương đã đun sôi vào nồi lẩu rồi tiếp tục đun sôi.
Ăn kèm với món lẩu chua thơm ngon này không thể thiếu rau bìm bịp, một loại rau dại có nhiều trong các cánh rừng ở đây. Theo dân gian, rau bìm bịp là một loại thuốc có tác dụng chữa trị bệnh gút, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Người dân thường dung lá thân tươi giã nhuyễn chữa sưng đau, cầm máu, bong gân, gẫy xương kín…
Lẩu chua cá lăng ăn kèm rau bìm bịp là một đặc sản của vùng núi rừng thượng nguồn sông Đồng Nai.
Theo kinh nghiệm của người dân vùng này, rau bìm bịp ăn lẩu muốn ngon phải chọn những ngọn còn non, vì cọng rau vừa xanh, vừa giòn giòn lại có vị thanh mát ngon miệng. Rau sau khi hái về được rửa sạch, để ráo nước. Khi ăn chỉ cần nhúng sơ rau vào nồi nước lẩu đang sôi rồi thưởng thức. Chỉ chừng đó thôi là đủ để bạn được thưởng thức một món ăn ngon đầy hấp dẫn của núi rừng ở đây.
Ngoài rau rừng, lẩu cá lăng dùng kèm với bún hay ăn như một món canh chua thông thường cũng rất ngon miệng. Nếu có dịp đến khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai trong những ngày nắng nóng, bạn đừng quên thưởng thức món lẩu chua cá lăng rau rừng vừa ngon miệng hấp dẫn vừa có tác dụng giải nhiệt rất tốt cho bạn.
Theo Ẩm thực bốn mùa
[Chế biến] - Những món xốt cho ngày hè
Ngày hè oi bức, những nguyên liệu thanh mát như bí đao, cà tím, hạt sen, nấm... được sử dụng nhiều hơn trong bữa cơm gia đình. Để tạo sức hấp dẫn cho món, người chế biến đã kết hợp với nhiều loại xốt đậm đà, giúp vị giác thêm phần ngon miệng.
Video đang HOT
Bí nhồi tôm hầm hạt sen
Nguyên liệu:
- Tôm đất: 180g
- Bí non: 150g
- Mực: 50g
- 200 nghêu, 30g hạt sen tươi, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, thìa cà phê đường, 300ml nước dùng heo.
Thực hiện:
Món bí nhồi tôm hầm hạt sen
- Tôm đất rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ chẻ lưng lấy chỉ đen. Chừa lại 10 con trang trí, còn lại cho vào máy xay nhuyễn. Mực rửa sạch, băm nhuyễn. Nghêu ngâm với nước cho sạch cát, tách lấy thịt, băm nhuyễn.
- Bí gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh, moi ruột để riêng. Hạt sen tươi rửa sạch, tách bỏ phần tim sen.
- Trộn đều tôm, mực, nghêu, ướp với muối, tiêu, hạt nêm, để khoảng 10 phút cho thấm gia vị. Lần lượt nhồi hỗn hợp tôm vào từng khoanh bí.
- Cho ruột bí, hạt sen và bí nhồi vào nồi nước dùng heo đun sôi, cho hạt sen vào hầm 20 phút. Tắt bếp, vớt bí nhồi ra. Nước dùng lược bỏ ruột bí, giữ lại hạt sen.
- 10 con tôm còn lại luộc chín. Dọn bí nhồi ra đĩa, trang trí với tôm, rưới nước hầm hạt sen lên trên.
- Mách nhỏ: Để bảo quản hạt sen được lâu, nên mua hạt sen có nguyên vỏ về bóc sau đó đem phơi nắng cho hạt sen khô kỹ, cho vào lọ khô đóng kín nắp dùng dần.
Gà xào hạt điều xốt chanh dây chua cay
Nguyên liệu:
- Phi lê gà: 150g
- Hạt điều: 50g
- Chanh dây: 50g
- 1 trái dưa leo, 50g cà chua bi, 30g tương ớt, 50g ớt chuông xanh, 50g ớt chuông đỏ, 50g ớt chuông vàng, 30g hành boa-rô, 1 thìa cà phê tỏi băm.
- Gia vị: Muối, tiêu, đường, hạt nêm, dầu ăn.
Thực hiện:
Gà xào hạt điều xốt chanh dây chua cay
- Phi lê gà rửa sạch, cắt quân cờ 2cm. Dưa leo bỏ hai đầu, cắt lát vừa ăn. Cà chua bi rửa sạch, cắt lát, Các loại ớt rửa sạch, bỏ hạt, cắt hình thoi khoảng 2cm. Hành boa-rô cắt lấy phần gốc, băm nhuyễn.
- Xốt chanh dây: Chanh dây nạo lấy nước cốt. Cho nước cốt chanh dây vào tô, hòa cùng với 30g đường, tương ớt, một chút muối, tiêu.
- Làm nóng dầu ăn, phi thơm tỏi, cho gà vào xào với lửa lớn, nêm muối, tiêu, hạt nêm vừa ăn, cho các loại ớt, hạt điều vào đảo đều. Tiếp đến cho nước xốt chanh dây xào lửa vừa khoảng 2 phút. Tắt bếp.
- Dọn gà ra đĩa, trang trí với dưa leo, cà chua, dùng kèm cơm trắng hoặc khoai tây chiên.
- Mách nhỏ: Chanh dây là thực phẩm rất thích hợp để chế biến nhiều món nước uống giải nhiệt cho ngày hè. Ngoài xốt dùng kèm gà, chanh dây có thể làm xốt ăn kèm với cá hay làm salad trái cây.
Nấm kim châm xốt dầu hào
Nguyên liệu:
- Nấm kim châm: 150g
- Nấm bào ngư: 100g
- Nấm đùi gà: 100g
- 100g nấm đông cô, 100g củ sắn, 100g xá xíu, 150g tôm đất, 100g hành lá, 70g cà rốt, 5g ngò, 500ml nước dùng gà, 2 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê nước tương, 3 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê dầu mè, 1 thìa súp bột năng.
Thực hiện:
Món nấm kim châm xốt dầu hào
- Rửa sạch tất cả loại nấm, cắt gốc, ngâm sơ với muối pha loãng, vớt ra để ráo. Cắt nấm thành con chỉ dài 3cm.
- Xá xíu cắt miếng dài 3cm. Cà rốt gọt vỏ, cắt con chì 3cm. Tôm đất rửa sạch, bỏ đầu, bóc vỏ, chẻ lưng lấy chỉ đen. Hành lá cắt bỏ gốc, nhúng vào nước sôi, ngâm với nước lạnh. Ngò rửa sạch, băm nhỏ.
- Trải hành lá lên thớt, xếp các nguyên liệu vào từng cọng hành, buộc chặt lại. Làm lần lượt cho đến hết nguyên liệu.
- Đun sôi nước dùng gà, thêm dầu hào, nước tương, đường, dầu mè vào khuấy đều, đun lửa vừa cho sôi lăn tăn, cho các loại nấm vào luộc chín, vớt ra để ráo.
- Xốt dầu hào: Lược nước dùng gà, nêm gia vị vừa ăn, cho bột năng vào khuấy đều tạo độ sệt, rắc ngò lên.
- Dọn món ra đĩa, rưới xốt dầu hào lên trên, trang trí với cà chua bi.
- Mách nhỏ: Các loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao, chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Ngoài nấm xốt dầu hào, vào những ngày hè nắng nóng, canh nấm sườn heo hay nấm nấu rau mùng tơi sẽ giúp thanh nhiệt, ngon miệng.
Chúc các bạn thành công với những món xốt thơm ngon này nhé!
Theo Món ngon Việt Nam
[Chế biến] - Món kem dâu giải nhiệt ngày hè Không cần máy quay kem, chỉ cần chiếc máy xay sinh tố, bạn có thể thực hiện món kem dâu ngay tại nhà một cách nhanh gọn. Mùa hè đang đến với những ngày nắng nóng khiến nhu cầu giải nhiệt tăng cao. Các bước sau đây có thể giúp bạn tự tay làm món kem dâu đơn giản để cả nhà cùng...