“Giải nén” điểm nóng Biển Đông!
Xung đột nóng trên Biển Đông chỉ có thể xảy ra khi Trung Quốc thực hiện âm mưu chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.
Phải xác định rõ, đúng, nguyên nhân bắt đầu từ đâu, đối thủ chính là ai, từ đâu đến, nhằm mục đích gì… để xử lý, đối phó hay ngăn chặn là vấn đề cực kỳ quan trọng, cấp thiết.
Xung đột trên Biển Đông từ nguyên nhân nào?
Từ tranh chấp chủ quyền?
Quần đảo Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt là không thể bàn cãi. Thế giới đều biết Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm quần đảo này trong tay người Việt Nam năm 1974 và đã có 74 người Việt Nam hy sinh trong sự kiện đó đã xác nhận chủ quyền không chối cãi của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Giải phóng Hoàng Sa chỉ có thể từ Hải quân Việt Nam. Nhưng Việt Nam sẽ lấy lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, vì thế, Hoàng Sa nhất định không phải là nguyên nhân xảy ra xung đột nóng trên biển Đông.
Quần đảo Trường Sa thì tính chất tranh chấp khác với Hoàng Sa. Đây là một quần đảo nằm giữa Biển Đông ngoài EEZ và thềm lục địa Việt Nam.
Tranh chấp ở đây là giữa Việt Nam và Trung Quốc khi Trung Quốc xâm lược chiếm đảo Việt Nam đã xác lập chủ quyền năm 1988; giữa Việt Nam với Philipine, Đài Loan, Malaisia khi các đảo Việt Nam đã xác lập chủ quyền bị chiếm trước năm 1975.
Như vậy, xung đột nóng chỉ có thể xảy ra từ khu vực tranh chấp này, khi Trung Quốc thực hiện âm mưu chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa đã được Việt Nam xác lập chủ quyền.
Video đang HOT
Từ “tự do hàng hải”?
Phổ bản đồ tuyến hàng hải đông đúc nhất (đường màu xanh) và cảng bận rộn nhất (đốm màu đỏ) trong và xung quanh Biển Đông.
Nếu như xung đột nóng trên Biển Đông vì nguyên nhân tự do hàng hải thì chỉ có thể là cuộc đối đầu giữa Mỹ và liên minh với Trung Quốc, nhưng liệu có chắc đó là nguyên nhân như chúng ta tưởng, phán đoán lâu nay?
Rất nhiều ý kiến cho rằng Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng của thế giới đặc biệt là của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc…khi với lưu lượng hàng hóa hơn 5000 tỷ USD qua đây mỗi năm.
Nhiều chính khách, nguyên thủ quốc gia cho rằng, nếu xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông “sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường …”.
Hiện nay, ngay cả vị tướng nghỉ hưu, chiến lược gia vẫn cho rằng:
“Biển Đông là một con đường hàng hải tấp nập nhất của quốc tế. Hàng ngày có 1/4 tàu vận tải cỡ lớn của thế giới đi qua. Nếu tính cả tàu quân sự thì bình quân mỗi ngày có hàng ngàn chiếc đi qua đây.
Tất cả tàu chở dầu từ vịnh Ba Tư qua Ấn Độ Dương, đi qua eo Malacca để đi lên Đông Bắc Á đều đi qua Biển Đông. Cái yết hầu là chỗ này!
Biển Đông không chỉ là vùng có quyền lợi gắn bó với các nước xung quanh, mà còn liên quan quyền lợi của các nước lớn như Mỹ, Nga, Nhật, kể cả Ấn Độ vì hàng hóa của họ đều đi qua đây. Cho nên tại sao tranh chấp ở Biển Đông lại trở thành cuộc tranh chấp của Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ và ASEAN là vì vậy…”
Rõ ràng, đó là sự thổi phồng tính quan trọng sống còn của tuyến hàng hải trên Biển Đông mà thôi. Thực tế, Biển Đông, đơn giản chỉ là tuyến hàng hải ngắn nhất, do đó, kinh tế nhất mà thôi.
Biển Đông và eo biển Malacca không có sự đặc biệt như eo biển Hormuz hay eo biển Bosphorus, nghĩa là không có tính “độc đạo”.
Nếu phong tỏa Biển Đông và đóng cửa eo biển Malacca thì Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn không bị ảnh hưởng lớn trên tuyến hàng hải đến từ Ấn Độ dương.
Khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ đi tuyến khác qua 3 eo biển dự phòng (Lombok, Sunda, Makassar) và thời gian trung bình cho các loại tàu thương mại chỉ tăng thêm 2 ngày so với khi đi qua Malacca. Riêng Nhật Bản thì giá vận chuyển trong cả năm sẽ tăng ước tính không quá 1% GDP.
Australia giao thương cũng chủ yếu với Trung Quốc nên miễn nhiễm với sự phong tỏa.
Vậy, Nhật Bản sẽ chiến tranh với Trung Quốc vì thời gian 2 ngày đi biển và vì mất 1% GDP hay không? Nhật Bản không điên rồ.
Theo_Báo Đất Việt
Malaysia, Indonesia triển khai đội phản ứng nhanh trên biển
Malaysia và Indonesia đang triển khai các đội phản ứng nhanh để chống lại các cuộc tấn công cướp biển đang tăng vọt trên các tàu buôn ở một trong những chốt kiểm soát hàng hải sầm uất nhất thế giới, Channel News Asia dẫn lời một đô đốc Malaysia cho biết.
Theo các tổ chức an ninh và chống cướp biển, trong năm nay hơn 70 tàu buôn đã bị tấn công ở eo biển Malacca và Singapore thuộc phía tây bán đảo Malay. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2008, trong đó có ít nhất 7 vụ cướp biển diễn ra vào cuối tuần qua.
"Chúng tôi khuyến cáo rằng các tàu buôn trong hành trình tới Singapore và đi qua vùng biển Malaysia nên có các biện pháp an ninh thích hợp", Michael Storgaard - phát ngôn viên của công ty hàng hải Maersk Line nói. Một trong những tàu bị tấn công vào tuần trước là tàu Maersk Lebu có tài trọng 106.043 tấn.
Tàu chở dầu đi qua eo biển Singapore hôm 7-7-2014 (Ảnh: Reuters)
Số vụ tấn công cướp biển tăng vọt khiến Cơ quan Thực Thi hàng hải Malaysia (MMEA) và cảnh sát biển phải triển khai một nhóm đặc nhiệm cứu hộ có trang bị trực thăng tại Johor Bharu, giám đốc phụ trách vấn về hàng hải của MMEA - Đô đốc Zulkifili bin Abu Bakar cho biết.
Ngoài ra, các thành viên trong nhóm sẽ được triển khai trên các tàu buôn do các công ty có liên kết với chính quyền Malaysia vận hành, ông cho biết thêm. Singapore, Indonesia và Malaysia đã phối hợp hải quân với tuần tra cảnh sát ở eo biển Malacca và Biển Đông, tuy nhiên đã bị gián đoạn do thiếu nguồn lực. Các chuyên gia vận tải hàng hải và an ninh hoan nghênh động thái này, đồng thời yêu cầu phải có cách tiếp cận tích cực hơn.
Ngọc Như
Theo_PLO
Malaysia, Indonesia triển khai đội phản ứng nhanh trên biển Malaysia và Indonesia đang triển khai các đội phản ứng nhanh để chống lại các cuộc tấn công cướp biển đang tăng vọt trên các tàu buôn ở một trong những chốt kiểm soát hàng hải sầm uất nhất thế giới, Channel News Asia dẫn lời một đô đốc Malaysia cho biết. Theo các tổ chức an ninh và chống cướp biển, trong...