‘Giải mật’ tên lửa hạt nhân bắn được tới Mỹ của Trung Quốc
Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa hạt nhân phóng từ tàu ngầm mới có thể bắn được tới nước Mỹ.
Hình ảnh được cho là ghi từ vụ thử tên lửa của Trung Quốc.
National Interest dẫn thông tin từ tờ South China Morning Post cho biết, vụ bắn thử tên lửa JL-3 được Trung Quốc tiến hành ở Vịnh Bột Hải ở Hoàng Hải.
“Tên lửa mới có tầm bay khoảng 5.600 dặm (tương đương 9.000km), ngắn hơn so với phạm vi hoạt động khoảng 12.000km của tên lửa Trident II của Mỹ và tên lửa đạn đạo Bulava của Nga”, South China Morning Post cho hay.
Tuy nhiên, với tầm bắn như vậy, phạm vi hoạt động của tên JL-3 đã xa hơn đến khoảng từ 800 đến hơn 1.600km so với tên lửa tiền nhiệm JL-2.
Với việc khoảng cách giữa Thượng Hải và Honolulu là khoảng 4.900 dặm, Hawaii sẽ nằm trong phạm vi hoạt động của tên lửa phóng từ tàu ngầm mới của Trung Quốc.
Video đang HOT
Khoảng cách từ Thượng Hải tới San Francisco là khoảng 6.100 dặm còn tới Washington là 7.400 dặm. Song, trong khi những tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ đất liền chỉ có thể phóng từ một nơi trên đất liền, các tàu ngầm của Trung Quốc có thể di chuyển tới gần đất liền của Mỹ.
Điều này có nghĩa là các thành phố của Mỹ đều nằm trong phạm vi hoạt động của tàu Trung Quốc. Thêm vào đó, tên lửa JL-3 còn có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc hiện có 4 tàu ngầm lớp Jin được trang bị 12 tên lửa JL-2.
Đến những năm 2020, Trung Quốc sẽ có các tàu ngầm lớp 096 được trang bị các tên lửa JL-3.
Tuy nhiên, theo National Interest, Trung Quốc đang tỏ dấu hiệu cho biết không muốn tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ mà chỉ muốn sử dụng các tên lửa này như một công cụ mang tính răn đe và mặc cả với Mỹ.
“Trung Quốc sẽ chỉ phát triển các tàu ngầm có mang tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm vì mục tiêu của Trung Quốc là tập trung đảm bảo quân đội có năng lực phản công hiệu quả và mạnh mẽ nhất trong trường hợp đất nước bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân”, một chuyên gia Trung Quốc cho hay.
Hà Dung
Theo PLO
Phương Tây: Không có cách đánh chặn tên lửa siêu âm của một quốc gia dầu khí!
Các phương tiện truyền thông phương Tây đang dậy sóng tranh cãi về chủ đề vũ khí mới Nga. Nhiều hãng tin cho rằng vũ khí này là giả mạo, nhưng cũng buộc phải thừa nhận rằng trên thế giới không có bất cứ phương tiện phòng không nào có thể ngăn chặn tên lửa siêu âm Avangard, có tốc độ tới 27 Mach (27 lần vận tốc âm thanh).
Tên lửa Avangard xuất kích.
Tại Mỹ, sau khi xuất hiện video ghi lại cuộc thử nghiệm tên lửa chiến lược Avangard ở Nga, các hãng tin đều cố gắng phân tích tình huống thực tế. Trang National Interest đưa ra một bài phân tích khá chi tiết, nghi ngờ khả năng của tên lửa siêu âm nhưng phải thừa nhận rằng không thể đánh chặn được các tên lửa này.
Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, tướng John E. Hyten trong phiên điều trần với Ủy ban Quân vụ Thượng viện vào tháng 03.2018 đã nói rằng: "Chúng tôi không có bất kỳ biện pháp phòng thủ nào nào ngăn chặn được việc sử dụng vũ khí tương tự chống lại chúng ta".
Mặc dù tuyên bố rằng Mỹ vẫn đang dẫn đầu trong lĩnh vực vũ khí chiến lược và đặc biệt là vũ khí siêu âm, nhưng National Interest, dẫn nguồn từ các chuyên gia quân sự Mỹ thẳng thắn nhận xét, không thể đánh chặn được Avangard bằng bất cứ phương tiện phòng thủ tên lửa nào có trong biên chế.
Các chuyên gia quân sự nhận xét, ngay cả trong trường hợp đạt được 50% khả năng đánh chặn tên lửa siêu âm Nga, thì điều đó cũng không thể chấp nhận được từ góc độ an ninh quốc gia Mỹ. Theo bài viết của Nationnal Interest, vào năm 2019, Nga sẽ vượt Mỹ và Trung Quốc về phát triển vũ khí siêu thanh.
Trên các phương tiện truyền thông phương Tây, các học giả, chuyên gia đang cố gắng đánh giá sự thực trong tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga, Yuri Borisov vào ngày 27.12.2018. Theo phát biểu của ông Borisov, trong cuộc thử nghiệm Avangard đạt tốc độ 27 Mach, một con số không thể tưởng tượng được.
Associated Press đăng tải thông tin cho biết, trong cuộc thử nghiệm tên lửa "Avangard" bay từ khoảng cách khu vực phóng Orenburg tới thao trường ở Kamchatka là gần 6.000 km và đạt tốc độ 27 Mach. Tổ hợp tên lửa siêu âmtrong chuyến bay đã thay đổi độ cao, cơ động theo các hướng khác nhau không cùng mặt phẳng. Khả năng cơ động với tốc độ cao khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa không thể đánh chặn.
Tác giả bài viết cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa chung, được Mỹ xây dựng ở Đông Âu (khu Deveselu thuộc Rumani và Redzikowo của Ba Lan) đã ném tiền của người nộp thuế ra ngoài cửa sổ.
Ngoài ra, AP dẫn lời của Sergei Borisovich Ivanov, Chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Nga cho biết: Avangard rẻ hơn hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hàng trăm lần. Tên lửa hoạt động như một viên đá bay lướt trên mặt nước và tùy ý thay đổi hướng bay. Với sự linh hoạt trong quỹ đạo đường bay, không có một hệ thống đánh chặn tên lửa nào của phương Tây có khả năng đánh chặn Avangard.
Những thành tựu khoa học quân sự của Nga đã khiến nhiều cơ quan truyền thông phương Tây và những người có tư tưởng bài Nga cực đoan không thể chấp nhận, họ quay sang chỉ trích các cơ quan chức năng của chính quyền, một trong những chỉ trích đó là: "Các lực lượng tình báo ngủ quên ở đâu, để đất nước của những trạm xăng dầu (ám chỉ Nga xuất khẩu dầu lửa làm kinh tế) lại có thể sản xuất được tên lửa 'Avangard' nằm ngoài sức tưởng tượng".
Theo VietTimes
Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay tự đóng Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc Type 001A đã bắt đầu chạy thử nghiệm lần thứ 4 trên biển trước khi được đưa vào biên chế trong lực lượng hải quân vào tháng 5.2019. Tàu sân bay Type 001A rời cảng Đại Liên ra biển thử nghiệm CHỤP MÀN HÌNH SCMP Tờ South China Morning Post ngày 28.12 đưa...