Giải mật: Mỹ lừa Liên Xô bắn nhầm máy bay dân sự Hàn Quốc
Năm 1983, Mỹ đã bí mật thông báo cho Nhật Bản về việc Liên Xô bắn nhầm máy bay Boeing 747-230B của hãng Korean Air (Hàn Quốc), nhưng Washington luôn cáo buộc Moscow cố tình bắn hạ máy bay này.
Hình ảnh truyền hình Nhật mô phỏng vụ máy bay tiêm kích Liên Xô bắn hạ chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Korean Air năm 1983 làm chết 269 người
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã giải mật những tài liệu ngoại giao cách đây 30 năm và hé lộ nhiều thông tin về vụ rơi máy bay Boeing 747-230B ở đảo Sakhalin (Liên Xô) vào ngày 1.9.1983, theo đài Russia Today (Nga) ngày 24.12.
Theo tài liệu giải mật, hai tháng sau thảm họa rơi máy bay này, một quan chức cấp cao của Mỹ đã bí mật thông báo cho các nhà ngoại giao Nhật Bản rằng Liên Xô bắn hạ máy bay Boeing 747-230B vì nhầm tưởng máy bay này là máy bay trinh sát Mỹ.
Quan chức cấp cao Mỹ cũng thông báo rằng Washington dự định sử dụng “những phương tiện bí mật” để xác định và thu hồi hộp đen của máy bay Hàn Quốc, nhưng Liên Xô nhanh tay tìm kiếm và giữ hộp đen trước.
Trong nhiều thập niên qua, Washington và nhiều nước trên thế giới luôn khẳng định Liên Xô đã cố tình bắn hạ chiếc máy bay chở khách Boeing 747-230B của Hàn Quốc, khiến tất cả 269 người trên máy bay thiệt mạng.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Boris Yeltsin (trái) trao hộp đen máy bay của hãng Korean Air (chuyến bay 007) bị máy bay Liên Xô bắn hạ năm 1983 cho Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-Woo tại Dinh Tổng thống Hàn Quốc ở Seoul tháng 11.1992 – Ảnh: AFP
Và những tài liệu giải mật mới đây của Nhật Bản cho thấy Mỹ biết rõ số phận của máy bay Hàn Quốc.
Vào ngày 1.9.1983, chiếc Boeing 747-230B (chuyến bay KE007) bay từ thành phố New York đến thủ đô Seoul (Hàn Quốc), quá cảnh ở thành phố Anchorage, bang Alaska (Mỹ).
Sau khi cất cánh từ Anchorage về Seoul, không rõ vì sao máy bay Boeing 747-230B lại chuyển hướng bay qua bán đảo Kamchatka (Liên Xô), nơi có nhiều căn cứ quân sự.
Máy bay trinh sát RC-135 của Không quân Mỹ, do Boeing chế tạo
Máy bay Boeing 747-230B tiếp cận không phận Liên Xô cùng thời điểm với một máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ (do hãng Boeing chế tạo). Lúc bấy giờ, tín hiệu 2 máy bay xuất hiện trùng nhau trên radar dân sự Liên Xô. Sau đó, một trong hai máy bay xuất hiện trên màn hình radar quân sự của Liên Xô. Lúc này, máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ đã chủ động tắt hết đèn và ngắt thiết bị thông tin liên lạc với mặt đất.
Các chiến đấu cơ Su-15 của Không quân Liên Xô được điều động để ngăn chặn máy bay lạ xâm phạm không phận, nhưng do nhầm lẫn mục tiêu đã bắn nhầm máy bay dân sự khi tưởng rằng đó là chiếc RC-135 của Mỹ. Thảm kịch này đã làm xấu đi trầm trọng quan hệ giữa Liên Xô với Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Hiệp hội Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã điều tra vụ việc và kết luận rằng phi công Hàn Quốc đã điều chỉnh lại chế độ lái tự động không đúng.
Còn Liên Xô khẳng định máy bay bị bắn hạ đang thực hiện chuyến bay trinh sát qua một khu vực cấm trong không phận Liên Xô để thu thập thông tin về những hệ thống phòng không trong khu vực này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Máy bay dân sự sẽ được theo dõi bằng vệ tinh
Hội Viễn thông quốc tế (ITU), một cơ quan trực thuộc LHQ, vừa ra quyết định sẽ dùng vệ tinh để theo dõi tất cả máy bay dân sự của các quốc gia thành viên, theo tờ Le Temps.
Vụ mất tích bí ẩn của MH370 vào năm ngoái làm nảy sinh những lo ngại về hệ thống theo dõi hiện hữu - Ảnh: Reuters
Với biện pháp này, những trường hợp máy bay mất tích bí ẩn như chuyến bay MH370 của Hãng Malaysia Airlines vào tháng 3.2014 sẽ không tái diễn. Hiện các chuyến bay dân sự được định vị bằng các hệ thống radar từ mặt đất, vốn không thể bao quát hết các vùng biển, đồi núi hay sa mạc.
Những "vùng khuất" này chiếm đến 70% diện tích địa cầu nên khả năng hạn chế của radar thật sự là một thách thức lớn đối với an ninh của ngành hàng không dân sự. Do đó, các chuyên gia của ITU đã quyết định sẽ dùng một tần số sóng vô tuyến riêng biệt để "kết nối" máy bay dân sự với các vệ tinh. Như vậy, sắp tới các chuyến bay sẽ được theo dõi từ không gian nên sẽ không còn những hạn chế về địa hình.
Đại diện ITU cho biết: "Với thỏa thuận mới, các hãng hàng không của những quốc gia thành viên sẽ phải điều chỉnh lại hệ thống phát sóng, nhưng sẽ không tốn kém lắm vì vẫn cùng loại với sóng vô tuyến đang được dùng". Dự kiến, khi được áp dụng vào năm 2017, cứ 15 phút, máy bay và vệ tinh sẽ trao đổi tín hiệu nhưng trong trường hợp xảy ra sự cố, tần suất thu phát sóng là 1 lần/phút.
Lan Chi
Theo Thanhnien
NATO trên bờ vực chiến tranh hạt nhân với Liên Xô năm 1983 Những cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1983 có nguy cơ đẩy Mỹ và đồng mình vào bờ vực chiến tranh hạt nhân với Liên Xô, theo một tài liệu tình báo Mỹ mới được giải mật. Lực lượng NATO tập trận ở vùng biển Baltic hồi tháng 6.2015 - Ảnh: AFP Tháng 11.1983, NATO...