Giải mật kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của Nhật Bản chống Liên Xô
Tờ “Bắc Kinh buổi sáng” vừa có bài viết đề cập đến một số tài liệu giải mật của Chính phủ Mỹ mới đây đã chứng tỏ, 55 trước, Chính phủ Nhật Bản đã từng có ý định triển khai vũ khí hạt nhân chống lại Liên Xô.
Theo thông tin của bài báo, vào năm 1958, Nội các Nhật Bản đã thảo luận rất nghiêm túc về tính khả thi của kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân mang “Tính tự vệ” chống Liên Xô và truyền đạt ý định này đến Hoa Kỳ. Nhưng sau đó, trước sức ép của dân chúng Nhật Bản, kế hoạch này đã không được thực hiện..
Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản khi đó là ông Douglas MacArthur II – cháu trai của Thống tướng lừng danh Douglas MacArthur đã tiết lộ, trong một cuộc họp do Bộ Quốc phòng và Quốc hội triệu tập, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Kishi (ông nội của Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm Shinzo Abe) đã đưa ra ý kiến, Hiến pháp Nhật Bản không cấm sở hữu bất cứ một loại vũ khí nào, việc Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân là điều cần thiết.
Đại sứ Mỹ Douglas MacArthur II hoan nghênh việc Nhật Bản triệu tập hội nghị thảo luận vê vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong bức điện tín tuyệt mật gửi Quốc vụ khanh Mỹ lúc đó là ông John Foster Dulles ngày 20/06/1958, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yamada đã cho ông ta biết, ngày càng nhiều quan chức của Bộ ngoại giao nhận thấy: Để chống lại cuộc xâm lược của Liên Xô với nhiều loại vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới, việc Nhật Bản kiên trì với quan điểm nhất quán là hiện đại hóa các loại vũ khí mang tính chất phòng vệ (không sở hữu) vũ khí hạt nhân đã trở nên lỗi thời.
Hoa Kỳ tin rằng, các quan chức Nhật Bản đã thảo luận về việc triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, để đề phòng các máy bay Liên Xô xâm phạm không phận Nhật.
Video đang HOT
Trong 1 bức điện báo thời đó, Đại sứ Douglas MacArthur II cho biết, Yamada thừa nhận rằng, đối với công chúng Nhật Bản, vấn đề vũ khí hạt nhân đã gây nên hiệu ứng một tâm lý và tình cảm rất nghiêm trọng trong đời sống xã hội Nhật Bản.
Quả thực, lúc đó nhân dân Nhật Bản vẫn chưa chuẩn bị tinh thần cho một sự thay đổi trong chính sách hạt nhân của Chính phủ, khi mà sự việc Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử hủy diệt thành phố Hiroshima và Nagasaki vào tháng Tám năm 1945 để đẩy nhanh tiến độ đầu hàng của Nhật, vừa mới trôi qua chưa lâu.
Trong một bức điện tín khác, đại sứ Mỹ tỏ thái độ hoài nghi, xem xét đến thái độ của dân chúng Nhật Bản, ông cho rằng, trong nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Kishi và Ngoại trưởng Aiichiro Fujiyama khó mà đưa ra một sự thay đổi mang tính cách mạng nào, đối với chính sách hạt nhân hiện hành của Nhật Bản.
Trong một Bị vong lục (Biên bản ghi nhớ) khác vừa được giải mật, vào ngày 09/09/1958, ông Douglas MacArthur II cho biết, Thủ tướng Kishi đã khẳng định trước Chính phủ và Quốc hội là Nhật Bản cần phải có vũ khí hạt nhân, mặc dù ông thừa nhận là thực sự không muốn Mỹ triển khai loại vũ khí này trên đất nước mình.
Quả thực lời tiên đoán của Đại sứ Mỹ đã thành hiện thực khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Kishi và Ngoại trưởng Aiichiro Fujiyama đã không đạt được một bước tiến nào, trong vấn đề tự lực phát triển hoặc cho phép Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân trên đất Nhật Bản.
Và đến tháng 1/1968, Thủ tướng kế nhiệm Eisaku Sato đã tuyên bố rõ ràng về “3 nguyên tắc phi hạt nhân” là: “Không chế tạo, không sở hữu và không cho phép nước ngoài triển khai vũ khí hạt nhân trên đất Nhật Bản”. Đến tháng 1/1971, Quốc hội Nhật Bản đã chính thức phê duyệt lấy nguyên tắc này làm chính sách cơ bản về vũ khí hạt nhân của Nhật.
Cho dù đã có thời điểm nhu cầu về sở hữu vũ khí hạt nhân đã xuất hiện, nhưng tựu trung tiếng nói của người dân Nhật phản đối vũ khí hạt nhân vẫn là yếu tố quyết định. Vì vậy, cho đến nay Chính phủ Nhật Bản vẫn kiên trì với nguyên tắc “Ba không” với vũ khí hạt nhân, đồng ý nhận “chiếc ô bảo vệ hạt nhân” của Mỹ.
Hiện nay, tình hình quốc tế và khu vực đã có nhiều biến động to lớn, những quan điểm và nguyên tắc cũ cái thì lỗi thời cần xóa bỏ hoàn toàn, cái thì lạc hậu cần có sự thay đổi mà điển hình là ý kiến sửa đổi “Hiến pháp hòa bình” của Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe. Trong tình hình này, mọi điều đều có thể xảy ra, vấn đề Nhật có khả năng xem xét sửa đổi nguyên tắc “3 không” với vũ khí hạt nhân hay không vẫn đang còn để ngỏ.
Theo ANTD
Trung Quốc "mặc cả" ngầm về Scarborough với Philippines
Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) có trụ sở tại Washington, D.C (Mỹ) nhận định rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể đã quyết định tham gia đàm phán "ngầm" với Philippines để thuyết phục nước này rút lại vụ kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển nhằm phản đối việc Bắc Kinh đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông. Lý do Bắc Kinh làm thế là để tránh những nguy cơ gây ra từ vụ kiện này.
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - tâm điểm tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc
Tuy nhiên, nếu làm như vậy, Bắc Kinh sẽ phải nhượng bộ Manila một số vấn đề như mở lại con đường vào bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) cho Philippines, đảm bảo các dự án phát triển dầu khí của Philippines tiếp tục được tiến hành mà không bị quấy rối, đồng thời cam kết rằng những cuộc đàm phán về tranh chấp Biển Đông sẽ tiếp tục diễn ra trên tinh thần thiện chí. Theo nhà phân tích Peter Dutton thuộc CNAS, nếu vụ kiện trên tiếp tục, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thất bại bởi vì những đòi hỏi chủ quyền phi lý của nước này đối với gần như toàn bộ Biển Đông không được luật pháp quốc tế ủng hộ.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 30-3 đã tìm kiếm sự ủng hộ của Mông Cổ trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj và Thủ tướng Norov Altankhuyag, ông Abe cho biết ông đã đề nghị Mông Cổ ủng hộ trong cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Mông Cổ đã bày tỏ sự thông cảm với lập trường của Nhật Bản. Thủ tướng Abe cũng nói rằng, cánh cửa đối thoại với Trung Quốc vẫn mở.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định chuyển 4 tàu hộ vệ tên lửa cũ của lực lượng hải quân thành tàu tuần duyên nhằm đối phó với những hành động trên biển ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư.
Theo ANTD
"Nhật Bản đã trở lại" Thủ tướng Nhật Abe và Tổng thống Mỹ Obama đã nhất trí thắt chặt hơn nữa liên minh an ninh giữa hai nước và tiếp tục cứng rắn với Triều Tiên trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo tại Washington. Tuyên bố trên được đưa ra tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ...