Giải mật dữ liệu về mối quan hệ với Nga: Vũ khí cuối cùng của Tổng thống Trump?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép giải mật tất cả dữ liệu về ‘mối quan hệ’ của ông với Nga.
Công tố viên đặc biệt Robert Mueller không tìm thấy bằng chứng thông đồng giữa Tổng thống Trump và Nga. (Nguồn: Getty Images)
Đêm 6/10, nhà lãnh đạo Mỹ viết trên mạng xã hội Twitter: “Tôi đã ra lệnh giải mật tất cả các tài liệu liên quan đến vụ tội phạm chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, vụ lừa bịp liên quan đến Nga cũng như vụ bê bối với thư điện tử của bà Hillary Clinton. Không kiểm duyệt”.
Trong một bài đăng khác, ông Trump cho biết, cách đây rất lâu, ông đã giải mật tất cả dữ liệu vốn được gọi là “sự thông đồng với Nga”. Ông Trump bổ sung: “Thật đáng tiếc cho đất nước của chúng ta, mọi người đã hành động rất chậm chạp, đặc biệt nếu xét đến việc vụ này có thể là tội ác chính trị lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Hãy hành động!”.
Chính quyền Mỹ đã cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, Moscow phủ nhận điều này. Trên cơ sở báo cáo chưa được xác nhận về “mối quan hệ” của ông Trump với Nga, các cơ quan tình báo Mỹ đã theo dõi các nhân viên trụ sở tranh cử của ông Trump. Sau đó, “vụ án Nga” được Công tố viên đặc biệt Robert Mueller điều tra nhưng ông không tìm thấy bằng chứng thông đồng nào.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, nhà phân tích chính trị, ông Vladimir Shapovalov, Phó giám đốc Viện Lịch sử và Chính trị thuộc Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow đã bình luận về hành động của ông Trump: “Chúng ta đã bước vào giai đoạn được gọi là kỷ nguyên chân thành mới. Một phần của sự chân thành mới này là giải mật những thứ mà trước đây không thể công khai. Đó là những cuộc điện đàm giữa lãnh đạo các nước với nhau, là thông tin tình báo bí mật. Ông Trump cũng hành động theo mô hình như vậy”.
Ông Shapovalov nhấn mạnh, nước Mỹ đang bước vào giai đoạn cuối của chiến dịch bầu cử. “Ông Trump đã đưa ra vũ khí cuối cùng của mình và bắt đầu chiến dịch mới chống ông Joe Biden. Tôi nghĩ tiếp theo có khả năng sẽ là vụ Ukrainegate. Ông Trump hy vọng xoay chuyển tình thế có lợi cho mình theo cách này. Tôi nghĩ rằng, ông Trump có cơ hội thu hút bộ phận đại cử tri đang do dự”.
Theo ông Shapovalov, không phải ngẫu nhiên mà ông Trump quay lại chủ đề đã cũ này và áp đặt nó đối với đối thủ của ông. Ông Trump cho biết, các tài liệu được giải mật có chứa nhiều thông tin quan trọng.
“Tất nhiên, trong đó sẽ có thông tin quan trọng hay đúng hơn là sự thiếu vắng thông tin. Không hề có việc ông Trump liên quan đến Nga. Đây là điều hiển nhiên. Điều này không cần phải chứng minh vì nó đã được chứng minh trước đây, chủ yếu bởi Công tố viên Mueller. Ông Mueller đã không tìm thấy bằng chứng nào. Trên thực tế, bây giờ ông Trump vẫn đưa ra câu chuyện đó làm cho nó trở nên thời sự cấp bách trong bối cảnh những ngày tranh cử cuối cùng, khiến cử tri nhớ đến vụ gian lận được đảng Dân chủ tổ chức”, chuyên gia Shapovalov bình luận.
Ông Shapovalov nhận định, đây không phải là “quân át chủ bài” nhưng điều quan trọng là ông Trump đang nêu ra chủ đề mà đối thủ chính trị của ông đã coi là xu hướng chính trong 4 năm qua. Trên thực tế, ông Trump đã ngăn họ khai thác chủ đề này trong những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử và đây thực sự là đòn đánh chặn chương trình nghị sự. Mặc dù điều này sẽ không mang lại cho ông Trump những lợi thế hữu hình nhưng sẽ cho phép ông đánh bật “quân át chủ bài” khỏi tay đối thủ.
Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt của LHQ lên Iran
Ngoại trưởng Mike Pompeo tối 19/9 thông báo Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Iran, bất chấp phản đối từ Hội đồng Bảo an.
Động thái mới nhất này là một phần trong chiến lược của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm "gây áp lực tối đa" lên Tehran. Nó được đưa ra sau khi Mỹ không thể gia hạn lệnh cấm vận vũ khí thông thường đối với Iran, dự kiến hết hạn vào tháng tới, thể theo thỏa thuận hạt nhân Iran.
Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu trước phóng viên sau một cuộc họp với các thành viên Hội đồng Bảo An tại Liên Hợp Quốc ngày 20/8. Ảnh: AP.
"Mỹ có hành động quyết đoán này bởi, ngoài việc Iran không thực hiện các cam kết trong Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), Hội đồng Bảo an cũng không thể gia hạn lệnh cấm vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran, vốn đã có hiệu lực 13 năm", Ngoại trưởng Pompeo cho biết trong thông báo. "Theo các quyền của chúng tôi..., chúng tôi bắt đầu quá trình khôi phục gần như tất cả những lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, bao gồm cả lệnh cấm vận vũ khí. Kết quả là thế giới sẽ an toàn hơn".
Nhà Trắng dự kiến ban hành một sắc lệnh hành pháp vào ngày 21/9 nêu rõ cách thức Mỹ sẽ thực thi các lệnh trừng phạt đã được khôi phục và Bộ Tài chính Mỹ sẽ liệt kê những hình thức trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm.
"Mỹ hy vọng tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của họ để thực hiện các biện pháp này", Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố.
Tuy nhiên, động thái từ phía chính quyền Mỹ đã vấp phải phản đối từ các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an. Theo họ, Mỹ đã mất đi vị thế pháp lý để có thể tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Iran khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018.
Trong thư gửi Hội đồng Bảo an ngày 19/9, Iran nói rằng hành động của Mỹ là "vô hiệu, không có giá trị pháp lý và hiệu lực, do đó hoàn toàn không thể chấp nhận được".
JCPOA được Iran ký với 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc vào năm 2015 sau 15 năm đàm phán ngoại giao. Theo thỏa thuận, Iran sẽ hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc giảm bớt lệnh trừng phạt quốc tế.
Tổng thống Trump năm 2018 tuyên bố rút khỏi thỏa thuận vì "không hiệu quả", đồng thời thực hiện chiến dịch gây áp lực tối đa với Iran bằng cách áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với nước này, bất chấp sự phản đối của các nước còn lại trong thỏa thuận.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi JCPOA năm 2018, Iran cũng từ bỏ một số cam kết trong thỏa thuận để đáp trả. Căng thẳng hai nước thêm trầm trọng sau khi Washington không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani đầu năm nay, khiến Tehran trả đũa bằng đòn tập kích tên lửa nhằm vào căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Tổng thống Trump đưa nhầm máy bay, súng trường Nga vào áp phích tái tranh cử Bức ảnh trên áp phích chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump có hình ảnh người lính cầm AK-74M, trên đầu là chiếc MiG-29 bay lượn - tất cả đều là vũ khí của Nga. Bức áp phích lỗi. Một sự cố hy hữu đã xảy ra đối với chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump khi đội...