Giải mật cuộc đối đầu tàu ngầm Xô – Mỹ ở Biển Đông (kỳ I)
Mùa hè năm 1972, tàu ngầm Guardfish (SSN-612) đang triển khai ở biển Nhật Bản khi mà các sự kiện trên thế giới đã đẩy vị thuyền trưởng, trung tá hải quân David C.Minton III và thủy thủ đoàn của ông tham gia vào một cuộc phiêu lưu để đời.
Tiền Phong giới thiệu câu chuyện về cuộc chạm trán hải quân giữa tàu ngầm hai cường quốc Liên Xô và Mỹ ở Biển Đông trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, qua lăng kính người Mỹ.
Từ trên xuống dưới, nhìn qua kính tiềm vọng: Máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Liên Xô Tu-16, Tu-95 và tàu ngầm Charlie.
Ngày 9 tháng 5, cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã nóng lại khi cuộc đàm phán hòa bình tai Paris đổ vỡ, và các lực lượng của Mỹ đã bắt đầu thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng và các cảng quan trọng khác của miền Bắc Việt Nam. Mục đích cuộc phong tỏa nhằm ngăn chặn quân đội Bắc Việt Nam mà cuộc tiến công của họ đang được tiếp tế bằng đường biển bởi các đồng minh. Tàu Guardfish đã nhận được điện tín thông báo về khả năng sẽ có sự đáp trả bằng hải quân từ phía những người Xô Viết.
Tình hình thế giới rất căng thẳng. Không ai biết Liên bang Xô Viết sẽ phản ứng thế nào trước cuộc phong tỏa thủy lôi này. Tàu ngầm Guardfish đang ở độ sâu kính tiềm vọng tại một vị trí gần căn cứ hải quân lớn nhất của người Xô Viết tại Thái Bình Dương. Vào chiều tối ngày 10 tháng 5, một mục tiêu tiếp xúc bề mặt bị phát hiện ở ngoài kênh và nó đang di chuyển với tốc độ cao cắt ngang các đường giới hạn thông thường của kênh thủy đạo và hướng thẳng về phía tàu ngầm Guardfish đang chờ đợi. Khi tiếp xúc lại gần hơn nữa trong bóng tối đang sẫm lại, chúng tôi đã xác định được một cách trực quan đó là một tàu ngầm tên lửa Xô viết lớp Echo-2.
Tàu ngầm đó có lượng giãn nước 5.000 tấn, được cấp nguồn năng lượng từ lò phản ứng hạt nhân, mang theo 8 tên lửa Shaddock diện-diện (surface-to-surface missiles) có thể bắn trúng các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 200 dặm. Guardfish bám theo nó. Chẳng mấy chốc Echo-2 lặn sâu xuống nước tiến theo hướng Đông-Nam với vận tốc lớn. Đó phải chăng là cuộc xuất kích đáp trả sự phong tỏa Hải Phòng bằng thủy lôi?
Trong hai ngày sau, tàu ngầm Liên Xô thường xuyên giảm tốc độ dành nhiều thời gian lặn ở độ sâu kính tiềm vọng, có thể để nhận các mệnh lệnh chi tiết từ tư lệnh hải quân chỉ huy nó. Trong khi lắng nghe Echo, Guardfish cũng bơi chậm lại, điều đó mở rộng đáng kể phạm vi phát hiện của sonar trên tàu. Trước sự ngạc nhiên của thủy thủ đoàn và sự báo động, có lẽ họ đã phát hiện ít nhất hai và có thể là ba chiếc tàu ngầm Liên Xô trong khu vực. Một tàu ngầm đã rất khó theo dõi, đeo bám ba hoặc bốn tàu ngầm là điều không thể! Vì vậy họ tập trung mọi nỗ lực duy trì tiếp xúc với Echo II mà họ đã xác định được bằng trực quan.
Tàu ngầm tuần dương chiến lược mang tên lửa đạn đạo Delta qua kính tiềm vọng.
Khi Echo II tiếp tục di chuyển tới lối ra phía nam của Biển Nhật Bản, thuyền trưởng phải thực hiện hai quyết định quan trọng. Thứ nhất, việc triển khai của ba, cũng có thể là bốn tàu ngầm Liên Xô có đáng để phá vỡ sự im lặng vô tuyến điện hay không? Ưu tiên số một trong tất cả các chiến dịch giám sát tàu ngầm là phải cung cấp được sự cảnh báo sớm về một cuộc triển khai bất thường của các tàu hải quân Liên Xô. Đây là loại báo cáo, gọi là báo cáo khẩn, chưa bao giờ được gửi đi trước đây.
Thuyền trưởng xác định rằng bây giờ là lúc cho Guardfish phá vỡ sự im lặng đó và ông đã thông báo cho chỉ huy chiến dịch biết tình hình tại chỗ. Thứ hai, Guardfish nên từ bỏ nhiệm vụ giám sát của mình trong Biển Nhật Bản để tiếp tục bám theo chiếc tàu ngầm Liên Xô? Lệnh hoạt động về trường hợp này vẫn im lặng chưa thấy tới, nhưng thuyền trưởng có cảm giác rằng người chỉ huy chiến dịch của họ muốn biết nơi người Xô viết sẽ đến. Bởi vì ông không thừa thãi thời gian để chờ đợi mệnh lệnh nên ông viện dẫn một tín điều bí mật của các chỉ huy tàu ngầm, “Không có can đảm, sẽ không có dải băng anh hùng”. Và thế là họ theo đường của họ!
Theo dõi là một nhiệm vụ phức tạp. Đối với một chiếc tàu ngầm để không bị phát hiện thì vị trí tiếp xúc, và đương nhiên, cả tốc độ của nó cũng phải được xác định bằng cách sử dụng các phương vị sonar thụ động. Dải thụ động đòi hỏi Guardfish cần liên tục cơ động để tạo ra phương vị thay đổi so với đối tượng tiếp xúc. Quá gần bạn có thể bị phát hiện, quá xa tiếp xúc có thể bị mất. Những thao tác cơ động này thường được tiến hành trong khu vực lạc hướng của đối tượng tiếp xúc, điểm mù phía đuôi tàu.
Tàu ngầm Echo II hàng giờ đảo hướng để xóa khu vực lạc hướng này (baffle area). Đôi khi đó là cú ngoặt rất thụ động đến 90 độ để sonar của con tàu có thể lắng nghe mọi điều đằng sau nó và vào các thời điểm khác, con tàu lại chủ động quay 180 độ và phóng thật nhanh trở lại theo hướng cũ về phía Guardfish. Thao tác cơ động này rất nguy hiểm tạo ra khả năng một vụ va chạm thực sự. Ít nhất nó sẽ tạo ra cơ hội phát hiện sự hiện diện của Guardfish khi khoảng cách giữa 2 tàu ngầm gần lại. Khi Echo thực hiện thao tác cơ động xóa vùng mù thủy âm, Guardfish cố gắng dự đoán Echo-II sẽ quay hướng nào, nhằm bám theo một cách vô hình tàu ngầm Xô Viết từ phía đối diện. Ngoài ra, Guardfish còn phải ngay lập tức giảm tốc độ sao cho im lặng đến mức có thể và dành nhiều thời gian và tăng khoảng cách hơn nữa cho đến khi Echo II quay trở lại hướng di chuyển trước đây của nó.
Chiến hạm đầy uy lực Sovremenny của Liên Xô.
Ở Washington người ta cần có các báo cáo tình hình thường xuyên để đánh giá mối đe dọa và ý đồ của các lực lượng Xô Viết. Tổng thống Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia của ông hàng ngày được giới thiệu các phúc trình tóm tắt. Do việc truyền sóng radio tần số cao công suất lớn từ Guardfish là đối tượng để phát hiện và định vị bởi mạng lưới chặn bắt sóng điện từ của Liên Xô, một phương pháp liên lạc thay thế đã được thiết lập.
Máy bay chống ngầm P-3 của Hải quân đã bay những phi vụ bí mật trên các vị trí dự đoán có Guardfish và nhận được các báo cáo tình hình thông qua các bản tin ngắn phát trên tần số siêu cao hoặc trực tiếp từ Guardfish ở độ sâu kính tiềm vọng hoặc thông qua các phao phát tín theo khe thời gian, các bộ truyền phát tiêu hao nguồn nhỏ có thể lập trình với một bản tin ngắn và phóng ra từ bộ ejector tín hiệu (signal ejector) trong khi Guardfish vẫn đang ở độ sâu theo dõi.
Figure 33.-Submarine Signal Ejector.
Trong gian đoạn theo dõi này, bất kỳ tàu ngầm nào đang ở trên Thái Bình Dương đều được triển khai khẩn trương nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu sân bay đang hoạt động ngoài khơi duyên hải Việt Nam, cũng như để dò tìm các tàu ngầm Xô viết. Sự triển khai này tạo thành một vấn đề nhiễu loạn qua lại, đối với bản thân tàu ngầm Guardfish, cũng như đối với bộ tham mưu chiến dịch hoạt động tàu ngầm này.
Guardfish được trao nhiệm vụ đến bất cứ nơi nào mà tàu ngầm Echo Xô Viết đi tới và bộ tham mưu phải tái bố trí sự triển khai các tàu ngầm thường xuyên để đảm bảo rằng nhiều tàu ngầm Mỹ êm hơn sẽ không gây nguy hiểm cho nhau hoặc cho bản thân Guardfish.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Echo-II.
Video đang HOT
Tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay Kiev.
Một lần khi đang ở trong biển Philippines Echo II quay về phía tây nam tiến theo hướng đến Bashi Channel, một eo biển giữa Đài Loan và các đảo nhỏ phía bắc đảo Luzon quần đảo Philippines. Bashi Channel thường được dùng như thủy đạo bắc vào Biển Đông và thuyền trưởng phải chắc chắn rằng đó là mục tiêu của Echo II, nhưng dấu vết của họ lại tiếp tục dẫn về phía nam so với hướng bình thường. Sau đó, Echo II đi chậm lại và chuyển lên chiều sâu kính tiềm vọng rồi tiếp tục chủ động đi rất nhanh dựa trên máy dò sâu của mình có thang đo ngắn không phù hợp với độ sâu của nước ở khu vực này. Tàu ngầm đã mất dấu!
Trong khi ở độ sâu kính tiềm vọng, con tàu Xô Viết chắc đã phải thu nhận được một sự chỉnh sửa tốt bởi vì Echo II đã lặn xuống sâu, hướng về Bashi Channel, tăng tốc độ lên 16 hải lý. Sau khi báo cáo về sự điều chỉnh hướng nhanh chóng này qua các phao phát tín hiệu, Guardfish tăng tốc phóng theo tàu Xô Viết, biết rằng việc tái định vị các tàu ngầm Mỹ sẽ gần như là không thể nếu dựa trên bản tin ngắn này. Như là một biện pháp phòng ngừa chống va chạm với một tàu ngầm Mỹ, thuyền trưởng thay đổi độ sâu đến 100 mét, độ sâu thường được sử dụng bởi các tàu ngầm Liên Xô và đó là độ sâu mà các tàu ngầm Hoa Kỳ thường tránh. Mối lo sợ của ông đã được chứng minh khi Guardfish phát hiện một tàu ngầm của Mỹ đang tiến xa về phía bắc với tốc độ rất cao.
Ngày 18 Tháng 5 Echo II đi vào Biển Đông và chuyển đến một điểm ngoài khơi cách bờ biển đảo Luzon khoảng 300 dặm. Trong tám ngày, nó thiết lập lưới cơ động chậm rãi tạo nên một khu vực tuần tra hình chữ nhật cách xa khoảng 700 dặm tới tuyến mà các tàu sân bay của chúng ta đang di chuyển dọc theo bờ biển Việt Nam và vượt xa ngoài phạm vi xạ kích tên lửa 200 dặm của nó.
Trong khi nhóm theo dõi phải vật lộn để duy trì tiếp xúc với Echo II, các sự kiện trên thế giới đang chuyển sang xu hướng hòa bình hơn. Sau các cuộc đàm phán lâu dài, Tổng thống Nixon đã đến Moskva tham dự hội nghị thượng đỉnh lịch sử của mình với Tổng Bí thư Brezhnev của Liên Xô. Trong thời gian hội nghị thượng đỉnh, ngày 24 tháng 5, Cố vấn An ninh quốc gia Kissinger thông báo cho ông Brezhnev rằng Hoa Kỳ đã biết việc Liên Xô triển khai các tàu ngầm và sự hiện diện của họ quá gần khu vực chiến tranh Việt Nam là một hành động khiêu khích và cực kỳ nguy hiểm. Trong hai ngày kể từ cuộc đối chất này, người Liên Xô nhắm mắt làm ngơ và tàu ngầm Echo bắt đầu hướng về phía bắc.
Sau khi vượt qua Bashi Channel tàu ngầm Echo thiết lập một khu vực tuần tra thứ hai trong biển Philippines về phía nam đảo Okinawa. Khu vực này của đại dương có những đặc tính về thủy âm tồi nhất đến mức có thể. Nó thường bị đan chéo bởi các giao thông thương mại dày đặc và vào ban đêm tiếng ồn sinh học và các cơn mưa thường xuyên làm nhiễu loạn sonar. Duy trì tiếp xúc trở nên khó khăn hơn so với trước đây, làm cho Guardfish cần phải bám đuổi ở những khoảng cách gần hơn và gần hơn nữa.
Một thủ tục dài nhằm chuyển sự theo dõi cho một tàu ngầm khác của Mỹ, vừa được phát triển bởi bộ tham mưu, được phát trên mạng truyền tin rộng rãi. Trong khi Guardfish đang ở độ sâu kính tiềm vọng sao chép tin nhắn khẩn cấp này, tàu ngầm Echo II đã bất ngờ nổi lên độ sâu kính tiềm vọng và phát hiện trực quan được Guardfish. Các thao tác cơ động tiếp theo của cả Guardfish và Echo II diễn ra rất mãnh liệt và ở tốc độ cao. Việc cố giữ tiếp xúc cảnh báo được chứng minh là không thể và tiếp xúc với Echo II đã bị mất.
Victor-II.
Khi Guardfish trở về Guam vào ngày 10 tháng 6, thủy thủ đoàn đã bơi ngầm 123 ngày với chỉ 8 ngày ngừng đi biển để sửa chữa. Họ đã thực hiện hai hoạt động có yêu cầu đặc biệt bao gồm cuộc theo dõi 28 ngày tàu ngầm Xô viết Echo II trong những điều kiện cực kỳ căng thẳng, nhưng tinh thần của Guardfish cực kỳ cao. Các sĩ quan và thủy thủ đoàn tự hào rất chính đáng về những gì họ đã hoàn thành.
Chi tiết cuộc chạm trán, truy đuổi hết sức căng thẳng, gay cấn giữa lực lượng tàu ngầm chiến lược Xô – Mỹ ở Biển Đông nhìn nhận thế nào bởi chỉ huy hai phía Liên Xô và Mỹ sẽ được đăng tải trong các kỳ tiếp theo.
(còn tiếp)
Theo Dantri
"Bão lửa" Kachiusa Việt Nam và các loại pháo phản lực
Hệ thống pháo phản lực đã trở nên nổi tiếng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Dàn pháo phản lực với sức hủy diệt khủng khiếp khiến quân Đức khiếp sợ được những người lính Xô Viết đặt một cái tên khá trìu mến Kachiusa cũng có mặt trong quân đội Việt Nam.
Kachiusa BM-13 đã thật sự trở thành loại pháo phản lực bắn loạt vì nó mang đầy đủ các tính năng kỹ chiến thuật của pháo binh: Kích thước nhỏ, đơn giản, có khả năng trong cùng một lúc tiêu diệt nhiều mục tiêu trên một diện tích rộng và có khả năng cơ động rất cao.
Sau năm 1945 lực lượng vũ trang Xô Viết nhận được hàng loạt các hệ thống tên lửa phản lực khác nhau, được sản xuất dựa trên kinh nghiệm của chiến tranh vệ quốc vĩ đại như BM- 24 ( 1951) BM-14 200 mm 4 nòng trên xe BMD - 20 (1951) và 140 mm 16 nòng BM-14-16 (1958) hoặc loại pháo phản lực dàn 17 nòng RPU-14 trên thân của pháo D-44.
Vào những năm đầu của thập niên 1950x đã chế tạo và đưa vào thử nghiệm loại pháo có tầm bắn xa và uy lực rất lớn Korsun, nhưng không sản xuất hàng loạt. Tất cả các mẫu này đều chỉ là cải tiến dưới cái bóng của pháo phản lực Kachiusa
Kachiusa trên trường quốc tế ( BM-21 Grad)
Vào năm 1963, trong biên chế trang bị của quân đội Xô Viết tiếp nhận hệ thống pháo phản lực dàn thế hệ 2. Đó là pháo phản lực dàn BM-21 (Grad). Loại pháo phản lực này cho đến tận ngày nay theo các thông số kỹ thuật được chế tạo cũng chưa hề có loại nào sánh bằng. Các giải pháp kỹ thuật được áp dụng trong quá trình thiết kế (Grad) được áp dụng cho tất cả các loại pháo phản lực khác trên thế giới.
Ví dụ như phương án lắp đặt các ống phóng tên lửa sao cho gọn và dễ thay thế, có thể sử dụng ống phóng đạn 1 lần kiểu casset, đạn 122mm có thể có những biến thể như đạn nổ phá, nhiệt áp, đạn điều khiển laser bán chủ động, đạn chống tăng tự dẫn hồng ngoại tầm bắn cầu vồng, rải mìn.
Quan trọng hơn cả, đó là pháo phản lực có khả năng cải tiến và nâng cấp rất cao. Trong 40 năm sử dụng, tầm bắn của đạn tên lửa Grad tăng từ 20 km đến 40 km. Hệ thống được nâng cấp và lắp đặt cho lực lượng đổ bộ đường không và lực lượng hải quân.
Và năm 1965, trong vòng 3 tháng đã chế tạo loại pháo tên lửa vác vai hạng nhẹ Grad-P dành cho lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam có tầm bắn 11 km. Những nòng pháo H12 (tên gọi của Việt Nam) đã theo lực lượng đặc công, pháo binh dội lửa xuống căn cứ quân sự, sân bay, bến cảng và đóng góp vào những chiến công lừng lẫy của quân đội nhân dân Việt Nam.
Đạn pháo BM-21
Cho đến ngày nay, Grad vẫn là hệ thống pháo phản lực hiệu quả nhất trên thế giới theo các thông số kỹ chiến thuật, thông số về kinh tế và những tính chất logics chiến trường. Grad được copy và sản xuất có lisence và không có lisence trong nhiều nước.
Năm 1995, 32 năm sau khi vũ khí được chế tạo, người Thổ Nhĩ Kỳ lại sản xuất hàng loạt cho quân đội nước mình. Từ năm 1964, nhà thiết kế vũ khí Ganhitrev bắt đầu thiết kế một mẫu pháo phản lực khác có uy lực mạnh hơn nhiều lần, và năm 1976, quân đội Xô Viết tiếp nhận lại pháo phản lực Uragan (bão táp) với tầm bắn lên tới 35 km và các ống phóng đạn casset.
Không dừng lại ở đó, cuối những năm 60x các chuyên gia của nhà máy NPO (Splav) bắt đầu thiết kế loại pháo phản lực cỡ nòng 300mm tầm bắn là 70 km. Nhưng thiết kế không được chấp nhận vì điều kiện kinh tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyên soái Gretrko nói thẳng với những cán bộ quân đội yêu thích loại pháo phản lực ở Bộ tư lệnh pháo binh rằng, ngân sách của nhà nước Xô Viết không phải là không có đáy. Vì thế, việc sản xuất loại pháo phản lực thế hệ thứ 3 này bị kéo dài đến 20 năm
Năm 1987, Pháo phản lực Smertr «» 300mm mới chính thực được biên chế vào quân đội Xô Viết.
- Tầm bắn tăng lên đến 90 km
- Hệ thống bản đồ địa hình chỉ thị hỏa lực được thực hiện thông qua hệ thống định vị mục tiêu Glonass.
- Đạn pháo phản lực vừa bay vừa quay được điều khiển bằng hệ thống động cơ gas phụt làm bánh lái, điều khiển bằng hệ thống điện tử trên đầu đạn.
- Smertr «» được nạp đạn hoàn toàn tự động, đạn được nạp sẵn trong các thùng chứa và ống phóng sử dụng 1 lần.
Đạn pháo phản lực Smertr.
Đây là loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh nhất thế giới không tính vũ khí hạt nhân. Một khẩu đội sáu xe Smertr có khả năng chặn đứng 1 sư đoàn đang tiến công hoặc phá hủy hoàn toàn một thành phố. Smertr được thiết kế hoàn hảo đến nỗi các chuyên gia quân sự cho rằng đã quá thừa thãi khi sử dụng Smertr.
Nhưng tại nhà máy HPO ( Splav) đã có một phiên bản mới hơn với tên là Taiphun «». Không ai dám dự đoán nó sẽ thế nào, nhưng tất cả phụ thuộc vào ngân sách, mà ngân sách quốc phòng Nga trong giai đoạn này còn khó khăn hơn cả thời kỳ của Nguyên soái Gretrkov.
Vũ khí đa dụng của Mỹ
Sau đại chiến thế giới lần thứ 2 Mỹ không chú trọng phát triển pháo phản lực. Theo ý kiến của các chuyên gia quân sự phương Tây, pháo phản lực không có vai trò đáng chú ý trên chiến trường hiện đại trong đại chiến thế giới thứ 3 nếu nó xảy ra. Đến những năm 1980x pháo phản lực của Mỹ đã tụt hậu so với Liên Xô.
Trong biên chế quân đội Mỹ lúc đó sử dụng loại pháo tên lửa của Đức Nebelvelfer, ví dụ như loại 127 mm Zunhi. Sử dụng loại đạn tên lửa phóng từ máy bay. Năm 1976, Công ty Lockheed Martin Missiles and Fire Control phát triển hệ thống pháo phản lực MLRS. Năm 1983 hệ thống này được biên chế vào cho quân đội Mỹ. Hệ thống MLRS có nhiều ưu điểm hơn hẳn hệ thống pháo phản lực của Liên Xô Uragan với khả năng tác chiến độc lập và khả năng tự động hóa rất cao.
Pháo phản lực Mỹ MLRS.
Hệ thống phóng của MLRS không có ống phóng xếp cố định trên giá quay trên xe mà được thay bằng hộp ống phóng bọc giáp thay thế giống nhau, do đó MLRS có thể sử dụng 2 loại đạn 227mm và 236 mm. Toàn bộ hệ thống điều khiển tập trung trên 1 xe, do đó có thể sử dụng dễ dàng như một đơn vị chiến đấu độc lập. Thân xe được sử dụng là thân xe M2 Bredly cho phép nâng cao khả năng cơ động và tính toán phần tử bắn trên mọi địa hình chiến trường. Pháo phản lực MLRS được cung cấp và là vũ khí chủ lực của khối quân sự NATO.
Giai đoạn những năm 1990 - 2000 quân đội phát triển thêm nhiều loại pháo phản lực với nhiều mục đích sử dụng như RADIRS, sử dụng đạn 70-mm kiểu HYDRA. Đây là loại pháo phản lực nhiều nòng nhất trên thế giới, số lượng nòng lên đến 114. Hoặc loại pháo phản lực 6 nòng dành cho lực lượng đổ bộ, sử dụng đạn 227 mm ARBS.
Đạn pháo MLRS.
Pháo phản lực Trung Quốc
Có thể điều xảy ra là bất ngờ, nhưng hiện nay Trung Quốc là nước phát triển vũ khí pháo phản lực mạnh nhất sau Nga, có thể nói rằng sự phát triển pháo phản lực của Trung Quốc bắt đầu sau cuộc xung đột biên giới Nga - Trung trên đảo Damaski.
Nga sử dụng pháo phản lực Grad đã đem lại cho Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa một ấn tượng quá đặc biệt bởi số thương vong nặng nề. Nhưng thực tế việc phát triển pháo phản lực của Trung Quốc phát triển sớm hơn. Loại pháo đầu tiên là pháo dàn 107mm xe kéo mang tên Type 63 được biên chế trong quân đội Trung Quốc vào năm 1963. Loại vũ khí rẻ và tương đối hiệu quả này được xuất khẩu đi rất nhiều nước như Syria, Anbania, Campuchia...
Loại pháo hiện đại phổ dụng nhất của Trung Quốc hiện nay là loại pháo dàn 122 mm 40 nòng type 81 trên thực tế là copy của BM-21 (Grand). Loại pháo phản lực này được đưa vào sản xuất hàng loạt và biên chế vào các lữ đoàn pháo phản lực của Trung Quốc.
Sau này, Trung Quốc phát triển loại pháo phản lực 122mm trên thân xe bánh xích Type 89 và trên thân xe bánh hơi được địa hình Tiema SC2030 «ype -90» Pháo phản lực loại này được hoàn thiện hơn bằng hệ thống tự động điều khiển hỏa lực và Trung Quốc đã chào bán loại vũ khí này rất mạnh trên thị trường vũ khí thế giới. Giai đoạn sau này, PLA phát triển mạnh các loại pháo phản lực khác, thông số kỹ chiến thuật hơn nhiều so với loại ban đầu.
Pháo phản lực WS-1 Trung Quốc.
40 nòng, - WS-1, 273-mm 8-nòng WM-80, 302-mm 8-nòng WS-1, Loại pháo có cỡ nòng lớn - 400-mm 6-nòng WS-2. Từ những thông tin trên, rõ ràng Trung Quốc đang trở thành cường quốc về pháo phản lực và theo thông số công báo, còn hơn cả loại pháo phản lực nổi tiếng Smertr 300mm 10 nòng với tầm bắn là 100 km. Trung Quốc cho rằng trong các cuộc chiến tranh dành ảnh hưởng trên trường quốc tế, pháo phản lực thật sự là một loại vũ khí rất mạnh.
Các nhà sản xuất châu Âu và châu Á
Không chỉ có những cường quốc quân sự mới chế tạo và sản xuất các loại pháo phản lực. Nhiều nước khác cũng đầu tư chế tạo pháo phản lực có uy lực rất mạnh và phát triển dưới rất nhiều mẫu và tên gọi khác nhau. Đầu tiên là CH Liên bang Đức, vào năm 1969 đã biên chế vào lực lượng quân đội Đức loại pháo phản lực 110 mm 36 nòng LARS, hiện nay có hai phiên bản cải tiến là LARS-1 và LARS-2.
Pháo phản lực của Đức.
Sau Đức là lực lượng phòng vệ Nhật bản. Vào năm 1973 người Nhật đã chế tạo thành công pháo phản lực 130mm và được biên chế vào lực lượng quân sự Nhật bản với mã hiệu Type -95. &bull Đồng thời người Tiệp chế tạo xe pháo tự hành phản lực PM-70-40 với cỡ nòng 122 mm, có thiết bị nạp đạn tự động. Một phiên bản khác của pháo phản lực là 2 hệ thống phóng mỗi hệ thống 40 ống phóng trên 1 thân xe.
Vào những năm 1970x Ý cũng chế tạo hệ thống FIROS cỡ nòng 70-mm và 122-mm, và - Teruel cỡ nòng 140 mm, với pháo phòng không trên nóc xe. Từ những năm 80x Nam Phi cũng sản xuất loại pháo phản lực 127 mm 24 nòng Valkiri Mk 1.22 («»), đồng thời thiết kế loại pháo phản lực dành cho chiến trường cân chiến Mk 1.5.
Là một nước mà nền công nghiệp quốc phòng không phát triển, nhưng Brazil cũng đã chế tạo pháo phản lực vào năm 1983 Astros-2, có những giải pháp kỹ thuật rất thú vị và hiệu quả. Loại pháo phản lực này có thể bắn các loại đạn từ 127 mm đến 300 mm. Đồng thời Brazil cũng sản xuất loại pháo phản lực SBAT - Hệ thống ống phóng đơn giản để bắn đạn phản lực không quân (rocket) .
Israel vào năm 1984 đã tiếp nhận vào biên chế pháo phản lực -160 trên thân xe tăng hạng nhẹ của Pháp -13 với 2 dàn phóng 18 ống một dàn.
Nam Tư ( cũ) phát triển pháo phản lực 262-mm M-87 Orkan, 128- M-77 Oganj với 32 nòng và hệ thống nạp đạn tự động tương tự như hệ thống PM-70. Đồng thời sản xuất loại pháo hạng nhẹ theo lisence Type 63 của Trung Quốc. Dù chương trình sản xuất loại súng này đã dừng, nhưng trong biên chế của các lực lượng liên quan vẫn còn được sử dụng và tham gia tích cực trong các cuộc xung đột khu vực
CHDCND Triều Tiên đã copy đơn giản hệ thống Uragan của Liên xô, chế tạo pháo phản lực 240 mm Type 1985/89. Sau đó, loại pháo phản lực này được bán tràn lan trên thị trường vũ khí giá rẻ, sau đó họ đã bán giấy phép cho Iran và hệ thống lại được thiết kế lại và mang tên mới là Fajr do tổ hợp công nghiệp Iran Shahid Bagheri Industries sản xuất. Đồng thời, Iran cũng sản xuất hệ thống rash với30 hay 40 nòng pháo cỡ đạn 122mm, rất giống với pháo phản lực Grad.
Arab từ năm 1981 đã phát triển hệ thống Skr («»), 30- nòng, bản copy từ hệ thống Grad
Phát triển muộn hơn cả là Ấn Độ với pháo phản lực 214mm 214-mm Pinaka, là thành quả của sự cố gắng nhiều năm của nền Công nghiệp quốc phòng. Pháo được thiết kế phù hợp với điều kiện chiến trưởng ở Ấn Độ nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên các địa hình đồi núi phức tạp, có vách núi dựng đứng, có vách nghiêng và bắn trên địa hình bị đồi núi che khuất. Thử nghiệm được tiến hành vào năm 1999 và ngay tức khắc mùa hè năm đó loại pháo trên đã tham gia xung đột khu vực Ấn Độ, Pakistan tại Kasmia và Jammu.
Vũ khí của quá khứ, hiện tại và tương lai
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng pháo phản lực đã đi vào dĩ vãng, khi các nước đều nhằm đến các loại vũ khí công nghệ cao, thông minh, hiện đại và có độ chính xác rất cao. Nhưng trong các cuộc xung đột khu vực, hỏa lực của pháo phản lực vẫn phát huy uy lực cao. Và pháo phản lực nếu xét góc độ giá thành và độ phức tạp trong thiết kế dành cho chiến tranh hiện đại vẫn là một sự lựa chọn tốt.
Với các nước phát triển, pháo phản lực là loại vũ khí rất quan trọng dành cho tác chiến cấp chiến dịch, với sự cải tiến mạnh mẽ của đầu đạn (tự tìm mục tiêu, dẫn đường laser bán chủ động, tự tìm mục tiêu, chất nổ nhiệt áp).
Và các ống phóng huyền thoại của Kachiusa vẫn là loại vũ khí quan trọng trong các cuộc chiến tranh và xung đột khu vực. Ví dụ lực lượng Hezbolla đã dùng pháo hỏa tiễn tấn công không chỉ quân đội mà còn bắn vào các khu định cư Israel.
Với các nước đã có hệ thống pháo phản lực như Grad, việc nâng cấp đạn sẽ đưa Grad lên tầm bắn mới, sức phá hủy cao hơn và độ chính xác lên tới 92% trên một mục tiêu kể cả xe tăng hiện đại.
Pháo phản lực đã nhường ngôi 'vua chiến trường' cho tên lửa, nhưng nếu nói để chúng nghỉ hưu vẫn còn quá sớm. Đặc biệt với các nước đang phát triển và còn yếu về công nghiệp quốc phòng, pháo phản lực Grad và đạn pháo 122mm vẫn là loại vũ khí hết sức hiệu quả.
Theo Dantri
Tàu sân bay Trung Quốc vượt biển về quân cảng Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hôm qua cập cảng thường trú Thanh Đảo để đi vào hoạt động sau nhiều năm tân trang và thử nghiệm. Tàu sân bay cập cảng quân sự ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh phía đông Sơn Đông sáng qua. Tàu rời cảng tạm trú ở thành phố cảng đông bắc Đại Liên hôm 26/2....