Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I)

Theo dõi VGT trên

Trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước…

Sự xuất hiện trong lực lượng vũ trang và hạm đội các trang thiết bị điện tử (trang thiết bị thông tin liên lạc, các đài radar, các thiết bị dẫn đường, định vị, trang thiết bị điều khiển hỏa lực và các phương tiện tác chiến khác…), các hoạt động và khả năng của trinh sát, tình báo điện tử trong mọi lĩnh vực cũng như các hoạt động đánh lừa, gây nhiễu loạn hoặc chế áp ngày càng được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu.

Các hành động công kích hay phòng ngự trong lĩnh vực điện tử có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Ngày này, trong lĩnh vực tác chiến không gian ảo ngày càng hoàn thiện hơn các phương pháp và trang thiết bị, khí tài nhằm tăng cường hay bảo vệ các hoạt động tác chiến của các lực lượng trinh sát điện tử và chế áp điện tử đối phương. Trong lĩnh vực radar – điện tử, thông tin và truyền thông hàng ngày (thời bình và thời chiến) đang diễn cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, cuộc đấu tranh trong không gian điện tử được gọi là “chiến tranh điện tử” các hoạt động nhằm dành quyền thống trị trong không gian electron được gọi là “tác chiến điện tử”.

Các cường quốc quân sự thế giới phát triển mạnh các phương pháp và các phương tiện, khí tài trang bị trinh sát điện tử và chế áp điện tử nhằm mục đích tấn công chiếm đoạt thông tin và gây tổn thất nặng nề cho các phương tiện, vũ khí, khí tài của đối phương, bao gồm các phương tiện điện tử. Các lực lượng đối kháng cũng sử dụng các phương tiện, vũ khí và trang thiết bị khác nhau nhằm chống lại các hoạt động công kích điện tử của đối phương. Cuộc đấu tranh này được mang thuật ngữ “Chiến tranh điện tử”. Như vậy, chiến tranh điện tử là ” tập hợp các hoạt động tác chiến nhằm giảm thiểu tối đa hiệu quả sử dụng không gian điện từ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của đối phương đồng thời đảm bảo hoạt động hiệu quả các trang thiết bị, khí tài điện tử của phía bên mình” trích điều lệ tác chiến của quân đội Mỹ. Theo quan điểm của Bộ tổng tham mưu liên quân Mỹ, các hoạt động tác chiến được thực hiện trong “chiến tranh điện tử” là:

- Trinh sát điện tử, nắm bắt thông tin, phát hiện mục tiêu và chỉ thị dẫn đường các lực lượng hoặc hỏa lực tiêu diệt mục tiêu.

- Làm đứt đoạn và làm rối loạn các hoạt động điều hành lực lượng chiến đấu và vũ khí trang bị đối phương;

- Giảm hiệu quả trinh sát của địch và hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh;

- Duy trì và đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của các trang thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực.

Như vậy: “Tác chiến điện tử” được hiểu là tập hợp tất cả những hành động theo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ, vị trí và thời gian cùng với các lực lượng tham gia chiến đấu phát hiện được hệ thống và các phương tiện, khí tài điều hành các đơn vị chiến đấu và các phương tiện tác chiến của đối phương, thực hiện các đòn tiến công tiêu diệt các tranh thiết bị, khí tài điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực, chiếm đoạt thông tin và chế áp thông tin đối phương, gây nhiễu loạn và mất khả năng hoạt động của hệ thống điều hành binh lực và điều khiển hỏa lực. Cùng lúc bảo vệ các trang thiết bị, khí tài của hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực quân ta, ngăn chặn mọi khả năng trinh sát điện tử, dẫn đường hỏa lực và chỉ thị mục tiêu của đối phương.

Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tác chiến điện tử (TCĐT):

1- Tình báo, trinh sát, cảnh báo sớm phát hiện mục tiêu đối phương, thu thập thông tin, chỉ thị dẫn đường lực lượng hoặc vũ khí, phương tiện chiến đấu tiêu diệt mục tiêu.

2- Chế áp điện tử – đánh lừa, gây nhiễu , phá hủy hoặc làm nhiễu loạn, đứt đoạn hệ thống điều hành tác chiến và điều khiển hỏa lực đối phương.

Các cuộc chiến tranh hiện đại từ sau đại chiến thế giới lần thứ II, cùng với những diễn biến căng thẳng của chiến tranh lạnh mà trong cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng, cả hai phía đã tiến hành một cuộc chiến tranh điện tử – thông tin với cường độ rất cao, huy động hầu hết những thành tựu khoa học công nghệ đương thời vào cuộc chiến hiện đại nay. Những tổn thất cho cả hai bên hầu như không được tuyên bố, nhưng kết quả cuối cùng hầu như toàn thế giới đều đã rõ ràng. Cũng trong thời gian này, đã có nhiều cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh khu vực xảy ra trên toàn thế giới, mà trong đó, chiến tranh điện tử đóng vai trò trọng yếu trong mọi hoạt động của chiến trường. Cuộc chiến tranh điện tử phức tạp nhất, đa dạng nhất và cũng là cuộc đối đầu không cân sức nhất giữa lực lượng tham chiến hiện đại nhất thế giới và lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ nhất tại Việt Nam.

Cuộc chiến trên đường Trường Sơn và chiến trường miền Nam

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc đối đầu tàn khốc giữa ý chí của một dân tộc chống ngoại xâm – thống nhất đất nước và một lực lượng quân sự hùng mạnh nhất trên thế giới. Để phá hoại phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu diệt lực lượng vũ trang nhân dân non trẻ, đồng thời ngăn chặn con đường vận chuyển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, binh lực và cơ sở vật chất từ miền Bắc vào Miền Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện trinh sát điện tử hiện đại chưa từng có với những quy mô sử dụng cũng chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.

Trang thiết bị khí tài điện tử được triển khai trên mọi phương tiện tác chiến, bao gồm từ không quân, không quân hải quân, bộ binh đến những người lính cuối cùng, trên tất cả các không gian tác chiến, từ trên không, trên mặt đất và trên mặt nước. Trinh sát điện tử trong chiến tranh ở Việt Nam đã phát triển lên đến đỉnh cao nhất của khoa học công nghệ cả về tốc độ nghiên cứu cũng như tốc độ ứng dụng. Những hoạt động trinh sát điện tử diễn ra rộng rãi cả trên hai miền Nam Bắc Việt Nam, một trong những chiến trường dữ dội nhất và cũng tàn bạo nhất là trên tuyến đường Trường Sơn “đường mòn Hồ Chí Minh” anh hùng.

Tác chiến điện tử trên đường mòn “Hồ Chí Minh” chiến dịch Igloo Whate

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 1

Video đang HOT

Giai đoạn những năm 1960-x đến 1970-x, những cuộc tấn công liên tiếp của Quân giải phóng đã đập tan huyền thoại sức mạnh quân sự Mỹ, lực lượng vũ trang miền Nam càng ngày càng lớn mạnh. Để ngăn chặn những đoàn quân và những chuyến hàng vận tải vào Nam dọc tuyến Trường Sơn, người Mỹ đã triển khai một chiến dịch tác chiến điện tử rộng khắp trên toàn bộ tuyến đường Trường Sơn. Bước đầu tiên, để phát hiện được những đoàn xe và các đơn vị hành quân vào Nam, không quân hải quân Mỹ sử dụng các sensors thu âm, được dùng trong các phao thủy âm chống ngầm.

Những chiếc sensor thu âm “Akvabuy” có chiều dài 91 cm đường kính 12 cm và nặng 12 kg. Các cảm biến âm thanh này được ném xuống từ máy bay bằng dù ngụy trang xuống các cánh rừng nhiệt đới. Dù sẽ treo lơ lửng các khí tài thu âm này trên cây, thu âm thanh tiếng động và truyền về trung tâm xử lý thông tin của Hải quân Mỹ, bình điện ắc quy cho phép nuôi khí tài trong 30 – 45 ngày. Nhưng do dù bay thường không định hướng nên các thiết bị này rơi tản mát, hiệu quả trinh sát rất thấp. Chương trình trinh sát điện tử được phát triển tiếp theo với phương án sử dụng rộng rãi các sensor được đặt mật danh là Igloo White nhưng nổi tiếng với tên gọi thông thường là Hàng rào điện tử McNamara, sensor được nâng cấp và cải tiến là thiết bị tổ hợp đo địa chấn, từ trường và tiếng động “ADSID” (Air Delivered Seismic Intrusion Detector) – Cây nhiệt đới, có khối lượng 11 kg được ném xuống bằng dù định hướng. Các Cây nhiệt đới (ADSID) này cắm sâu xuống đất, xòe các ăn ten thu tín hiệu được sơn mầu ngụy trang. Thế hệ thứ 3 của “ADSID” là các cây nhiệt đới thu cả âm thanh, địa chấn và từ trường có khối lượng đến 17 kg. Micro được tự động bật lên khi có từ trường hoặc địa chấn tương đương xe ô tô chạy, từ đó đã tăng được thời gian bình điện ắc quy lên đến 90 ngày liên tục truyền tín hiệu.

Chương trình ” Igloo White “hoặc “Hàng rào điện tử McNamara” ban đầu được nghiên cứu triển khai dọc khu phi quân sự đến tận biên giới Việt Nam – Lào một hệ thống hàng rào điện tử dày đặc bao gồm tất cả các loại radars, cảm biến điện từ, âm thanh và nhiệt độ kết hợp với hàng rào dây thép gai, các trận địa mìn và các cụm hỏa điểm dày đặc. Hàng rào điện tử dưới sự chi viện mạnh mẽ của các căn cứ và lực lượng quân đội Mỹ và Sài Gòn được cơ giới hóa và trực thặng vận cấp độ cao.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 2

Dự án hàng tỷ USD này được hy vọng có thể chặn đứng sự chi viện của miền Bắc XHCN cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Miền Nam Việt Nam.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 3

Hệ thống các sensors trinh sát, bãi mìn và hàng rào dây thép gại trong “Hàng rào điện tử McNamara”.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 4

Chương trình này bắt đầu từ năm 1966 khi tình hình cách mạng Miền Nam phát triển mạnh, với chi phí lên tới 2 tỷ USD đã nhanh chóng bị hủy bỏ do sự vô dụng trong việc ngăn chặn các lực lượng chi viện Miền Bắc vào miền Nam. Người Mỹ đã phát hiện ra những tuyến đường vận chuyển của binh đoàn 559 thông qua Lào và Campuchia. Điều này gây sốc nặng nề cho Bộ tham mưu liên quân Mỹ khi họ nhận được những bức ảnh chụp và nghe được âm thanh cơ giới từ những đoạn đường dưới tán cây rừng. Buộc người Mỹ phải có kế hoạch khẩn cấp đối phó.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 5

Sơ đồ hệ thống chống vận tải cơ giới và hành quân chi viện Miền Nam.

Sự phát triển và mở rộng con đường Trường Sơn với mật độ xe cơ giới và binh lực lớn đe dọa một sự thảm bại đến gần. Quân đội Mỹ phải tiến hành tiếp theo chiến dịch tác chiến điện tử quy mô dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, chiến dịch đánh phá tuyến đường giao thông anh hùng có tên là Operation Commando Hunt do lực lượng Hải quân hạm đội 7 của Mỹ kết hợp với tập đoàn không quân Hải quân số 77 tiến hành từ 11.11.1968 đến 29.3.1972 và một gian đoạn tiếp theo cho đến khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Việt Nam, trong chiến dịch này đã sử dụng rộng rãi các thiết bị trinh sát điện tử như ADSID với nhiều chủng loại khác nhau như:

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 6

Air Delivered Seismic Intrusion Detector (ADSID) Thiết bị thám sát địa chấn thả từ trên không.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 7

ACOUBOUY; Acoustic Seismic Intrusion Detector (ACOUSID)Thiết bị thám sát âm thanh; .

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 8

Fighter Air-Delivered Seismic Intrusion Detector (FADSID)Thiết bị thám sát âm thanh thả bằng máy bay phản lực; .

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 9

Helicopter-emplaced Seismic Intrusion Detector (HELOSID). Thiết bị dò tìm âm thanh của trực thăng; .

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 10

Hand-emplaced Seismic Intrusion Detector (HANDSID) Thiết bị dò tìm âm thanh, địa chấn của thám báo; .

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 11

Hai loại Cây nhiệt đới ADSID II and ACOUSID III; .

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 12

Vùng tác chiến điện tử và không kích đường Trường Sơn bằng không quân..

Thời gian đầu tiên, những cảm biến kiểu Cây nhiệt đới này được thả xuống các khu vực đường vận tải bằng máy bay hải quân OP -2 Neptune, do cấu trúc nặng nề và tốc độ bay chậm, hay bị lực lượng phòng không mặt đất của bộ đội Trường Sơn bắn rơi.

Các cảm biến này được rải bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay phản lực, máy bay trực thăng, một số các loại cảm biến khác còn do lực lượng thám báo Mỹ (SOG). Số lượng các cảm biến điện từ trường và âm thanh tính chỉ riêng năm 1969 là 5.000 chiếc, đến năm 1972, số lượng lên đến 40.000 chiếc được rải xuống.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 13

Sơ đồ tác chiến điện tử khu vực Khe Sanh – A shau, A Lưới. Các điểm chấm là tuyến rải các sensors.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 14

Máy bay tác chiến điện tử EC -121R.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 15

Hệ thống radars thu tín hiệu chuyển tải về trung tâm tác chiến điện tử ICS ở Thái Lan.

Giải mật chiến tranh điện tử Mỹ ở Việt Nam (kỳ I) - Hình 16

Trung tâm tác chiến điện tử chống thâm nhập ICS ở Thái Lan.

Các sensors được rải xuống các tuyến đường vận tải Trường Sơn cũng chỉ là một phần công việc. Sau khi các sensors được rải và kích hoạt, thông tin từ các sensors được truyền tải qua các máy bay tác chiến điện tử của hãng Lockheed EC-121R và hãng Beach “Deboneyrs” cho máy bay EU-121 “Paiva Eagle” về các trung tâm chỉ huy, trong đó có trung tâm tác chiến điện tử Mỹ đặt tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập (Infiltration Surveillance Center – ICS) ở Thái Lan, sử dụng máy tính IBM 360 – 65.

Từ những thông tin thu thập được, người Mỹ xác định những tuyến đường vận tải, kho tàng và khu vực tập trung xe máy kỹ thuật, từ đó ra quyết định công kích đường không. Do độ sai lệch trong xác định vị trí các cảm biến rất lớn (khoảng vài trăm mét), không quân Mỹ thường tiến hành các đợt không kích ồ ạt với số lượng bom đạn không hạn chế. Trong mỗi mùa khô vận tải, mỗi ngày địch sử dụng từ gần 200 đên 400 lần không kích bằng máy bay phản lực, 10 – 12 các chuyến bay tuần thám và tấn công các đoàn xe vận tải AC-130, khoảng từ 20 đến 30 lần không kích bằng máy bay ném bom chiến lược B-52.

(còn nữa)

Theo Trịnh Thái Bằng

Tiền phong

Chiến tranh làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ

Chiến tranh làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ - Hình 1

Phong cảnh và tập quán của Hà Nội rất khác với Sài Gòn. Quần áo của phụ nữ Sài Gòn giống hệt Tây Âu, cũng quần loe, váy ngắn...

"Tôi đã từng sống lâu ngày với binh lính của quân đội chính quyền Sài Gòn và lính Mỹ. Tiếp xúc riêng với bọn họ, thấy họ có vẻ là những con người tốt, rất tử tế. Đặc biệt trong hành quân đánh phá của lính thuỷ đánh bộ Sài Gòn, tôi đã cùng đi và cùng ăn ngủ với họ.

Tôi cũng đã nhiều lần trông thấy quang cảnh những binh lính gảy đàn ghita, tụm thành từng nhóm ca, hát vào lúc mặt trời lặn. Nhưng khi thấy những binh lính vui vẻ, nâng niu con chim nhỏ đang đậu trên vai kia lại châm lửa đốt nhà dân, tra tấn dã man nông dân, tôi cảm thấy mức độ khủng khiếp của chiến tranh xâm lược, làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ"...

Những tâm sự này của Ishikawa Bunyo đã trở thành lời tựa cho tập phóng sự ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam", đã mang lại vinh quang không chỉ trong phạm vi nước Nhật quê hương ông - một tập ảnh vượt quá sức tưởng tượng.

Cái gì đã làm cho con sông hiền lành trở thành thác lũ?

Hơn 10 phóng viên Nhật Bản như Simamoto Keidaburo, Minchiro Michi, Saoada Kiochi, Ianaghisaca Takesi... đã chết ở đâu đó, trong một cánh rừng già biên giới, tại một ngã ba giao thông huyết mạch, hay ở một căn cứ quân sự trên trảng cát ven bờ biển... Riêng Ishikawa Bunyo vẫn sống. Không phải bây giờ người dân Việt Nam mới biết đến Ishikawa Bunyo.

Ngay khi 2.000 cuốn sách ảnh khổ lớn này được chở bằng 3 xe vận tải loại 4 tấn đến với độc giả, nhân kỷ niệm tròn một năm đất nước ta hoàn toàn thống nhất, ông đã được đánh giá rất cao. Và dù thời gian đã trôi đi khá lâu, nhưng mỗi khi lần giở lại tập ảnh này, tôi vẫn không thoát khỏi cảm giác ngạt thở.

Có thể tưởng tượng một Ishikawa Bunyo máy ảnh đầy người, với dòng chữ in đậm trên lưng áo chống đạn: "Tôi là nhà báo, xin đừng bắn", đầu trần đi trong nắng gắt gao như đổ lửa. Trên con đường ấy, một người mẹ chỉ mặc chiếc áo mỏng chạy ra từ ngôi làng vừa bị lính Mỹ đốt phá, ngồi khóc ở ven đường vì không nén nổi đau đớn. Lúc đó, một thiếu niên, quần áo rách tả tơi, đến sau và cũng cất tiếng khóc.

Chợt chị chú ý đến đứa nhỏ và bảo em: "Hãy vào chỗ bóng râm đi". Em thiếu niên chạy vào đứng chỗ có bóng mát và cả hai người tiếp tục khóc. Còn Ishikawa Bunyo, hiểu tiếng Việt, đưa máy lên chụp, lặng đi vài giây rồi lại tiếp tục đầu trần đi sâu vào con đường bỏng rát, không chỉ bởi nắng trời, mà còn vì cả những mái nhà và ruộng vườn đang cháy.

Các tập ảnh "Chiến tranh và dân chúng" (làm chung với Honda Catchuichi), "Miền Bắc Việt Nam", "Tiền tuyến Việt Nam", "Vượt sông Bến Hải", "Chiến tranh với binh lính và dân chúng", phim truyền hình "Phóng sự đi theo đại đội lính thuỷ đánh bộ miền Nam Việt Nam"... của Ishikawa Bunyo đã gây ảnh hưởng vang dội. Thế nhưng tập ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" mới là tác phẩm được bạn bè, đồng nghiệp của ông và các chuyên gia báo chí coi là "đã nổi bật lên trong hàng loạt tập ảnh của thế giới về cuộc chiến tranh Việt Nam. Có lẽ đấy là tập ảnh hay nhất".

Trên 300 ảnh màu và 200 trang ảnh đen trắng cùng niên biểu, được tinh lọc từ một thời lượng chụp khổng lồ: Gần 12 năm trời ở Việt Nam, sau khi ông đặt chân đến đủ mọi miền: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Bình, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn, Tây Ninh, Bình Định... cả trước và sau chiến tranh, đã phác họa nên những nét căn bản và sâu sắc về một giai đoạn bi hùng của lịch sử dân tộc.

Tôi thấy trong ảnh Ishikawa Bunyo, bên vách nhà trát đất có "Hai con lợn đang liếm dòng máu tươi của chủ nó vừa bị lính Mỹ bắn chết. Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1966". Có những xác chết không nhắm mắt nhìn mãi bầu trời xám xịt khi: "Trận càn vừa kết thúc. Chẳng biết những người nông dân chết và bị thương này có đúng là du kích, hay chỉ là người dân thường bị lính Mỹ buộc là du kích? 1967. Sư đoàn bộ binh 25. Tây Ninh".

"Sau khi tiếng súng ngừng nổ, một không khí im lặng bao trùm. Dưới ánh mặt trời chói chang, dòng máu tươi chảy ra từ thi thể một thiếu niên bị lính Mỹ bắn ngã đang thấm dần vào mảnh đất quê hương. 1966. Sư đoàn kỵ binh số 1. Tại Bình Định". "Có vết máu từ lùm cây trong vườn ra đến một cái hầm, và nghe rõ tiếng rên của người bị thương trong đó. Một lính Mỹ ném vào đó 2 quả lựu đạn. Tiếng rên tắt ngấm. Một lính Mỹ khác lấy dây buộc vào đùi người nông dân lôi từ hầm ra".

"Một bộ phận xe bọc thép của Sư đoàn 9 càn quét ở vùng ĐBSCL. Xe của họ tàn phá không thương tiếc những đám lúa đang xanh tốt mà người nông dân phải tốn bao nhiêu mồ hôi, thậm chí cả xương máu mới làm ra được. Năm 1967. Tại Vĩnh Bình...".

Khi Ishikawa Bunyo chụp: "Cụ già nông dân ngồi bên cạnh người con trai bị thương đang hấp hối nằm đó, gương mặt trong sáng bình thản. Dưới ống kính, mặt cụ hơi rạng lên. Từ hình ảnh thoáng qua đó, có thể cảm thấy niềm tự hào của những người quyết tâm bảo vệ đất đai của tổ quốc Việt Nam mình", thì Maruiama Siduo, trong bài bình luận "Nhân dân trong khói lửa chiến tranh", phần "Sức mạnh tiềm tàng" chỉ đặt một câu hỏi nhỏ: "Cái gì đã làm cho con sông hiền lành trở thành thác lũ?".

Và những bức ảnh về sau này của Ishikawa Bunyo: "Theo con số công khai, trong cuộc chiến tranh này có tới 70 vạn trẻ em mồ côi. Số được đưa vào cô nhi viện như thế này chỉ là rất ít. Phần lớn các em phải sống nhờ vào bà con hoặc cầu bơ cầu bất ở vỉa hè thành phố. 1967. Tại Gò Vấp - Sài Gòn". "Nhà máy cơ khí này nằm trong thành phố Hải Phòng, ngay trong bom đạn vẫn tiếp tục sản xuất máy bơm nước". "Địa đạo ở Vĩnh Linh. Khó có thể ngờ được ở trong đó lại có cả nhà ở, trường học, bệnh viện, nhà trẻ và hội trường".

"Người thanh niên cấp trung đội trưởng của quân giải phóng này nói với tôi: "Tôi sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời mình vì độc lập của tổ quốc. Tôi không thể sống dưới sự thống trị của ngụy quyền, nên dù chúng có xem ảnh biết mặt tôi đi nữa cũng chẳng làm gì nổi". Rồi anh đứng với tư thế đàng hoàng trước ống kính của tôi. Súng trên tay, lựu đạn trên bàn đều là của Mỹ. Tại Trà Vinh"...

Sự có mặt kịp thời của Ishikawa Bunyo tại Sài Gòn, chỉ 4 ngày sau "sự kiện vịnh Bắc Bộ" đã giúp ông có một góc nhìn toàn cảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ảnh của ông có chân dung trung uý Calley (Sư đoàn American) - tay đồ tể vụ Sơn Mỹ làm rung chuyển thế giới ảnh B52 ném bom rải thảm xuống khắp miền Bắc ảnh một lính Mỹ đùa nghịch với phần trên thi thể còn sót lại sau một quả đạn súng phóng lựu ảnh những kẻ mổ bụng ăn sống gan người ngay sau khi trận càn chấm dứt... Chúng khủng khiếp đến nỗi, ai xem cũng khó có thể cầm lòng.

Nhưng tỉ lệ những ảnh này trong toàn bộ tập ảnh không nhiều. Phần lớn là những ảnh đặc tả sự lo sợ đến bạc nhược của những người lính Mỹ. Là vô số những nấm mộ chạy dài, là xác lính dù nằm cô quạnh trong một căn lều giữa đồng vắng. Và có lời của một người lính Mỹ khi khiêng xác bạn: "Thường xuyên phải tiến về phía cái chết. Dù có thành thạo trong việc giết người đi chăng nữa, khi nghĩ đến cái chết của mình thì rất sợ, chỉ mong được hồi hương". Nhưng có rất nhiều lính Mỹ đã không còn cơ hội đó.

Ishikawa Bunyo cũng nói: "Tôi đã từng sống lâu ngày với binh lính của quân đội chính quyền Sài Gòn và lính Mỹ. Tiếp xúc riêng với bọn họ, thấy họ có vẻ là những con người tốt, rất tử tế. Đặc biệt trong hành quân đánh phá của lính thuỷ đánh bộ Sài Gòn, tôi đã cùng đi và cùng ăn ngủ với họ. Tôi cũng đã nhiều lần trông thấy quang cảnh những binh lính gảy đàn ghita, tụm thành từng nhóm ca, hát vào lúc mặt trời lặn.

Nhưng khi thấy những binh lính vui vẻ, nâng niu con chim nhỏ đang đậu trên vai kia lại châm lửa đốt nhà dân, tra tấn dã man nông dân, tôi cảm thấy mức độ khủng khiếp của chiến tranh xâm lược, làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ. Nhưng tôi không thấy có gì thù hận để coi những binh sĩ xung quanh tôi, những người bị cưỡng bức làm lính, bị buộc phải cầm súng đi đánh nhau, và bản thân cũng bị thương vong là những kẻ gây thiệt hại. Kẻ gây thiệt hại hơn ngồi ở chỗ khác cơ!

Thế nhưng khi chỉnh lý những cuốn phim đã chụp thì hình ảnh họ lại chính là những kẻ gây ra thiệt hại. Cho nên tôi thường suy nghĩ mỗi khi chỉnh lý phim, là rồi đây làm thế nào để vạch được mặt kẻ đang nấp sau cuộc chiến" (tập "Tiền tuyến Việt Nam" - báo Yomiuri). Phải chăng chính vì thế mà có: "Trong chiến thuật tìm diệt, lính Mỹ phải lẽo đẽo chạy bộ cho đến khi phát hiện và chiến đấu với đối phương. Họ vừa mong chóng gặp "địch" để khỏi chạy bộ, vừa hy vọng không gặp để được an toàn. 1967. Sư lính bộ. Tại Quảng Trị".

"Sau trận tấn công dữ dội của quân giải phóng, cao điểm 875 Đắc Tô chỉ còn trơ lại những hàng cây cháy trụi và người lính Mỹ chán chường. 1967. Tại Kon Tum". Và, Ishikawa Bunyo cũng đã hướng ống kính của mình vào một người lính cõng dân chạy loạn tại Chợ Lớn vào một người lính Mỹ châm lửa hút thuốc cho nông dân vào những anh lính da đen hai tay hai cháu nhỏ đang tìm cách thoát ra khỏi vùng chiến sự gần cầu Phan Thanh Giản... tất nhiên, Ishikawa Bunyo bao giờ cũng đặt câu hỏi ngược lại rằng, liệu có bao nhiêu người được như họ?

Chiến tranh làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ - Hình 2

Ngày 1.1.1977, lời đầu tiên dành cho cuốn sách này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: "Tôi hoan nghênh việc xuất bản tập ảnh "Chiến tranh giải phóng Việt Nam" với những hình ảnh rất đẹp và có ý nghĩa về cuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt chống đế quốc Mỹ xâm lược vì độc lập tự do của nhân dân Việt Nam chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn tác giả và các bạn Nhật Bản đã nhiệt tình ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và đang tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong sự nghiệp hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa".

Muốn hàn gắn lại như cũ, tất nhiên phải tốn nhiều năm tháng

Trong cuốn "Chiến tranh giải phóng Việt Nam", Ishikawa Bunyo bộc bạch: "Ngày Sài Gòn giải phóng, tôi vừa đọc những dòng chữ lớn đăng trên trang nhất tờ báo buổi chiều, vừa sung sướng vì chiến tranh đã thực sự chấm dứt. Lòng tôi rộn ràng, phấn khởi chen lẫn một tình cảm tiếc nuối rằng, mình chẳng có mặt để được xem tận mắt, nghe tận tai. So với cách loan tin đầy nóng sốt trước đây, bây giờ người ta chỉ biết được tin nước Việt Nam đã thống nhất với cái tên mới là "Nước CHXHCN Việt Nam" qua một bài viết sơ sài như thế, tôi cảm thấy chẳng tương xứng. Đọc đi đọc lại bài đó, tôi thật là vui mừng vì ngày nay Bắc - Nam đã thống nhất một nhà sau những năm tháng dài bị chia cắt.

Ở miền Nam Việt Nam có rất nhiều người xuất thân từ miền Bắc và ở miền Bắc Việt Nam cũng có nhiều người quê ở miền Nam. Chúng tôi không thể nào tưởng tượng cho hết được những tình cảm đau xót phải rời xa quê hương, không được tự do gặp mặt người thân của những con người đó. Tôi đã hiểu một cách sâu sắc nguyện vọng của những người lâm vào tình cảnh đó trong những lần sang thăm hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Qua những tháng năm đấu tranh ròng rã mà người Việt Nam thường gọi là "30 năm kháng chiến" do nước ngoài can thiệp gây nên chiến tranh tàn phá, ngày nay Việt Nam, Lào và Campuchia đã giành được độc lập hoàn toàn đang tự mình quyết định con đường tiến lên của tổ quốc là một việc thật tuyệt vời và chói lọi.

Chiến tranh kéo dài làm cho đất đai bị tàn phá nặng nề, tình cảm của con người cũng bị thương tổn. Muốn hàn gắn lại như cũ, tất nhiên phải tốn nhiều năm tháng và trải qua nhiều gian khổ, nhưng tôi tin chắc rằng Việt Nam cũng như Lào và Campuchia sẽ vượt qua mọi khó khăn để tiến lên không ngừng.

Qua cuộc chiến tranh Việt Nam, tôi đã học tập và lớn lên được rất nhiều. Riêng đối với bản thân tôi, đại học thì dốt, trung học cấp ba lại học về đêm, chẳng thu thập được bao nhiêu, cho nên trường học của tôi chính là những năm tháng đi hoạt động lấy tin ở Việt Nam.

Sau khi quân đội Mỹ tấn công vào cái gọi là "Sự kiện vịnh Bắc Bộ" vào ngày 2.8.1964, tôi đã đặt chân lên đất miền Nam Việt Nam lần đầu tiên. Lúc đó tôi đang làm cho hãng điện ảnh P.Stadio trong khách sạn Hinton ở Hồng Kông, và ngày 8.8 đi Sài Gòn do việc của hãng giao cho. Khi ấy thực ra tôi chẳng hiểu chiến tranh Việt Nam là gì cả. Đến tháng 10, tôi lại sang Sài Gòn và từ tháng 1 năm 1965, chuyển hẳn sang Việt Nam sống và sinh hoạt tại Sài Gòn. Kể từ đó, tôi mới dần dần hiểu biết ít nhiều về nội dung của chiến tranh Việt Nam.

Lúc đầu, vì chẳng có hiểu biết gì trước, tôi cứ lần lượt đi theo các cuộc hành quân đánh phá. Trong quá trình đó, tôi dần dần biết được cách thu thập tin tức về chiến tranh Việt Nam và cách sinh hoạt của quân đội, nhưng càng xem những trận đánh của lính Sài Gòn và lính Mỹ, nhìn những hình ảnh của nhân dân trong đấu tranh, tôi đã đi đến một nhận thức, đây là một cuộc chiến tranh giữa một nước lớn, ngay cả về lực lượng với cái lập luận ích kỷ của họ cùng với những kẻ có quyền hành của miền Nam Việt Nam chạy theo đuôi chúng để cưỡng bức một nước nhỏ, một nước của những người có nguyện vọng tha thiết, đấu tranh cho độc lập hoàn toàn của tổ quốc mình...".

Xin trân trọng giới thiệu một số bức ảnh của Ishikawa Bunyo chụp sau ngày chiến thắng 30.4.1975 tới bạn đọc.

Chiến tranh làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ - Hình 3

Huế vẫn như xưa với những con đường và hàng cây yên tĩnh, những nữ sinh mặc áo dài thong dong đi xe đạp trên đường phố thanh bình.

Chiến tranh làm thay đổi hẳn tính cách của con người một cách đáng sợ - Hình 4

Binh lính quân đội Sài Gòn đang học tập tại một lớp học do quân giải phóng tổ chức.

Theo laodong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025

Tin đang nóng

Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối nămChồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm
20:50:22 22/01/2025
Công Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtCông Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:11:55 22/01/2025
Thất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tớiThất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tới
21:41:33 22/01/2025
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đườngLời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường
18:20:37 22/01/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz mang thai vẫn tự mang rác đi đổ giữa đêm, liệu có cùng người tình được thừa kế tài sản hơn 2.000 tỷ?"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz mang thai vẫn tự mang rác đi đổ giữa đêm, liệu có cùng người tình được thừa kế tài sản hơn 2.000 tỷ?
20:28:09 22/01/2025
Cặp đôi hàng đầu Vbiz 2 lần bị "tóm dính" ra vào biệt thự riêng, hint rõ mồn một nhưng mãi không chịu công khaiCặp đôi hàng đầu Vbiz 2 lần bị "tóm dính" ra vào biệt thự riêng, hint rõ mồn một nhưng mãi không chịu công khai
18:33:49 22/01/2025
Đi qua sóng gió thăng trầm, diễn viên Thương Tín thấm thía 2 chữ 'tình đời'Đi qua sóng gió thăng trầm, diễn viên Thương Tín thấm thía 2 chữ 'tình đời'
19:56:28 22/01/2025
Thích cái cách Thành Chung si mê vợ hotgirl, 7 năm bên nhau vẫn một ánh mắt chiều chuộng, viên mãn với 2 căn nhàThích cái cách Thành Chung si mê vợ hotgirl, 7 năm bên nhau vẫn một ánh mắt chiều chuộng, viên mãn với 2 căn nhà
19:12:07 22/01/2025

Tin mới nhất

WSJ: Tổng thống Trump chỉ thị đặc phái viên chấm dứt xung đột Ukraine trong 100 ngày

WSJ: Tổng thống Trump chỉ thị đặc phái viên chấm dứt xung đột Ukraine trong 100 ngày

22:01:14 22/01/2025
Thành công của những nỗ lực này sẽ phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng đàm phán của các bên liên quan cũng như mức độ hợp tác từ cả phía Mỹ và Nga.
Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày

Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày

22:00:53 22/01/2025
Theo đạo luật được Quốc hội Thái Lan thông qua và được Nhà vua nước này phê chuẩn vào năm ngoái, các cặp đôi đồng giới sẽ có thể đăng ký kết hôn với đầy đủ các quyền lợi pháp lý, tài chính và y tế, cũng như quyền nhận con nuôi và quyền ...
Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

21:25:02 22/01/2025
Hiện nay, công dân từ các nước như Australia có thể đến Trung Quốc với mục đích kinh doanh, du lịch hoặc thăm gia đình trong thời gian tối đa bốn tuần mà không cần thị thực.
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?

Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?

21:21:41 22/01/2025
Tuy nhiên, đà tăng này không kéo dài được lâu do sự không rõ ràng về chính sách tiền điện tử của chính quyền Mỹ mới. Sau đó, Bitcoin đã giảm xuống mức gần 100.000 USD trước khi phục hồi lên khoảng 103.000 USD.
Cháy rừng tại Brazil năm 2024 gây báo động nguy cơ môi trường

Cháy rừng tại Brazil năm 2024 gây báo động nguy cơ môi trường

21:18:04 22/01/2025
Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy được xác định là hiện tượng El Nino, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ năm 1950. Tuy nhiên, các hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, cũng đóng vai trò ...
Netflix có thêm 18,9 triệu người đăng ký trong quý 4

Netflix có thêm 18,9 triệu người đăng ký trong quý 4

21:15:40 22/01/2025
Những con số ấn tượng trên của hãng Netflix trong quý 4 được lý giải nhờ vào sức hút của loạt các sự kiện thể thao trực tiếp hấp dẫn cũng như sự trở lại của bộ phim Hàn Quốc ăn khách Squid Game.
Liên thủ cùng ứng phó

Liên thủ cùng ứng phó

21:12:00 22/01/2025
Không phải tình cờ trùng lặp về thời điểm khi Mexico và Liên minh châu Âu (EU) đạt được sự nhất trí về thỏa thuận thương mại mới giữa hai bên ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức trở lại cầm quyền.
Thêm nhiều đám cháy rừng mới giữa lúc gió mạnh tại California

Thêm nhiều đám cháy rừng mới giữa lúc gió mạnh tại California

21:09:54 22/01/2025
Theo tờ USA Today, nhiều vụ cháy rừng bùng phát ở hạt San Diego (bang California) vào sáng sớm 21.1, khiến các lệnh sơ tán, đóng cửa trường học và cắt điện được ban hành.
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học

Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học

21:03:58 22/01/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép lực lượng chức năng đi vào những nơi nhạy cảm như trường học, bệnh viện hay nhà thờ để bắt người nhập cư trái phép.
LHQ, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris

LHQ, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris

21:01:06 22/01/2025
Tuy nhiên, quyết định của Mỹ đang đặt ra thách thức lớn đối với Brazil trong việc thúc đẩy các cam kết tài chính từ các nước phát triển để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước đang phát triển.
Chính quyền Trump 2.0 và cuộc đảo chiều chính sách

Chính quyền Trump 2.0 và cuộc đảo chiều chính sách

21:01:02 22/01/2025
Một loạt quyết định chính thức cả đối nội lẫn đối ngoại đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngay những giờ đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2.
LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

20:55:43 22/01/2025
Phó Giám đốc WMO, bà Ko Barrett, cho rằng bảo tồn sông băng là điều kiện thiết yếu đối với môi trường, nền kinh tế và sức khỏe của Trái Đất. Sông băng không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu mà còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho ...

Có thể bạn quan tâm

Bảo Thanh khoe sổ đỏ, NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờ

Bảo Thanh khoe sổ đỏ, NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờ

Sao việt

23:23:12 22/01/2025
Diễn viên Bảo Thanh khoe sổ đỏ mới - thành quả sau một năm làm việc chăm chỉ. NSND Hồng Vân trẻ đẹp không ngờ dù đã ở tuổi U60.
Phản ứng sốc của Hoa hậu Thiên Ân khi 1 sao nam bị tát sưng mặt

Phản ứng sốc của Hoa hậu Thiên Ân khi 1 sao nam bị tát sưng mặt

Hậu trường phim

23:16:46 22/01/2025
Tham gia phim Nụ hôn bạc tỷ, Thiên Ân và Thu Trang có khoảnh khắc khiến khán giả giật mình vì cảnh tát Huy Khánh đến sưng cả mặt.
Grealish muốn chia tay, CLB Man City săn lùng nhiều ngôi sao

Grealish muốn chia tay, CLB Man City săn lùng nhiều ngôi sao

Sao thể thao

22:59:13 22/01/2025
Inter Milan và Borussia Dortmund đều đang theo dõi cầu thủ chạy cánh Jack Grealish của CLB Man City, trong lúc HLV Pep Guardiola cần có nhiều giải pháp hơn cho các tuyến phòng ngự.
Mỹ nhân lột xác 180 độ chấn động cả Trung Quốc: Ác nữ hóa tiên nữ, nhan sắc cực phẩm đẹp không tả nổi

Mỹ nhân lột xác 180 độ chấn động cả Trung Quốc: Ác nữ hóa tiên nữ, nhan sắc cực phẩm đẹp không tả nổi

Phim châu á

22:56:36 22/01/2025
Đại Lộ Oa không chỉ xinh ngất ngây mà còn toát ra khí chất vô cùng đặc biệt, khiến khán giả cảm thán rằng có ngắm mãi cũng chẳng biết chán.
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng được khen nức nở vì quá xinh, tạo hình tả tơi không thể dìm nhan sắc

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng được khen nức nở vì quá xinh, tạo hình tả tơi không thể dìm nhan sắc

Phim việt

22:49:10 22/01/2025
Trước phân cảnh đắt giá lần này, người đảm nhận vai Hồi - nữ diễn viên Trang Emma cũng là một cái tên hot của phim bởi diện mạo xinh đẹp và diễn xuất đầy cảm xúc.
Dương Hồng Loan: Tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không phải trụ cột gia đình

Dương Hồng Loan: Tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không phải trụ cột gia đình

Tv show

22:29:08 22/01/2025
Dương Hồng Loan trân trọng sự hy sinh của người bạn đời khi gác công việc để đồng hành cùng cô trong những chuyến đi diễn.
Richard Gere đang 'hạnh phúc hơn bao giờ hết' bên vợ trẻ hơn 34 tuổi

Richard Gere đang 'hạnh phúc hơn bao giờ hết' bên vợ trẻ hơn 34 tuổi

Sao âu mỹ

22:26:51 22/01/2025
Ngôi sao phim Pretty Woman - Richard Gere (75 tuổi) - trả lời phỏng vấn với tờ Elle Espaa rằng ông đã tìm thấy sự viên mãn kể từ khi chuyển đến xứ bò tót cùng vợ Alejandra Silva
Quang Dũng ra mắt MV tặng mẹ đang điều trị bệnh

Quang Dũng ra mắt MV tặng mẹ đang điều trị bệnh

Nhạc việt

22:17:06 22/01/2025
Trong không khí tết cận kề, ca sĩ Quang Dũng vừa cho ra mắt MV Đón xuân này nhớ xuân xưa mang nhiều tâm trạng, dành tặng cho mẹ của mình.
Phá ổ nhóm môi giới mua bán thận trên địa bàn Hà Nội

Phá ổ nhóm môi giới mua bán thận trên địa bàn Hà Nội

Pháp luật

22:07:57 22/01/2025
Phòng Cảnh sát hình sự ( CSHS) Công an TP Hà Nội vừa phối hợp Cục CSHS, Bộ Công an triệt phá ổ nhóm môi giới mua bán thận, bắt giữ 3 đối tượng liên quan.
Diễn viên U.80 sập bẫy lừa đảo của 'gái trẻ' quen qua web hẹn hò

Diễn viên U.80 sập bẫy lừa đảo của 'gái trẻ' quen qua web hẹn hò

Sao châu á

22:06:20 22/01/2025
Ông Laurence Pang quen một cô gái trẻ qua một trang web hẹn hò và bị lừa đầu tư kinh doanh sau đó mất hàng trăm triệu.
Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30

Giảm 9kg, "cơ trưởng đẹp trai nhất Việt Nam" flex thứ ai cũng choáng trong đám cưới với "phú bà" U30

Netizen

21:55:34 22/01/2025
Hàng loạt lời khen dành cho ngày trọng đại của cặp đôi trai tài gái sắc này. Ngay từ những ngày đầu năm, dân tình đã được hóng đám hỏi, đám cưới rộn ràng của loạt cặp đôi đình đám trên MXH.