Giải mật chiến dịch Alpha Strike trong Chiến tranh Việt Nam
Chỉ trong ngày 10/5/1972, Mỹ đã huy động 414 lần xuất kích của các loại máy bay, đánh phá ác liệt khu vực Hải Phòng và Hà Nội.
Phi đội máy bay Mỹ đang tiếp dầu trên không.
Ý đồ đánh đòn phủ đầu quy mô lớn
Sáng ngày 10/5/1972, Hải quân Mỹ huy động số lượng lớn máy bay chiến thuật cất cánh từ những tàu sân bay hoạt động trên biển Đông.
Các máy bay A-6 Intruder, A-7 Corsairs và F-4 Phantom II được giao nhiệm vụ đánh phá khu vực Hải Phòng và phía Đông Nam Hà Nội.
Mỹ điều động tới 4 tàu sân bay nhằm thực hiện chiến dịch không kích mang mật danh “Alpha Strike” (một phần của chiến dịch Linebacker I phối hợp cùng Không quân Mỹ).
Lúc 8 giờ sáng, phi đội tấn công đầu tiên cất cánh từ tàu sân bay USS Constellation và USS Kitty Hawk hướng về Hải Phòng. Khoảng 20 phút sau, phi đội thứ 2 cất cánh từ hàng không mẫu hạm USS Coral Sea và USS Okinawa.
Các máy bay xuất kích từ tàu sân bay mang theo bom chùm CBU-55 để đánh phá sân bay Kiến An và các trận địa tên lửa phòng không ở Hải Phòng.
Ngày 10/5/1972 ghi nhận kỷ lục về số lần xuất kích của các máy bay Mỹ.
Trong khi đó, phi đoàn không quân chiến thuật của Không quân Mỹ đồn trú ở Thái Lan cho máy bay cất cánh từ sớm để oanh tạc các mục tiêu sâu nằm trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.
Lực lượng huy động gồm 120 máy bay các loại, trong đó có 16 chiếc F-4, 5 chiếc F-105 xuất kích trước làm nhiệm vụ áp chế phòng không.
29 chiếc F-4 và F-105 được giao nhiệm vụ đánh nhà ga Yên Viên. Ngoài ra còn 88 chiếc khác đóng vai trò hỗ trợ chiến thuật. Nhiệm vụ chính của Không quân và Hải quân Mỹ trong ngày 10/5 là đánh sập cầu Long Biên.
Ngày xuất kích nhiều nhất của Không quân Việt Nam
Trước mưu đồ của Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân quyết định tổ chức đánh hiệp đồng 3 loại MiG-17, MiG-19 (J-6) và MiG-21 của 4 trung đoàn không quân và lực lượng phòng không mặt đất.
Bộ Tư lệnh triển khai phương án đánh chặn các tốp cường kích, đây là những máy bay mang bom đánh phá mục tiêu dưới mặt đất.
Video đang HOT
Do tải trọng vũ khí mang theo tương đối lớn nên những máy bay này rất chậm chạp, đó là lợi thế để các máy bay MiG nhanh nhẹn công kích, buộc chúng phải từ bỏ nhiệm vụ.
Trong ngày 10/5, lần đầu tiên Không quân Việt Nam tiến hành xuất kích đánh hiệp đồng cả 4 trung đoàn không quân.
Các biên đội MiG từ 2 – 4 chiếc lần lượt xuất kích đánh chặn các tốp cường kích của Không quân và Hải quân Mỹ.
Trong ngày 10/5, Không quân Việt Nam triển khai 64 lần xuất kích (số lượng xuất kích lớn nhất trong các trận không chiến giai đoạn 2).
Hôm đó đã diễn ra hàng chục trận không chiến ác liệt giữa các tốp MiG và F của Mỹ. Không quân Mỹ áp đảo về số lượng máy bay nhưng Không quân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật hợp lý khiến đối phương gặp nhiều khó khăn.
Trong số 22 tốp MiG xuất kích, có 6 tốp không chiến với máy bay đối phương. Các phi công MiG-19 và MiG-21 đã bắn rơi 6 tiêm kích F-4.
Tại trận không chiến ngày 10/5, phía Mỹ đã trang bị hệ thống tác chiến điện tử AXP-80 Combat Tree gây nhiều khó khăn cho quá trình tác chiến của Không quân Việt Nam.
Bên cạnh đó, sau khi tiến hành chương trình huấn luyện chiến đấu khác biệt “Top Gun”, khả năng không chiến của các phi công Mỹ đã được cải thiện rất nhiều.
Phía Không quân Việt Nam cũng bị tổn thất 6 máy bay trong đó có 2 MiG-21, 3 MiG-17 và 1 MiG-19.
Ngày 10/5/1972 đã ghi nhận nhiều kỷ lục trong chiến tranh Việt Nam gồm: Ngày có nhiều trận không chiến kéo dài nhất, số lần xuất kích cả 2 bên lớn nhất và ngày 2 bên rơi nhiều máy bay nhất.
Phía Mỹ tấn công đồng loạt nhiều mục tiêu nhất, Không quân Việt Nam lần đầu xuất kích cả 4 trung đoàn không quân với số lần cất cánh nhiều nhất.
Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn sách “Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965 – 1975″ – Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
Theo Trí Thức Trẻ
48 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam
Sài Gòn những giờ phút cuối của cuộc chiến tranh bao trùm một không khí "vừa thanh thản vừa sợ hãi" khi hàng nghìn người tìm cách rời thành phố, nhưng ở những góc khác, cuộc sống thường nhật vẫn tiếp diễn.
Ngày 28/4/1975, Sài Gòn được đặt dưới lệnh giới nghiêm khi quân giải phóng ngày càng tiến gần thành phố. Phóng viên của tạp chí Time ghi nhận, bao trùm lên tất cả là một cảm giác "vừa thanh thản vừa sợ hãi". Washington ráo riết thực hiện chiến dịch di tản bằng máy bay trực thăng. Trong ảnh, một số người Sài Gòn đang xếp hàng lên chiếc máy bay trực thăng của CIA đậu trên nóc nhà số 22 Gia Long để tới Mỹ, ngay trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Trực thăng đưa lính thủy đánh bộ Mỹ tới sân bay Tân Sơn Nhất nhằm bảo vệ và phong tỏa các khu vực quan trọng để tiến hành di tản những người Mỹ cuối cùng khỏi Sài Gòn.
Hàng nghìn người cố trèo qua bức tường cao hơn 4 mét của Đại sứ quán Mỹ để tìm đường lên các trực thăng rời Sài Gòn.
Những viên chức làm việc cho các cơ quan của Mỹ cùng người thân xếp hàng chờ đợi trước cổng Đại sứ quán Mỹ.
Người trèo qua tường Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn để tiếp cận khu vực máy bay trực thăng đang chờ đón.
Máy bay trực thăng di tản của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.
Những công dân Mỹ cuối cùng, trong đó có cả các phóng viên báo chí, chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn vào buổi trưa.
Người dân vào đại sứ quán ngay sau khi lực lượng an ninh Mỹ rời đi. Mặc dù lệnh giới nghiêm 24/24 được ban bố nhưng hàng nghìn người vẫn tràn xuống đường. Nhiều đường phố bị tắc nghẽn bởi những đoàn xe đạp, xích lô và xe tải rời Sài Gòn. Tuy nhiên, ở những góc khác, cuộc sống vẫn tiếp diễn như thường nhật.
Một vài phụ nữ xách theo những thùng đồ đạc lấy được sau khi lính Mỹ rút lui.
Lính thủy đánh bộ Mỹ nằm rạp trên boong chiến hạm USS Blue Ridge để tránh những mảnh vỡ kim loại văng ra từ một máy bay trực thăng khi nó hạ cánh và va chạm với một chiếc trực thăng khác. Chiếc trực thăng chở đầy phụ nữ và trẻ em này suýt rơi xuống biển nhưng cuối cùng được cứu thoát và không có ai bị thương.
Lính hải quân Mỹ trên chiến hạm USS Blue Ridge đẩy một chiếc trực thăng xuống biển để dọn chỗ đón những chuyến bay chở người di tản khác từ Sài Gòn tới.
Phi công Mỹ bế một em bé đến nơi trú ẩn an toàn trên chiến hạm USS Blue Ridge sau khi chiếc trực thăng chở em cùng nhiều người khác va chạm trong lúc hạ cánh trên boong tàu.
Một phụ nữ cùng ba người con khóc trong lúc chờ lên trực thăng.
Bờ sông Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975 chật kín người chờ di tản trên những con tàu.
Xe tăng của quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, hướng tới Dinh Độc lập.
Xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, tiến thẳng vào dinh trưa ngày 30/4/1975, báo hiệu sự kết thúc của chính quyền Sài Gòn, chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài hai thập kỷ.
Tướng Dương Văn Minh (người ngồi bên phải) chuẩn bị đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Đài phát thanh Sài Gòn.
Theo VnExpress
Những bàn tay ám ảnh trong Chiến tranh Việt Nam Một phóng viên chiến trường người Mỹ chọn những đôi bàn tay là điểm nhấn để phản ánh tình hình chiến sự và cuộc sống người dân Việt Nam vào năm 1968. Bàn tay của một người dân bám lên hàng rào dây thép gai. Phóng viên ảnh Eddie Adams, người làm việc cho hãng tin AP, đã thực hiện bộ ảnh "Hands...