Giải mã ý nghĩa và sự khác biệt giữa Program Files (x86) và Program Files trong Windows
Mỗi khi mở ổ đĩa C trong This PC lên, các bạn sẽ thấy lúc nào cũng có sự hiện diện song song của 2 thư mục là Program Files (x86) và Program Files.
Thế sự khác nhau giữa chúng là gì, và tại sao đã có Program Files (x86) rồi mà Windows còn sử dụng thêm Program Files làm gì nữa? Tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết này nhé!
Để dễ hiểu và dễ hình dung nhất, các bạn hãy đọc theo thứ tự từng mục dưới đây. Các mục sẽ có mối liên kết và mục trước sẽ là nền tảng giúp bạn hiểu mục sau dễ hơn.
Program Files là gì?
Program Files là nơi chứa tất cả các phần mềm mà bạn cài và lưu vào máy tính của mình. Cho nên thư mục Program Files và Program Files (x86) thật chất cũng chỉ là nơi mà các phần mềm sẽ được lưu sau khi cài đặt hoàn tất. Tuy nhiên, mỗi thư mục sẽ chứa những phần mềm khác nhau.
Windows phiên bản 32-bit và Windows phiên bản 64-bit
Từ thuở ban đầu, Windows chỉ có thể chạy trên hệ điều hành 32-bit, và trong phiên bản 32-bit này, bạn sẽ chỉ thấy sự xuất hiện của “C:Program Files” chứ không có cả “C:Program Files (x86)” như ở trong phiên bản Windows 64-bit hiện giờ.
Video đang HOT
Program Files và Program Files (x86) chứa những phần mềm gì?
Ở Windows phiên bản 32-bit, thì Program Files sẽ là nơi để bạn cài đặt và lưu trữ những phần mềm 32-bit. Còn đối với phiên bản 64-bit, thì Program Files sẽ là nơi lưu trữ những phần mềm 64-bit, còn những phần mềm chỉ có 32-bit sẽ được lưu ở thư mục Program Files (x86).
Điều này sẽ lý giải vì sao khi bạn tải và cài đặt phần mềm, thì có phần mềm sẽ nằm ở thư mục Program Files, có phần mềm sẽ nằm ở Program Files (x86).
Tại sao lại phải tách ra mà không gộp Program Files và Program Files (x86) lại thành một?
Ở Windows phiên bản 64-bit, thì các phần mềm 64-bit sẽ được lưu ở Program Files. Tuy nhiên, Phiên bản này cũng hỗ trợ những phần mềm 32-bit, và Microsoft không muốn 2 loại phần mềm này nằm “lộn xộn” với nhau nếu được lưu vào cùng một thư mục. Cho nên những phần mềm 32-bit sẽ được lưu vào Program Files (x86). Nhưng đây không phải là lý do chính!
Lý do thật sự mà phần mềm 32-bit và 64-bit không được lưu vào cùng một thư mục là bởi vì những phần mềm 32-bit này không thể chạy tương thích được với “thư viện” 64-bit. Nên nếu chúng cố gắng chạy sẽ gây ra lỗi và sẽ không làm việc một cách bình thường được. Chính vì thế mà Microsoft phải tách riêng chúng ra và bỏ vào 2 thư mục khác nhau.
Vậy là mình đã giải đáp xong cho các bạn ý nghĩa của Program Files, Program Files (x86) và sự khác biệt giữa chúng. Chúc các bạn thành công!
Theo gearvn
Hướng dẫn điều chỉnh kích thước giao diện Windows 10 siêu đơn giản
Hiện nay có rất nhiều màn hình cùng với kích thước, độ phân giải, cùng nhiều thông số khác nhau. Nếu cảm thấy hình ảnh, chữ viết, ... hiện trên màn hình nhỏ hoặc lớn quá thì bạn có thể tham khảo cách chỉnh tỉ lệ hiển thị trên Windows 10 trong bài viết này nhé.
Thông thường, Windows 10 sẽ tự động nhận diện các thông số của màn hình bạn đang sử dụng và tự chọn mức độ phóng to của nội dung hiện trên màn hình. Tuy nhiên, độ "thông minh" của Windows là có hạn các bạn ạ, nếu ngồi xa hoặc gần một chút thì sẽ cần điều chỉnh một chút để có trải nghiệm tốt hơn.
Đầu tiên, các bạn mở Settings rồi chọn mục System.
Tiếp theo, bạn chọn tab Display và rồi chọn số phần trăm ở dòng Scale and layout. Lưu ý là phần trăm càng lớn thì nội dung hiển thị cũng lớn theo nhé.
Nếu bạn đang sử dụng hai màn hình, bạn có thể click để chọn màn hình số 1 hoặc 2. Windows sẽ chỉ chỉnh màn hình bạn chọn và để nguyên tỉ lệ của màn hình còn lại nhé.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn không hài lòng với các tỉ lệ phóng to mà Windows gợi ý thì bạn có thể tự chỉnh tay bằng cách chọn Advanced scaling settings. Sau đó bạn nhập phần trăm bằng tay ở khung bên dưới và chọn Apply. Lưu ý là chỉ áp dụng cho màn hình chính thôi nhé.
Chúc các bạn thành công!
Theo gearvn
CPU và hệ điều hành "cây nhà lá vườn" Trung Quốc đã hoạt động ổn định, chuẩn bị "hạ bệ" Intel và Windows Mới đây, một bài báo cáo xác nhận rằng vi xử lý "cây nhà lá vườn" Zhaoxin của Trung Quốc đã chạy được trên hệ điều hành Unity Operating System (UOS). Đây là một động thái cho thấy Trung Quốc không muốn bị phụ thuộc vào công nghệ Mỹ quá nhiều. Trước đó, Trung Quốc cũng đã đặt mục tiêu trong 3 năm...