Giải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang Nga
Theo tiết lộ mới nhất của giới tình báo Mỹ, chính phía Triều Tiên chủ động đề xuất gửi quân sang lãnh thổ Nga để trợ chiến cho quân đội Nga trong cuộc đối đầu với binh lính Ukraine.
Triều Tiên làm vậy dựa trên một số tính toán nhất định.
Tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên chủ động gửi quân sang Nga
Khi quân Triều Tiên có mặt tại Nga vào mùa thu 2024, một số chuyên gia phương Tây cho rằng Nga chủ động xin viện binh từ Triều Tiên. Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Mỹ đán.h giá rằng việc Triều Tiên đưa quân sang Nga và tới tỉnh Kursk của Nga là ý tưởng của chính Triều Tiên, và sau đó phía Nga mới đón nhận đề xuất của phía Triều Tiên.
Lính đặc nhiệm Triều Tiên huấn luyện trên thao trường. Ảnh: KCNA.
Giới chức Mỹ cho hay, Triều Tiên chưa được đền đáp ngay lập tức sau khi triển khai quân sang Nga. Theo họ, Triều Tiên chủ yếu hướng tới sự ủng hộ của Nga trong tương lai như trợ giúp trong cuộc chiến ngoại giao, cung cấp công nghệ và viện trợ khi Triều Tiên đối mặt với một khủng hoảng tiềm tàng nào đó.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc thì cho rằng Triều Tiên đang sử dụng chiến trường Nga – Ukraine để hiện đại hóa năng lực tác chiến của mình.
Cả giới chức Mỹ và Ukraine đều ghi nhận rằng binh sĩ Triều Tiên đã xung trận đáng kể để trợ chiến cho Nga khi đối đầu quân Ukraine.
Video đang HOT
John F. Kirby – phát ngôn viên an ninh quốc gia của Nhà Trắng, mới đây (giữa tháng 12/2024) cho hay: “Chúng tôi đã thấy những người lính Triều Tiên này di chuyển từ tuyến 2 của chiến trường lên tiề.n tuyến để trực tiếp tham chiến… Không có gì ngạc nhiên khi giờ đây quân nhân Triều Tiên cũng đang hứng chịu tổn thất trên chiến trường”.
Theo giới chức Mỹ, binh lính Triều Tiên dường như được chăm sóc y tế tốt hơn so với binh lính Nga. Ví dụ, các thương binh Triều Tiên sẽ được đưa thẳng tới những bệnh viện lớn hơn tại thành phố Kursk, bỏ qua những bệnh viện dã chiến nhỏ tại các ngôi làng gần nơi giao tranh.
Một quan chức Ukraine chuyên theo dõi di chuyển của binh sĩ Triều Tiên cho biết, các lực lượng Triều Tiên đang tăng cường hiện diện trên tuyến đầu và hoạt động cùng với các đơn vị quân sự Nga.
Các quan chức trên không tiết lộ bằng cách nào mà Mỹ thu được thông tin về cuộc thảo luận giữa Nga và Triều Tiên. Tuy nhiên, họ chỉ ra rằng việc đó không xảy ra ngay lập tức sau khi hai bên đạt được thỏa thuận về gửi quân hoặc sau khi quân Triều Tiên đã được triển khai trên đất Nga.
Theo giới chức Mỹ, Nga nhận được hậu thuẫn quan trọng từ phía Iran và Triều Tiên về UAV và đạn pháo. Bộ Tài chính Mỹ mới đây đã công bố gói trừng phạt mới nhằm vào ngân hàng, công ty hàng hải và 9 cá nhân mà họ cho là có liên quan đến sự ủng hộ của Triều Tiên dành cho Nga, cũng như hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên.
Hội đồng Tham trưởng liên quân Hàn Quốc cho hay, họ “đặc biệt quan tâm đến khả năng quân Triều Tiên sẽ triển khai sang Nga” để hỗ trợ Kremlin trong tác chiến. Cơ quan này cho biết thêm, Bình Nhưỡng “đang chuẩn bị luân chuyển hoặc gửi thêm quân” sang Nga.
Tuyên bố của hội đồng này cho biết, Triều Tiên đang “sản xuất và cung cấp UAV tự hủy (tức UAV cảm tử) cho Nga bên cạnh pháo phản lực và pháo tự hành.
Việc binh sĩ Triều Tiên có mặt tại Kursk đán.h dầu bước leo thang mới trong xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Theo nhiều nguồn thông tin của Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên đã triển khai khoảng 12.000 quân sang Nga.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc đán.h giá động thái trên của Triều Tiên “có thể dẫn tới sự gia tăng đ.e dọ.a quân sự từ Triều Tiên đối với Hàn Quốc”.
Đáp lại động thái của Triều Tiên, vào tháng trước Hàn Quốc và Ukraine cho hay họ sẽ làm sâu sắc hợp tác an ninh song phương. Tổng thống Hàn Quốc vừa bị luận tội, ông Yoon Suk Yeol, cũng đã không loại trừ khả năng Hàn Quốc sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine, dù rằng Hàn Quốc đã từ lâu áp dụng chính sách từ chối cung cấp vũ khí cho những nước đang tình trạng chiến tranh nóng.
Triều Tiên sở hữu một trong nhưng đội quân đông nhất thế giới. Sự hiện diện của lính Triều Tiên tại Nga xuất hiện sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ký hiệp ước tương trợ quốc phòng tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng vào tháng 6/2024.
Điểm yếu của quân Triều Tiên
Những binh sĩ Triều Tiên triển khai ở Nga là thuộc quân đoàn xung kích đặc nhiệm của Triều Tiên. Đây là lực lượng được huấn luyện vào hàng tốt nhất của Triều Tiên, có khả năng tiến hành bắ.n tỉa, tác chiến đô thị và tiềm nhập theo đường biển và đường không cũng như hoạt động trên địa hình đồi núi như ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, họ chưa được huấn luyện nhiều cho tác chiến UAV và tác chiến chiến hào trên địa hình trống trải như ở Nga và Ukraine. Hơn nữa, những người lính này đều chưa có kinh nghiệm thực chiến trong hàng thập kỷ.
Doo Jin Ho – nhà phân tích cấp cao tại Viện Phân tích quốc phòng Hàn Quốc ở Seoul, cho biết: Trong 2 năm đại dịch Covid-19, khi Triều Tiên đóng cửa để phòng dịch, lực lượng đặc nhiệm của nước này được huy động luân chuyển canh gác tại các chốt dọc theo biên giới Triều Tiên – Trung Quốc nên đã không tham gia được một số chương trình huấn luyện thường kỳ của họ.
Quá trình huấn luyện lính Triều Tiên tại Nga cũng diễn ra cấp tốc. Do vậy, Nga sẽ phải mất thời gian nhất định để tích hợp binh lính Triều Tiên vào các đơn vị quân đội Nga.
Một vị quan chức cấp cao của Ukraine cho biết, các trung đội Triều Tiên không được tích hợp đầy đủ vào lực lượng chiến đấu của Nga, và thỉnh thoảng họ còn tác chiến độc lập và do vậy đối mặt với nguy cơ thương vong cao hơn.
Trong khi đó, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho rằng binh lính Triều Tiên đang hứng chịu thương vong ở mặt trận Kursk trên lãnh thổ Nga.
Nghị sĩ Hàn Quốc Lee Seong Kweun sau khi gặp gỡ các quan chức tình báo nước này đã lý giải thương vong của phía Triều Tiên là do binh lính Triều Tiên chưa quen với môi trường tác chiến tại Kursk cũng như thiếu năng lực phòng chống đòn tấ.n côn.g bằng UAV của đối phương.
Nghị sĩ Lee nói rằng thương vong Triều Tiên chủ yếu là do tên lửa và UAV Ukraine.
Ukraine có 'đảo ngược tình thế' khi tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga?
Ukraine tiếp tục mở rộng tấ.n côn.g, chiếm các trung tâm hậu cần quan trọng của Nga như Sudzha và Korenevo, nhưng đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ Moskva.
Quân đội Nga đang nỗ lực đẩy lùi các lực lượng Ukraine ở khu vực Kursk. Ảnh: Sputnik
Theo tờ Telegraph, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây đã ca ngợi việc quân đội Ukraine tấ.n côn.g lãnh thổ Nga, cho rằng lực lượng vũ trang nước này đã đảo ngược tình thế với Moskva và đưa "xung đột" vào trong chính lãnh thổ của đối phương. Tuyên bố của Tổng thống Zelensky được đưa ra sau 3 ngày giao tranh ác liệt, trong đó Ukraine đã gửi quân tiếp viện, rải mìn các tuyến đường chính và tăng cường phòng không để bảo vệ những vùng lãnh thổ mới kiểm soát.
Về chiến lược của Ukraine, các blogger quân sự Nga đã nhận xét rằng hoạt động gây nhiễu tác chiến điện tử do quân đội Ukraine thực hiện đã khiến các đơn vị Nga không thể duy trì liên lạc. Sự phối hợp hiệp đồng và chiến lược tấ.n côn.g của Ukraine đã làm dấy lên so sánh với bước tiến của quân đội Ukraine trước các lực lượng Nga tại Kharkov vào năm 2022. Khi đó, quân đội Ukraine đã tiến hơn 80 km chỉ với một cuộc tấ.n côn.g bằng xe bọc thép.
Hiện Ukraine tiếp tục mở rộng tấ.n côn.g, chiếm các trung tâm hậu cần quan trọng của Nga như Sudzha và Korenevo, nhưng đối mặt với phản ứng mạnh mẽ từ Moskva.
Trước đó ngày 6/8, quân đội Nga cho biết khoảng 1.000 quân Ukraine vượt qua biên giới Nga bằng xe tăng và xe bọc thép, khiến Moskva phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực Kursk. Theo các quan chức Nga, lực lượng Ukraine đã xâm nhập vào các khu vực được phòng thủ lỏng lẻo và đã chiếm giữ một số ngôi làng ở gần biên giới.
Hãng thông tấn TASS ngày 9/8 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các cuộc giao tranh ở khu vực biên giới Kursk vẫn tiếp tục. Trong 24 giờ qua, quân đội Nga đã ngăn chặn nỗ lực của quân đội Ukraine nhằm tiến hành các cuộc đột kích sâu vào lãnh thổ Nga.
TASS lưu ý tình hình giao tranh khu vực Kursk vẫn căng thẳng và chính quyền địa phương đã tổ chức một hệ thống hỗ trợ cho những người tái định cư bắt buộc. Một kho hàng viện trợ nhân đạo đã được triển khai tại Kursk, nơi hàng cứu trợ từ các khu vực khác của Nga đang đổ về. Các kho dự trữ máy phát điện, nước đóng chai và thuố.c men đã được thiết lập.
Washington 'bật đèn xanh', Ukraine ngay lập tức dùng tên lửa Mỹ bắ.n mục tiêu trong lãnh thổ Nga Theo các nguồn tin Nga, Ukraine đã lần đầu tiên phóng vũ khí do Mỹ sản xuất vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) tham gia tập trận tại Trung tâm Huấn luyện Yakima năm 2011. Ảnh: Lockheed Martin Bộ Quốc phòng Nga và các blogger quân sự Nga đưa tin...