Giải mã ý định lập căn cứ quân sự của Nga ở châu Á
Giữa lúc Nga đang “quần thảo” với phương Tây tại châu Âu và Trung Đông, thông báo của Moskva về ý định lập căn cứ quân sự trên quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật lập tức khiến dư luận quan tâm.
Một ụ pháo của Nga trên quần đảo Kuril
Ngày 22/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Moskva đang lập kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự trên quần đảo Kuril hiện trong vòng tranh chấp với Nhật Bản.
Trong thông báo, ông Shoigu nói rằng Nga có thể sẽ lắp đặt các thiết bị nhằm bảo vệ lãnh hải trên Kuril.
Ông Shoigu nói rằng Nga sẽ lập các căn cứ quân sự tại Cape Schmidt, khu vực nằm ở vùng duyên hải phía đông của vùng tự trị Chukchi, cũng như trên đảo Wrangel nằm ở phía đông bắc đại lục thuộc biển Chukchi.
Các căn cứ quân sự mới của Nga ở vùng bờ đông chỉ nằm cách duyên hải ở vùng cực tây của Mỹ vài trăm kilomet.
Chính quyền Tokyo tuyên bố chủ quyền ở phía nam quần đảo Kuril mà nước này gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc. Quần đảo này nằm ở ngoài khơi phía đông nước Nga và phía đông bắc Nhật Bản.
Tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản về quần đảo này vẫn chưa ngã ngũ kể từ Thế chiến thứ II, và làm cho đôi bên chưa ký được một hòa ước chính thức.
Các nhà phân tích cho rằng kế hoạch trên là một phần của chiến lược “xoay trục” sang châu Á của Moskva.
Video đang HOT
Grant Newsham, một chuyên gia an ninh của Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược ở Tokyo, cho rằng chiến lược “xoay trục châu Á” của Moskva có mục đích gia tăng và bảo vệ công cuộc mậu dịch với các nền kinh tế năng động ở châu Á Thái Bình Dương.
“Nếu Nga thật sự muốn nắm giữ vai trò của một cường quốc quân sự ở Đông Bắc Á, sự hiện diện quân sự trên quần đảo Kuril rất hữu ích”-ông Newsham nói.
Mỹ đã dùng từ cụm từ “xoay trục châu Á” để mô tả những nỗ lực của Tổng thống Barack Obama nhằm gia tăng tầm quan trọng về mặt chiến lược của khu vực này để đối trọng với sự hiện diện quân sự và sức mạnh kinh tế mỗi ngày một lớn của Trung Quốc.
Thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu về việc xây dựng một căn cứ trên quần đảo Kuril cùng với 4 căn cứ ở Bắc Băng Dương là một phần của kế hoạch của Tổng thống Vladimir Putin để tăng cường sự hiện diện quân sự của nước ông trong khu vực này.
Trong thập niên qua, Nga đã chi tiêu hơn 600 tỉ USD cho mục tiêu hiện đại hoá quân đội, trong đó có việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân, chiến đấu cơ phản lực và máy bay trực thăng.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hiện nay có 73 chiếc tàu, gồm 23 tàu ngầm và 50 chiến hạm.
Moskva cũng thiết lập những mối quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh. Quân đội hai nước hồi gần đây đã tiến hành một cuộc thao dượt hải quân mà hãng thông tấn TASS của Nga mô tả là cuộc diễn tập hỗn hợp lớn nhất “trong lịch sử hiện đại của sự hợp tác” giữa Nga và Trung Quốc.
Ông Newsham cho rằng mặc dù việc xây căn cứ trên quần đảo Kuril gần các tuyến hàng hải giữa Nga và Thái Bình Dương là có giá trị về mặt chiến lược, nhưng những yếu tố khác – như tinh thần dân tộc và phát huy ảnh hưởng chính trị, cũng có một vai trò trong kế hoạch này.
Ngoài ra, những ngư trường phong phú cùng với tiềm năng dầu mỏ và khí đốt dưới đáy biển cũng làm tăng giá trị của quần đảo này.
Việc Nga xây căn cứ quân sự trên quần đảo Kuril có nhiều khả năng sẽ gây phương hại thêm nữa cho mối quan hệ với Nhật Bản.
Tháng 8/2015, Nhật Bản đã phản đối khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến thăm hai hòn đảo Kunashir và Iturup có tranh chấp và là nơi mà tin tức cho biết Nga đang xây hai tiền đồn quân sự. Hai đảo này nằm gần Hokkaido, hòn đảo cực bắc của Nhật Bản.
Các giới chức Nhật Bản đã có phản ứng dè dặt đối với thông báo của Bộ trưởng quốc phòng Nga. Chánh Văn phòng Nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, phát biểu: “Chúng tôi chưa biết rõ bối cảnh của phát biểu này, nhưng nếu kế hoạch này là có thật, chính phủ Nhật Bản sẽ cực lực phản đối bởi vì chúng tôi giữ nguyên lập trường là những hòn đảo này là phần đất mà Nhật Bản có chủ quyền”.
Một số người hy vọng Điện Kremlin và chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tìm được một giải pháp ngoại giao cho vấn đề gây tranh cãi này. Cả hai đều có lợi khi hoạt động mậu dịch gia tăng. Và Nhật Bản có thể là một thị trường béo bở cho nguồn cung ứng dầu mỏ và khí đốt rất phong phú của Nga.
Tuy nhiên, Nhật Bản bác bỏ đề nghị của Nga là chỉ trả lại hai hòn đảo nhỏ nhất trong quần đảo Kuril.
Ông Newsham cho biết việc ông Abe đi thăm Ukraina trước đây trong năm nay và sự ủng hộ của Tokyo đối với những biện pháp chế tài do Mỹ dẫn đầu nhắm vào Moskva vì sự can dự của Nga ở Ukraina đã làm cho lập trường của ông Putin trở nên cứng rắn hơn.
“Nhật Bản quả thật không thể làm gì nhiều và tôi nghĩ rằng đó là điều từ trước tới nay vẫn vậy. Nga rõ ràng là chiếm ưu thế”-ông Newsham nhận định. Hồi đầu tháng 10, Tổng thống Putin đã đình hoãn vô hạn định một chuyến viếng thăm Nhật Bản vì vụ tranh chấp quần đảo Kuril.
Theo Nh.Thạch/AFP. AP, RIA Novosti…
PetroTimes
Nga tăng cường quân sự trên đảo tranh chấp với Nhật
Nga sẽ xây dựng căn cứ quân sự mới trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trong kế hoạch tăng cường hiện diện tại đây.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm một trung đoàn ở Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phía bắc hồi tháng 8 - Ảnh: Reuters
Đài TV Zvezdad của Nga ngày 23.10 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu thông báo căn cứ mới sẽ sớm được xây dựng trên quần đảo Kuril.
Ông Shoigu không cho biết thời điểm cụ thể nhưng khẳng định cơ sở mới sẽ bao gồm nhiều tiện ích như công trình giải trí cho binh sĩ và gia đình, khu nhà ở hiện đại, bệnh viện và các con đường mới.
Quần đảo Kuril gồm nhiều đảo nhỏ nằm trải dài từ bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông của Nga đến Hokkaido, đảo cực bắc của Nhật. Trong đó, 4 đảo phía nam là Iturup, Kunashir, Shikotan và Habomai đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Moscow và Tokyo từ sau Thế chiến 2. Nga gọi đó là nhóm đảo Nam Kuril còn Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phương bắc.
Hồi tháng 7, Bộ trưởng Shoigu cũng tuyên bố thành lập 2 đơn vị đồn trú mới ở Iturup và Kunashir. Ngoài ra, từ báo mạng tiếng Nga Gazeta đưa tin cho hay Nga đã triển khai đến quần đảo Kuril một sư đoàn 3.500 binh sĩ, được trang bị nhiều xe tăng T-80 và tên lửa chống máy bay Buk M-1. Tại quần đảo này còn có một căn cứ tàu ngầm được Gazeta mô tả là "thành tố quan trọng nhất đối với Nga trong chiến lược ứng phó nguy cơ tiềm ẩn từ tàu ngầm nước ngoài ở biển Okhotsk".
Hiện chưa rõ căn cứ mới sẽ được xây ở Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương bắc hay nơi khác của quần đảo Kuril nhưng giới quan sát cho rằng dù ở đâu thì cơ sở này cũng nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Nga ở khu vực. Cũng trong ngày 23.10, tờ Sankei Shimbun dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết nước ông đang xác nhận về thông tin trên và sẽ phản đối mạnh mẽ nếu đây là sự thật.
Trước đó, Tokyo đã chỉ trích dữ dội chuyến thăm đến Iturup và Kunashir của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi tháng 8. Mới đây, một quan chức cấp cao thuộc Văn phòng Thủ tướng Nhật tiết lộ với tờ Asahi Shimbun rằng kế hoạch tổ chức chuyến công du chính thức đến Nhật trong năm nay của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị hoãn vô thời hạn do hai bên chưa vượt qua được bất đồng liên quan đến vấn đề tranh chấp.
Tuy nhiên, quan chức trên khẳng định Tokyo và Moscow vẫn đang nỗ lực xúc tiến chuyến thăm đồng thời sắp xếp cho lãnh đạo hai nước gặp nhau bên lề các hội nghị quốc tế, trong đó có Hội nghị G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ và Hội nghị APEC ở Philippines, cả hai dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Nhật Bản nổi giận vì Thủ tướng Nga thăm đảo tranh chấp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 22/8 đã tới thăm quần đảo Kuril, gây ra phản ứng giận dữ từ phía Nhật Bản, quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền quần đảo này trong một cuộc tranh chấp kéo dài. Thủ tướng Medvedev chụp ảnh khi tới thăm đảo Iturup ngày 22/8 (Ảnh: RIA) Thủ tướng Medvedev đã tới thăm đảo Iturup, một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Washington lạc quan đạt thỏa thuận với nhiều nước trong thời gian hoãn áp thuế

Lý do dầu Nga được vận chuyển trở lại trên các tàu chở dầu phương Tây

DeepSeek len lỏi mọi ngóc ngách của Trung Quốc

Trước sức ép thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ

Thăm Smolensk "Quảng Trị" của nước Nga

Saudi Arabia lên kế hoạch trả hết nợ cho Syria tại WB, đẩy nhanh quá trình tái thiết

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và đặc phái viên Mỹ là 'hữu ích và hiệu quả'

Xác nhận mới nhất của Phó Thủ tướng Ukraine về thoả thuận khoáng sản với Mỹ

Giá gạo tại Nhật Bản lập đỉnh mới

Nga xác nhận tấn công Sumy, nhưng cung cấp thông tin hoàn toàn khác

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phủ nhận cáo buộc nổi loạn

Bí ẩn toà tháp hình tam giác tại 'Khu vực 51' của Không quân Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Lộ diện 2 giám đốc 'bù nhìn' trong vụ sữa bột giả thu lợi 500 tỷ đồng
Pháp luật
13:11:05 15/04/2025
Siêu phẩm này sẽ khiến iPhone 18 và Galaxy S26 khiếp sợ
Thế giới số
13:02:55 15/04/2025
1 loài hoa được nhà giàu nâng như báu vật: Càng ngắm càng sang, càng chơi càng "nghiện"
Sáng tạo
13:02:44 15/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tin nổi bật
12:54:06 15/04/2025
Hàng triệu người theo dõi Elon Musk chơi game trên chuyên cơ
Netizen
12:50:43 15/04/2025
Song Hye Kyo bị 1 nữ diễn viên làm bỏng da
Sao châu á
12:10:04 15/04/2025
Tử vi 3 con giáp may mắn nhất thứ Ba (15/4): Giàu có vang danh, phú quý đủ đường
Trắc nghiệm
12:09:49 15/04/2025
Sơn Tùng M-TP để lộ bí mật quá khứ
Sao việt
12:07:42 15/04/2025
Gợi ý những chiếc áo ống cá tính cho nàng vẻ ngoài đầy mê hoặc
Thời trang
11:56:45 15/04/2025
2 món chua ngọt "gây nghiện": Không dầu mỡ vẫn thơm lừng, ăn tới đâu mê tới đó
Ẩm thực
11:33:22 15/04/2025