Giải mã vụ thử hạt nhân dưới nước táo bạo của Mỹ năm 1946
Sau khi khiến thế giới bàng hoàng vì sử dụng bom nguyên tử trên mặt đất cuối Thế chiến 2, Mỹ thúc đẩy chương trình hạt nhân. Năm 1946, Mỹ tiến hành vụ thử hạt nhân dưới nước đầu tiên trên thế giới với sức công phá khủng khiếp.
Mỹ ghi tên vào lịch sử khi là quốc gia đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và sử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh. Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, các nhà khoa học Mỹ tiếp tục nghiên cứu và thực hiện nhiều vụ thử hạt nhân.
Trong số này, đáng chú ý là vụ thử quả bom nguyên tử mang tên Baker ở đảo san hô Bikini Atoll, Thái Bình Dương vào tháng 7/1946.
Đây là cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên của Mỹ cũng như thế giới được tiến hành dưới nước ở độ sâu 5,27 m.
Mục đích của vụ thử bom hạt nhân dưới nước mà Mỹ đặt ra là nghiên cứu mức độ tác động và ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân tới các tàu hải quân.
Theo thiết kế, bom hạt nhân mang tên Baker có sức nổ 23 kiloton. Sau khi được kích nổ, một đám mây hình nấm và cột nước cực lớn xuất hiện.
Một số tài liệu tiết lộ vụ nổ Baker đẩy 2 triệu tấn nước và cát lên không trung. Theo đó, cột nước cao 1,8 km, rộng 609m và dày 91m xuất hiện.
Thông qua vụ thử bom hạt nhân dưới nước này, các nhà khoa học và giới chức quân sự Mỹ càng thêm chắc chắn về sức hủy diệt khủng khiếp của vũ khí nguyên tử.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tiến hành lẫy mẫu xét nghiệm địa chất ở khu vực đảo san hô Bikini Atoll.
Kết quả kiểm tra cho thấy khu vực này có mức độ phóng xạ rất cao nên không an toàn cho con người sinh sống.
Theo một số nghiên cứu, các nhà khoa học mất hàng chục năm nữa để xử lý vấn đề phóng xạ nhằm đưa đảo san hô Bikini Atoll trở lại là khu vực an toàn, thích hợp cho con người sinh sống.
Mời độc giả xem video: Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf của Hải quân Mỹ. Nguồn: QPVN.
Nga công bố hình ảnh hiếm hoi về vụ thử Bom Sa hoàng
Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom của Nga vừa công bố những hình ảnh tư liệu hiếm hoi từ năm 1961 về vụ thử loại bom nguyên tử mang biệt danh Tsar Bomba (Bom Sa hoàng), vũ khí có sức công phá mạnh nhất mà con người từng chế tạo.
Đám mây hình nấm khổng lồ của Bom Sa hoàng. Ảnh: Pinterest
Hồi tháng 10-1961, Liên Xô cũ đã thử nghiệm một quả bom nguyên tử có sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT. Vụ nổ tạo ra một đám mây khổng lồ cao gần 10.000m và có thể nhìn thấy từ khoảng cách gần 1.000km. Do bom nổ ở trên cao nên không tạo ra nhiều phóng xạ trên mặt đất. Không lâu sau khi vụ nổ xảy ra, các nhà khoa học Liên Xô đã đến bãi thử, trong đó nhiều người đã đi bộ thoải mái mà không cần trang thiết bị bảo hộ.
Theo các chuyên gia, quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima của Nhật Bản hồi năm 1945 có sức mạnh tương đương khoảng 16.000 tấn TNT, trong khi quả bom thả xuống Nagasaki tương đương 21.000 tấn TNT. Như vậy, Bom Sa hoàng có sức mạnh gấp khoảng 1.350 lần sức công phá của hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nhật Bản. Rất may loại bom này chưa từng được sử dụng trong bất cứ cuộc xung đột nào.
Nga giải mật video vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử Đoạn video ghi lại khoảng khắc bom RDS-220 (còn gọi là bom Sa hoàng) có sức công phá 50 triệu tấn TNT phát nổ trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương ngày 30/10/1961. Mới đây, Nga giải mật và công bố đoạn video về vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử mà nước này tiến hành vào ngày 30/10/1961. Theo...