Giải mã việc Trung Quốc rao bán khu trục hạm tiên tiến Type 052D
Giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052D khi hải quân nước này chuyển sang đóng các tàu chiến tiên tiến hơn, theo tờ South China Morning Post hôm nay 12.2.
Phiên bản xuất khẩu của khu trục hạm Type 052D được gọi là Type 052DE và với lượng giãn nước 7.500 tấn cùng hệ thống chỉ huy, tên lửa và radar tích hợp tiên tiến, đây sẽ là tàu phòng không mạnh nhất hiện có trên thị trường toàn cầu, theo tờ South China Morning Post trích một bài báo trên tạp chí quân sự Trung Quốc Naval and Merchant.
Giống Type 052D mới nhất của hải quân Trung Quốc, Type 052DE dài 161 m và rộng 18 m, có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới hơn 59 km/giờ. Tàu này được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) có thể phóng nhiều loại tên lửa phòng không, tấn công mặt đất, chống hạm và chống tàu ngầm với sự hỗ trợ của radar tiên tiến AESA.
“Điều này có nghĩa là Type 052D không còn là sản phẩm sát thủ mới nhất, nếu không, loại tàu này đã không được rao bán. Các công nghệ mà loại tàu này sử dụng đã hoàn thiện và hải quân tự tin chia sẻ”, chuyên gia hải quân Lý Kiệt ở Bắc Kinh nhận định, theo South China Morning Post.
Video đang HOT
Một tàu khu trục Type 052D của Trung Quốc . Chụp màn hình Business Insider
Được trang bị radar AESA, VLS và hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số, Type 052D là nỗ lực của Trung Quốc để cạnh tranh với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, có kích thước tương tự và được trang bị hệ thống tác chiến Aegis.
Với việc tăng cường đóng tàu trong thập niên qua, hải quân Trung Quốc đã trở thành lực lượng lớn nhất thế giới về số lượng tàu. Type 052D được cho là đóng vai trò quan trọng trong sự bùng nổ này và là loại tàu chiến chủ lực trong đội tàu khu trục của Trung Quốc.
Trung Quốc khoe các tàu ngầm hạt nhân hiện đại cùng đội tàu sân bay Liêu Ninh
Công trình đóng chiếc Type 052D đầu tiên bắt đầu vào năm 2012 và chiếc tàu này được đưa vào biên chế trong năm 2014. Đến cuối năm 2022, tổng cộng 25 chiếc Type 052D đã được đưa vào biên chế và có ít nhất 6 chiếc nữa được cho là đang được đóng.
Cũng trong khoảng thời gian trên, hải quân Trung Quốc đã bổ sung vào kho vũ khí của mình 2 tàu sân bay nội địa, 8 tàu khu trục Type 055 có lượng giãn nước 12.000 tấn và 3 tàu đổ bộ tấn công Type 075 có lượng giãn nước 40.000 tấn, theo South China Morning Post.
Nghị sĩ Nga gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tàu sân bay duy nhất của Nga - Đô đốc Kuznetsov - trong thời gian qua đã gặp phải nhiều sự cố. Gần đây, một chính khách Nga đã gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Liên Xô thiết kế và được bán cho Trung Quốc 25 năm trước.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: CNN
Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết tàu Đô đốc Kuznetsov hạ thủy vào năm 1985, từ đó đến nay hàng không mẫu hạm này từng bị hỏng động cơ, xảy ra nhiều vụ cháy và gặp tai nạn tại xưởng đóng tàu. Năm 2012, một tàu kéo đã đưa hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov về cảng sau khi con tàu này hỏng động cơ đẩy ngoài khơi bờ biển Pháp. Năm 2018, tàu Đô đốc Kuznetsov bị hư hại do một cần trục tị xưởng đóng tàu rơi trúng, để lại một lỗ thủng lớn trên boong. Tiếp theo là vào tháng 12/2019 đã xảy ra trận hỏa hoạn lớn trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov khiến một người thiệt mạng. Gần đây nhất, một vụ hỏa hoạn được ghi nhận vào tháng 12/2022 khi con tàu đang được bảo dưỡng. Chính phủ Nga cho biết có thiệt hại "nhỏ" trong vụ việc.
Trong khi đó, ông Sergey Karginov - thành viên của Ủy ban Phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực thuộc Duma quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 5/1 đã đề xuất một giải pháp là mua lại từ Trung Quốc tàu sân bay Varyag do Liên Xô sản xuất.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Khi Liên Xô tan rã năm 1991, tàu Varyag vẫn trong quá trình đóng. Vào thời điểm chia tách Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, Ukraine nắm quyền sở hữu tàu Varyag. Năm 1998, Ukraine bán tàu sân bay chưa hoàn thiện này cho Trung Quốc với giá 20 triệu USD. Trung Quốc đã phát triển Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này.
Tàu sân bay Liêu Ninh đi vào hoạt động chính thức từ năm 2012. Hiện nay có 40 chiến đấu cơ và trực thăng hoạt động trên tàu Liêu Ninh.
Đến năm 2019, Hải quân Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu sân bay thứ hai là tàu Sơn Đông. Năm 2022, Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm thứ ba có tên Phúc Kiến. Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2030 sở hữu tối thiểu 4 nhóm tác chiến tàu sân bay. Với việc Trung Quốc đang rất cần người điều khiển tàu sân bay có kỹ năng cho số lượng hàng không mẫu hạm sắp tới, tàu Liêu Ninh đã được chuyển thành tàu huấn luyện.
Liên Xô đã chế tạo các tàu sân bay, nhưng vai trò của chúng khác với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Thách thức của Nga hiện nay không phải là triển khai lực lượng không quân hải quân vào Địa Trung Hải hay Thái Bình Dương mà là chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Giới phân tích nhận định về các cuộc tập trận với tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc Sau khi theo dõi hai cuộc tập trận lớn gần đây với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và Sơn Đông, các nhà phân tích cho rằng quân đội Trung Quốc đã tăng cường năng lực đưa sức mạnh Hải quân vào sâu hơn trong Thái Bình Dương. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: REUTERS Tàu sân bay Liêu Ninh...