Giải mã việc thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga tăng vọt
Dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga tăng 153,1% trong tháng 4/2023 trong bối cảnh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Moskva.
Các mặt hàng cơ khí và điện tử do Trung Quốc sản xuất đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính sang Nga. Ảnh: AP
Tờ Hoàn cầu Thời báo dẫn dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Nga đạt 73,15 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2023, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự gia tăng này một phần được thúc đẩy bởi sự hợp tác song phương chặt chẽ hơn trong lĩnh vực năng lượng, cũng như việc Trung Quốc tăng cường xuất khẩu các sản phẩm cơ khí và điện sang Nga trong bối cảnh phương Tây đơn phương trừng phạt Nga.
Đáng chú ý, xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga trong tháng 4 đã tăng 153,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức ba con số trong tháng thứ hai liên tiếp.
Dữ liệu được công bố cũng nhấn mạnh phạm vi và tiềm năng cho các mối quan hệ kinh tế song phương ngày càng sâu sắc hơn, điều mà các nhà phân tích cho rằng có thể thúc đẩy mục tiêu vượt mốc 200 tỷ USD thương mại song phương trước thời hạn.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga đã tăng 67,2%, lên 33,69 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nay, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng 24,8%, lên 39,46 tỷ USD, kéo dài xu hướng tăng trưởng nhanh trong quý đầu tiên của năm 2023
Nhà nghiên cứu Zhang Hong tại Trung tâm Nghiên cứu về Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định động lực này được củng cố bởi mối quan hệ Trung Quốc-Nga ổn định và lành mạnh.
Ông Zhang Hong nói: “Do địa chính trị, Nga đang hướng xuất khẩu năng lượng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi nhu cầu đang bùng nổ, vì vậy có thể thương mại Trung Quốc-Nga sẽ mở rộng hơn nữa”.
Theo chuyên gia Trung Quốc trên, do giá năng lượng toàn cầu có thể giảm vào cuối năm 2023, Trung Quốc và Nga có thể sẽ bắt đầu hợp tác quy mô lớn hơn trong lĩnh vực năng lượng như dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Trung Quốc-Nga và hợp tác thăm dò ở Viễn Đông của Nga.
Ông Zhang cho biết, với việc hợp tác năng lượng chiếm một phần quan trọng trong thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và Nga, việc tăng tốc thanh toán bằng đồng nội tệ và sự gia tăng của các mặt hàng khác như nông sản, triển vọng vượt qua mục tiêu thương mại song phương 200 tỷ USD là điều có thể trở thành hiện thực.
Các mặt hàng cơ khí và điện tử do Trung Quốc sản xuất đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính sang Nga, nơi chúng thay thế các sản phẩm phương Tây bị hạn chế bởi lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Tính đến tháng 12/2022, các thiết bị điện do Trung Quốc sản xuất chiếm 90% thị phần tại Nga. Trong quý đầu tiên của năm 2023, điện thoại thông minh Trung Quốc chiếm hơn 70% thị trường Nga, Reuters đưa tin.
Ông Zhang nêu rõ: “Nga cũng đang tái cơ cấu chuỗi công nghiệp nội địa của mình để sản xuất các sản phẩm nhằm giảm bớt tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây, từ đó làm tăng thêm nhu cầu đối với thiết bị từ Trung Quốc”.
Trung Quốc trấn an các doanh nghiệp Mỹ
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp từ tất cả quốc gia, kể cả Mỹ, và hoan nghênh việc mở rộng đầu tư vào Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương. Ảnh REUTERS
Tại cuộc gặp với đại diện của nhiều tổ chức thương mại và doanh nghiệp Mỹ ở Bắc Kinh ngày 25.3, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp từ tất cả quốc gia, kể cả Mỹ, và hoan nghênh việc mở rộng đầu tư vào Trung Quốc.
Ông khẳng định những điều này sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, dù "đáng tiếc là mối quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn còn nguội lạnh", theo tờ South China Morning Post.
Trong cuộc gặp trên, đại diện giới doanh nghiệp Mỹ khẳng định cam kết ngăn chặn 2 nước rơi vào vòng xoáy cô lập và mâu thuẫn với nhau. Theo đó, họ đề nghị hai bên cần gặp nhau thường xuyên, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Trung Quốc được lợi ra sao khi phương Tây cấm vận Nga?
Nga đứng đầu về khối lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Trung Quốc trong tháng 1/2023 LB Nga trong tháng Giêng đứng đầu về khối lượng khí đốt tự nhiên cung cấp cho Trung Quốc. Đường ống "Sức mạnh của Siberia" dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg/TTXVN Theo số liệu của hải quan Trung Quốc tổng lượng khí đốt cung cấp qua đường ống cũng như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Nga cung...