Giải mã trực thăng bán chạy nhất hành tinh
AH6i được bình chọn là trực thăng tốt nhất năm 2012. Tuy nhiên, loại trực thăng hiện giữ nhiều danh hiệu nhất thế giới chính là Mi-8 của Liên Xô trước đây, Nga ngày nay.
Ít ai biêt môt sự thât là trong lịch sử hàng không thê giới, loại máy bay lên thẳng chiêm nhiêu kỷ lục nhât như: được xuât xưởng với sô lượng lớn nhât, được nhiêu nước sử dụng nhât, có nhiêu biên thê nhât, có lịch sử lâu đời nhât, phù hợp với nhiêu loại khí hâu và địa hình nhât, thu được nhiêu lợi nhuân nhât, thời gian từ khi ký hợp đông đên lúc giao nhân máy bay ngắn nhât, có lịch sử lâu đời nhât lại là máy bay lên thẳng dòng M-8 của Liên Xô trước đây và của Nga hiên nay.
Trực thăng Mi-8 được sản xuất hàng loạt từ năm 1965
Hơn nửa thê kỷ trước, ngày 02/8/1962 mâu đâu tiên của máy bay lên thẳng Mi-8 đã được thử nghiêm thành công. Đên cuôi năm 1965, các máy bay này được sản xuât hàng loạt và cuôi năm 1966 đã được đưa vào trang bị cho Quân đôi Xô Viêt.
Hiên nay, đây là loại máy bay lên thẳng có số lượng lớn nhât và được ưa chuông nhât trên thê giới. Trong hơn nửa thê kỷ đã có hơn 13.000 máy bay kiêu này với hơn 130 biên thê đã được xuât xưởng.
Đây cũng là loại máy bay đem lại lợi nhuân nhiêu nhât của Tâp đoàn sản xuât máy bay lên thẳng “Vertoletyi Rossia” (Máy bay lên thằng Nga).
Đên thời điêm hiên tại, các tâp đoàn con của “Vertoletyi Rossia” là “Ulan-Udenski aviasionyi zavod” (Nhà máy hàng không Ulan- Ude) và Tâp đoàn “Kazanski Vertoletnyi zavod” (Nhà máy sản xuât máy bay lên thẳng thành phô Kazan) đã có đủ hợp đông đê sản xuât loại máy bay này trong 2 năm tới.
Mi-8 của Liên Xô tại Afghanistan
Mặc dù đã có các biên thê mới nhât của máy bay lên thẳng Mi-8 dùng cho cả quân sự và dân dụng như Mi – 171, Mi-172, Mi-8MTV-1, Mi-8MTV-2, Mi-8MTV-5 nhưng Tâp đoàn “Moskovski Vertoletnưi zavod imenhi Milia” (Nhà máy sản xuât máy bay lên thẳng Matxcova mang tên Mil”) vân tiêp tục các công tác nghiên cứu, cải tiên loại máy bay này. Hiên Tâp đoàn này đã bắt đâu lắp ráp mâu thử nghiêm đâu tiên của phiên bản hiên đại hóa Mi-171A2.
Trong phiên bản mới này sẽ áp dụng hơn 80 cải tiên. Đó là kỹ thuât hàng không, sử dụng vât liêu composit đê giảm đáng kê trong lượng kêt câu máy bay, hiên đại hóa toàn bô các hê thông chủ yêu và đông cơ của máy bay. Những cải tiên này đã nâng cao đáng kê các đặc kính kỹ thuât- bay của máy bay với tô lái rút gọn chỉ còn 02 người.
Biến thể Mi-14 hạ cánh trên mặt nước
Video đang HOT
Trong nửa thê kỷ qua, Quân đôi Xô Viêt và Quân đôi Nga đã đưa vào trang bị 30 biên thê khác nhau của Mi-8. Trong sô các biên thê đó có các máy bay tác chiên- vân tải, máy bay gây nhiêu, máy bay là các sở chỉ huy cơ đông trên không, máy bay liên lạc, máy bay tìm kiêm- cứu nạn và nhiêu loại khác. Dựa theo mâu của Mi-8 dùng riêng cho không quân, các nhà máy Nga đã sản xuât thuỷ phi cơ lên thẳng có thê hạ cánh trên mặt nước Mi-14.
Hiên nay, môt loạt các biên thê mới nhât của Mi-8 đang được đưa vào trang bị cho Quân đôi Nga như Mi-9AMTSH và Mi-8MTV5-1. Các máy bay này đã bay trình diên ngày 12/8 nhân ngày lê “Bâu trời mở” tại sân bay Zukovski ngoại ô Moscow nhân kỷ niêm 100 năm ngày thành lâp Không quân Nga.
Tại cuôc họp báo ngày 02/8/2012, đại diên Bô quôc phòng Nga phụ trách Không quân đại tá V. Dric cho biết “đên cuôi năm 2012, Không quân Nga đưa vào khai thác 50 Mi-8 với các biên thê mới nhât, và dên năm 2020 Không quân Nga có kê hoạch sở hữu 400 Mi- 8 mới”.
Như vây, chỉ trong vòng vài năm tới, sô lượng loại máy bay này trong trang bị của Không quân Nga sẽ tăng gâp 8 lân.
Biến thể Mi-17
Mi-8/Mi-17 cực kỳ dê tính. Chúng có thê được sử dụng ở cả địa hình đài nguyên và vùng núi, cả ở phía Bắc lân phía Nam. Trong chiên tranh Afghanistan các phi công cũng nhanh chóng nhân ra rằng nó rât thích hợp với khí hâu khô nóng vùng sa mạc.
Nhiêu phi công trong Quân đôi Afghanistan đã từng được đào tạo tại các trường không quân Liên Xô ngoài viêc thừa nhân những ưu điêm của Mi-17 còn đánh giá cao máy bay này do nó rât dê sử dụng và có đô tin cây cao. Ngay cả NATO và Mỹ cũng phải thừa nhân các ưu điêm nêu trên của Mi-17 và đông ý mua đê trang bị cho Không quân Afghanistan.
Tại triên lãm hàng không Le Bourget (Pháp) tháng 6/2011 Bô quôc phòng Mỹ và “Rosoboroexport” (Cơ quan xuât khâu vũ khí Nga) đã ký hợp đông cung câp 21 Mi-17 cho Quân đôi Afghanistan. Hợp đông còn kèm thêm điêu khoản là phía Mỹ có quyên mua thêm 12 chiêc nữa.
Các máy bay Mi-17 đâu tiên theo hợp đông Afghanistan đã nhân vào tháng 10/2011 và chỉ môt vài tháng nữa là hợp đông trên sẽ hoàn tât. Điêu đáng chú ý là thời gian từ khi ký hợp đông đên khi chuyên giao rât ngắn trong khi Mi-17 là loại máy bay hạng nặng với môt khôi lượng cực lớn các chi tiêt đông bô, đòi hỏi sự liên kêt chặt chẽ của nhiêu xí nghiêp và quy trình sản xuât phức tạp, bao gôm không chỉ lắp ráp mà còn kiêm tra, thử nghiêm và bay thử.
Điêu đó môt lân nữa cho thây rằng, viêc sản xuât Mi-8 được tô chức rât hoàn hảo. Chính vì vây mà hoàn toàn có cơ sở đê tin rằng nhu câu vê Mi-8 sẽ tăng lên và cùng với nó sô lượng Mi-8 bán ra cũng tăng lên.
Mi-17 được Mỹ mua cho Afghanistan
Tháng 02/2012 Lâu năm góc đã mua thêm 2 Mi-17 đê thay thê cho 2 chiêc bị bắn rơi của Quân đôi Afghanistan (theo điêu khoản vê quyên mua 12 chiêc trong hợp đông ký tháng 6/2011).
Cho đên nay tông sô Mi-17 mà Lâu năm góc mua của Nga đã là 33 chiêc và trong tương lai Mỹ cũng sẽ mua thêm Mi-17 đê trang bị cho Quân đôi Iraq và Pakistan vì các máy bay Mi- 8 của Nga rât thích hợp với điêu kiên sa mạc.
Tôc đô tăng trưởng sản xuât hàng năm của các xí nghiêp thuôc Tâp đoàn “Vertoletyi Rossia” là từ 10 đên 30%. Dù nhu câu đôi với các máy bay lên thẳng của Tâp đoàn ngày càng tăng không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài thì Tâp đoàn này vân đủ năng lực sản xuât đê đáp ứng.
Hiên Tâp đoàn “Vertoletyi Rossia” đang tôi ưu hóa quy trình sản xuât, tích cực thiêt kê các biên thê mới, tự tin mở rông thị phân trên thị trường quôc tê. Với mô hình sản xuât linh hoạt như hiên nay, Tâp đoàn này có thê đảm bảo nhu câu ngày càng tăng không những đủ mà còn trong môt thời gian ngắn nhât.
Theo 24h
Những máy bay không người lái "khủng" nhất TG
X-47B, Triton MQ-4C hay Picador là những máy bay không người lái đang trở thành đích ngắm mua sắm của nhiều lực lượng hải quân tiên tiến trên thế giới.
Với việc Hải quân Mỹ đôn đáo trang bị cho các tàu tác chiến duyên hải (LCS) và hàng không mẫu hạm của mình các máy bay không người lái (UAV) thì mức độ phổ biến của loại phương tiện chiến đấu này ngày một gia tăng. Nhu cầu thực hiện nhiều khả năng tình báo, do thám, trinh sát (ISR) một cách tiết kiệm và hiệu quả, khiến các lực lượng hải quân thế giới đang tiếp cận nhiều hơn tới các lựa chọn không người lái.
UAV không chỉ hoạt động với chi phí rẻ hơn so với các máy bay có người lái khổ lớn, lắm yêu cầu mà chúng còn có thể được phóng lên nhanh hơn từ những bệ phóng nhỏ hơn. Trong khi ScanEagle có bệ phóng riêng thì các UAV cất cánh thẳng đứng như Picador và Eagle Eye lại sở hữu lợi thế độc tôn so với nhiều phương tiện khác cùng thực hiện các nhiệm vụ ISR. Với các máy bay X-47B và MQ-4C đang chuẩn bị được đưa vào sử dụng, khả năng của UAV hải quân hứa hẹn sẽ bước sang một giai đoạn đột phá mới.
X-47B
X-47B được thiết kế để phục vụ các tàu sân bay trên biển
Hiện đang được phát triển cho Hải quân Mỹ, X-47B đã thực hiện các chuyến bay thử thành công đầu tiên tại Patuxent River, Maryland, Mỹ vào tháng 7/2012. X-47B dự kiến sẽ được biên chế cho Hải quân Mỹ vào năm 2019.
Hình dạng của X-47B được thiết kế nhằm đáp ứng các yêu cầu tàng hình và quan sát tầm thấp. Khoang vũ khí của loại UAV này có thể mang được tải trọng trên 2 tấn. Hướng bay của X-47B được điều khiển bằng thiết bị đặt trên hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tổng hợp, các đường bay được lập trình trước và hoạt động điều khiển bởi một kỹ sư vận hành.
Chạy bằng động cơ F100-PW-220U của Pratt & Whitney, X-47B có khả năng bay ở vận tốc dưới âm, xấp xỉ 0,45M (khoảng 550 km/h) và độ cao tối đa 12.190 m với tầm hoạt động khoảng 3.900 km.
ScanEagle
UAV ScanEagle trên bệ phóng chuẩn bị cất cánh tự động
Với tầm hoạt động hơn 1.500 km và thời gian bay liên tục hơn 28 tiếng, ScanEagle có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ như tình báo, do thám và trinh sát (ISR); các chiến dịch hộ tống, bảo vệ vận tải trên biển, trên bộ; cũng như chuyển tiếp thông tin thoại, video và dữ liệu không dây tốc độ cao.
Sau khi đưa vào hoạt động năm 2005, ScanEagle hiện đang được Thủy quân lục chiến, Hải quân, Không quân, Bộ Quốc phòng Mỹ, Quân đội Úc và Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh sử dụng.
ScanEagle không được trang bị bộ càng cất, hạ cánh mà phóng lên từ một bệ phóng hoạt động bằng khí nén, đẩy máy bay vút lên với vận tốc 25m/s. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, ScanEagle được thu hồi bằng công nghệ Skyhook, gồm một sợi dây hãm treo lơ lửng trên một cần cẩu cao 15,2m. Khi ScanEagle bay tới gần cần cẩu, một chiếc móc lắp ở đầu cánh máy bay sẽ móc vào sợi dây hãm làm cho chiếc máy bay này dừng lại.
Triton MQ-4C
MQ-4C Triton dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng năm 2015
Được thiết kế bởi Northtrop Grumman để hỗ trợ cho lực lượng do thám và tuần tra trên biển của Hải quân Mỹ, Triton MQ-4C sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, với mục tiêu đạt được khả năng hoạt động ban đầu vào tháng 12/2015.
MQ-4C được thiết kế dựa trên biến thể của chiếc Global Hawk RQ-4B dùng cho hải quân, gồm một tải trọng bên trong 1.452 kg và một tải trọng bên ngoài 1.089 kg.
Do có tầm bay cao và thời gian hoạt động kéo dài, UAV này có thể chuyển tiếp thông tin tình báo, do thám và trinh sát hàng hải trực tiếp đến các chỉ huy hải quân làm nhiệm vụ ở nhiều địa bàn xa.
Tải trọng của MQ-4C gồm các cảm biến có trường quan sát 360 độ, một cảm biến chủ động đa chức năng, cảm biến hồng ngoại/quang-điện tử, bộ thu hệ thống nhận dạng tự động và các thiết bị hỗ trợ điện tử.
Với động cơ turbine cánh quạt Rolls-Royce AE3007H, MQ-4C có thể hoạt động ở độ cao tối đa là 18.000 m và tầm hoạt động không tiếp nhiên liệu tối đa là 9.950 hải lý, trong 30 giờ. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là 14.628 kg, trong khi tốc độ tối đa của máy bay là 357 dặm/h.
Picador
UAV Picador đậu trên boong một tàu hải quân
UAV Picador cất, hạ cánh thẳng đứng được Tập đoàn các hệ thống phòng thủ hàng không (ADS) thiết kế và sản xuất cho Bộ Quốc phòng Israel. Được chế tạo dựa trên mẫu trực thăng hai chỗ ngồi Dynali H2S. Picador có khả năng thực hiện các sứ mệnh tình báo, do thám, thu thập thông tin mục tiêu và trinh sát.
Sau chuyến bay đầu tiên của Picador, chủ tịch ADS là ông Avi Leumi cho biết, loại UAV này hướng tới các lực lượng hải quân muốn thay thế các trực thăng có người lái cho hoạt động thu thập tình báo, mặc dù cũng có thể được sử dụng cho các hoạt động dân sự.
Picador có thể được điều khiển bằng tay qua trạm kiểm soát mặt đất hoặc hoạt động độc lập bằng hệ thống lập trình nhiệm vụ tự động, có thể hỗ trợ hạ cánh an toàn trong trường hợp mất liên lạc. Chiếc UAV này được trang bị các cảm biến hồng ngoại và quang-điện tử có khả năng chụp ảnh chiến trường để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Eagle Eye
Eagle Eye là máy bay tầm ngắn có thể được triển khai trên tàu
Eagle Eye là máy bay không người lái động cơ trực thăng xoay được (tiltrotor) do công ty Bell Helicopter phát triển để thực hiện các sứ mệnh tình báo, do thám và trinh sát ở cả môi trường trên không và trên biển. Eagle Eye có thể hỗ trợ tuần tra biên giới, phát hiện vũ khí hạt nhân, sinh-hóa học (NBC), cảnh báo tình huống thời gian thực cho các lực lượng chiến thuật và xác nhận mục tiêu. Loại máy bay này cũng có thể được dùng như một hệ thống định hướng cho hỏa lực hải quân hoặc pháo binh và rải phao âm sử dụng trong các chiến dịch tác chiến chống tàu ngầm.
Eagle Eye có tốc độ tối đa 360 km/h, thời gian hoạt động 6 tiếng liên tục và bay được ở tầm cao 6.096 m.
Mặc dù Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã ngưng tài trợ cho phát triển và mua loại phương tiện này nhưng Hải quân và Thủ quân lục chiến Mỹ, cũng như nhiều hải quân các nước châu Âu khác đã bày tỏ sự quan tâm tới việc sở hữu Eagle Eye.
Theo 24h
Nga đẩy mạnh xuất khẩu tàu chiến cỡ nhỏ hướng tới biển Đông Nga liên tục gia tăng các dự án chế tạo tàu chiến cỡ nhỏ không chỉ để sử dụng mà còn để xuất khẩu. Tất cả các phiên bản xuất khẩu của Nga đều có tính mở, cho phép khách hàng được tùy chọn gói thiết bị và vũ khí phù hợp với kết cấu cơ bản của tàu. Ra mắt hàng loạt...