Giải mã tin đồn con dơi khổng lồ tấn công người
Người dân địa phương cho rằng con dơi khổng lồ đã tấn công gia súc và người có lẽ là quái vật Chupacbra huyền thoại.
Dơi khổng lồ tấn công gia súc và người
Tháng 10/2012, toàn thế giới hoang mang khi xuất hiện bức ảnh chụp một con dơi khổng lồ bị quân đội Peru bắt giữ.
Con dơi khổng lồ được cho là đã tấn công gia súc và người ở Peru.
Theo thông báo của các Đài phát thanh địa phương ở Peru, con dơi khổng lồ trở thành nỗi lo sợ cho nhiều người dân vì nó thường xuyên tấn công gia súc, thậm chí cả con người.
Trong bức ảnh có thể thấy, con dơi có kích thích thước khổng lồ này trông rất đáng sợ. Nhiều người sống xung quanh khu vực rừng rậm Mỹ Latin cho rằng con “quái vật” đã sống được một thời gian rất lâu.
Người dân phán đoán con dơi bị quân đội Peru có thể là quái vật hút máu Chupacbra đáng sợ. Nhưng thực chất Chupacbra là một loài vật chỉ có trong truyền thuyết mà thôi. Vì vậy, một số ý kiến khác cho rằng con dơi thuộc loài Dơi vương miện vàng khổng lồ thường sống ở khu vực rừng rậm Philippines
Phân tích của chuyên gia
Video đang HOT
Sau khi tin đồn lan rộng, để phản bác lại, một chuyên gia hàng đầu về loài dơi đã đưa ra những phân tích hợp lý mang tính khoa học.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dơi Úc, cô Trish Wimberley cho biết, kể cả một số loài dơi khổng lồ có sải cánh dài tới 1,7m, thì vẫn không thể có con dơi nào có thể phát triển lớn như kích thước trong bức hình.
Cô Wimberley phân tích kỹ lưỡng về tỷ lệ con dao ở trên đầu con dơi so với tỷ lệ thân hình của nó. Kích thước giữa con dao và con dơi có sự bất hợp lý.
Sự bất hợp lý giữa kích thước của con dao và con dơi khi đặt gần nhau.
Ngoài ra, nếu chụp ở cự ly gần, một thể bao giờ cũng trông to hơn so với thực tế. “ Giống như là khi bạn bắt một con cá, nếu bạn để ngay trước mặt thì trông con cá rất to.”, Wimberley nói.
Bên cạnh đó, cô Wimberley còn cho biết, con dơi trong hình không thể là loài Dơi vương miện vàng được. Dơi vương miện vàng vốn đặc trưng với sải cánh rộng từ 1,5 – 1,7m và mảng lông vàng trên đầu nhưng con dơi này lại không có. Vì vậy, cô cho rằng đó có thể là loài cáo bay Malaysia, hay còn được biết đến là loài dơi ma cà rồng hút máu. Sải cánh của loài này có thể rộng tới 1,5m nhưng trọng lượng của chúng chỉ đạt 1,1kg là tối đa.
Qua những gì chuyên gia Wimberly cho biết, có thể khẳng định bức ảnh về con dơi khổng lồ tấn công người ở Peru hoàn toàn là giả và đã qua chỉnh sửa.
Theo NTD
Mỹ đủ sức "xử" TQ khi giảm tàu chiến?
Tổng thốngObamathừa nhận trong một cuộc tranh luận rằng, hiện Hải quânMỹcó lượng tàu chiến nhỏ nhất (do cắt giảm ngân sách) từ năm 1917.
Cũng theo Tổng thống Obama, nước này sẽ tiếp tục tăng cường sự ảnh hưởng của mình ở châu Á - Thái Bình Dương đối phó với Trung Quốc. Trong khi vẫn duy trì sự hiện diện tại Địa Trung Hải để chống cướp biển và ngăn chặn Iran nếu nước này có ý định phong tỏa eo biển Hormuz.
Tuy nhiên, nếu xét tương quan lực lượng (về số lượng) thì những tuyên bố của ông Obama tỏ ra không thuyết phục.
Tương quan lực lượng Hải quân Mỹ - Trung:
- Hải quân Mỹ có 53 tàu ngầm trong khi đó Trung Quốc sở hữu 63 chiếc.
- Hải quân Mỹ có 62 tàu khu trục tên lửa, còn Trung Quốc có 25 chiếc.
- Hải quân Mỹ có 24 khinh hạm, còn Trung Quốc có nhiều gần gấp đôi, 47 chiếc.
- Hải quân Mỹ có 13 tàu sân bay trong khi Hải quân Trung Quốc chỉ có duy nhất tàu sân bay Liêu Ninh.
Tuy nhiên, những con số trên chưa tính tới việc Trung Quốc sở hữu nhiều tàu chiến đấu tên lửa cỡ nhỏ - loại tàu mà Hải quân Mỹ "không thích thú" nhưng lại rất hữu hiệu trong tác chiến phi đối xứng.
Xét tổng thể, Hải quân Mỹ có tổng cộng 285 tàu chiến hoạt động. Về phía Trung Quốc, con số này là 515 tàu chiến và 138 tàu chiến đấu cỡ lớn.
Mỹ và Trung Quốc có chính sách phân bổ ngân sách quốc phòng ngược nhau. Chính quyền Tổng thống Obama thắt chặt chi tiêu, giảm ngân sách cho các hoạt động quân sự nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng khoảng 10%.
Ngoài ra, Mỹ cũng phải đương đầu với sự lớn mạnh của Hải quân Iran. Chính quyền Tehran sở hữu 30 tàu ngầm, 2 tàu khu trục và 6 khinh hạm. Chính vì vậy, Hải quân Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải đối phó với hai cuộc chiến cùng một lúc, trong khi vẫn duy trì các hoạt động chống cướp biển.
Hải quân Mỹ liệu có đủ sức đối chọi với Hải quân Trung Quốc?
Không đồng tình với tuyên bố của ông Obama, Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng: "Tôi không biết lý do vì sao Tổng thống lại so sánh tương quan sức mạnh của Hải quân Mỹ với các đối thủ khác và cho rằng vẫn đủ sức kiềm chế họ. Thậm chí, ông ấy còn chưa bao giờ biết bất cứ điều gì về quốc phòng, an ninh quốc gia hay từng phục vụ trong quân đội cho mà lại đưa ra những nhận xét thiếu chính xác như vậy".
"Tôi và những người từng nhận nhiệm vụ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều biết rằng Hải quân Mỹ rất cần nhiều tàu thuyền và binh sĩ. Tuy nhiên, chính quyền của ông ấy không đạt được sự đồng thuận của quốc hội tăng ngân sách mà lại cắt giảm. Điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng số lượng tàu chiến của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với các nước trong khu vực đang ngày càng hiện đại hóa cả về số lượng lẫn chất lượng", ông McCain nói.
Theo vietbao
Tàu sân bay Trung Quốc tác chiến thế nào? Nhóm tác chiến tàu sân bayTrung Quốcchiến đấu chủ yếu dựa vào tiêm kích hạm J-15 trong các nhiệm vụ đối không, đối đất. Theo Thời báo Hoàn Cầu, nhóm tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc sẽ được tổ chức gồm các thành phần: tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) 4 khu trục phòng không Type 052C hoặc 052D...