Giải mã thành công bí mật “vũ điệu marimo” – những trái “bóng rêu” linh vật của người Nhật Bản
Marimo – những quả bóng rêu của người Nhật Bản có một vũ điệu hết sức đặc biệt: sáng nổi, chiều lặn. Và hóa ra, bí mật của nó thâm sâu hơn chúng ta tưởng.
Nhắc đến Nhật Bản, chúng ta nghĩ đến hoa anh đào (sakura), đến núi Phú Sĩ, đến những cây cầu đỏ thắm và những còn tàu chật ních người. Nhưng kỳ thực, Nhật Bản vẫn còn rất nhiều biểu tượng kỳ lạ khác, và một trong số đó là marimo – những quả “bóng rêu”.
Có lẽ bạn cũng từng nhìn thấy nó rồi. Đây là loài sinh vật có dạng như những quả bóng rêu – tròn, mịn màng, xinh xắn đến kỳ lạ. Nhưng dù gọi là bóng rêu, thực chất đây là Aegagropila linnaei – một loại tảo xanh thân mềm. Và người Nhật thì yêu thích chúng đến mức có hẳn 3 ngày lễ trong năm dành riêng cho tảo marimo.
Giống bao loại tảo khác, A. linnaei xuất hiện ở mọi kẽ đá ẩm ướt. Nhưng tại một số hồ nước thuộc Nhật Bản và Iceland, chúng là những linh vật cần được bảo tồn. Lý do là vì tác động của nước đã giúp chúng trở thành những quả bóng rêu marimo độc nhất vô nhị.
Điểm đặc biệt nhất – và cũng bí ẩn nhất của marimo đến từ cái gọi là “ vũ điệu của tảo”. Mỗi sáng, chúng nổi lên trên mặt nước, và khi Mặt trời lặn thì chìm xuống đáy. Và bí ẩn là vì chẳng ai biết tại sao chúng làm được như vậy cả.
Cơ chế lặn – nổi của marimo đã khiến giới khoa học tranh cãi từ rất lâu. Nổi bật nhất là ý kiến của các chuyên gia đến từ ĐH Bristol. Họ cho rằng nó có liên quan đến quá trình quang hợp, rằng khi Mặt trời chiếu vào, bọt khí oxy tạo ra sẽ bị giữ lại bên trong “quả bóng”. Chúng tạo thành một cái phao, giúp tảo nổi lên mặt nước.
Bọt khí tạo ra giúp marimo nổi lên
Và để kiểm tra giả thuyết ấy, họ đã thử nuôi một ít marimo trong phòng thí nghiệm. Các chuyên gia chia chúng thành 2 nhóm, trong đó có một nhóm được phủ lớp hóa chất ngăn quá trình quang hợp.
Đúng như mong đợi, nhóm này không tạo ra được bóng khí, và chịu cảnh nằm im lìm dưới hồ, trong khi nhóm còn lại nổi như bình thường.
Nhưng không chỉ có vậy đâu
Hóa ra, chỗ bong bóng khí ấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, là một yếu tố nhỏ bé cho một cơ chế thông minh hơn. Bởi vì qua các khám nghiệm, hóa ra tảo marimo còn có cái gọi là “nhịp sinh học”.
Cụ thể thì sau thí nghiệm “bong bóng”, các chuyên gia đã để nhóm tảo có khả năng quang hợp vài ngày dưới ánh sáng đỏ.
Và sau đó thì một kết quả khác đã xuất hiện. Khi các chuyên gia chiếu sáng vào những khoảng thời gian khác nhau, họ nhận thấy marimo sẽ nổi nhanh hơn nếu ánh sáng được chiếu cùng lúc với thời gian Mặt trời mọc, và ngược lại.
Điều này chứng tỏ rằng cơ chế lặn-nổi của marimo được kiểm soát bởi 2 yếu tố: khả năng quang hợp và nhịp sinh học. Theo các chuyên gia phát hiện này có thể hỗ trợ rất tốt trong công cuộc bảo tồn marimo.
Bóng rêu marimo tại hồ Akan (Nhật Bản)
“Marimo đang gặp nguy hiểm. Chúng giờ chỉ tồn tại ở phân nửa số hồ so với trước kia” – trích lời Dora Cano-Ramirez, tác giả nghiên cứu từ ĐH Bristol.
“Nguyên nhân có thể là vì ánh sáng đang ngày càng yếu đi vì tác động của ô nhiễm không khí. Bằng cách hiểu được phản ứng của marimo với tác động từ môi trường, chúng tôi tin rằng việc bảo tồn và nhân giống marimo ở các quốc gia khác sẽ sớm thành hiện thực.”
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.
Nguồn: Science Alert
Theo Helino
Bí ẩn xác ướp tồn tại cả nghìn năm bỗng nhiên... hóa lỏng
Sự kỳ bí về xác ướp hóa lỏng này thực sự khiến giới khoa học đau đầu tìm kiếm lời giải.
Năm 2016, những xác ướp ở Bắc Chile dần hóa lỏng không rõ nguyên nhân, giới nghiên cứu lúc đó đau đầu tìm cách ngăn chặn.
Cụ thể, hơn 100 xác ướp có niên đại ít nhất là 7.000 năm bỗng hóa lỏng thành dạng chất sệt màu đen (black goo).
Hồi năm 2015 các nhà chức trách địa phương đã đệ đơn lên Cơ quan Văn hóa của UNESCO để công nhận các xác ướp này là di sản văn hóa thế giới trước khi chúng bị phá hủy.
Một xác ướp nguyên vẹn tại bảo tàng San Miguel de Azapa
Thế nhưng, việc được UNESCO công nhận thì cũng không thể cứu vãn tình trạng của các xác ướp này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu muốn thông qua việc này kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, từ đó giúp họ tìm ra giải pháp.
Kể từ đầu những năm 1900, gần 300 xác ướp của con người đã được phát hiện dọc theo bờ biển phía Nam Peru và miền Bắc Chile, bao gồm cả người lớn, trẻ em, trẻ sơ sinh và cả các thai nhi nữa.
Với niên đại 5050 TCN, đây được cho là những xác ướp cổ nhất trên thế giới tính đến nay.
Theo nghiên cứu, những xác ướp này do nhóm người săn bắn - hái lượm người Chinchorro thực hiện, họ sử dụng kỹ thuật ướp xác trước cả người Ai Cập cổ đại khoảng 2.000 năm.
Tại Ai Cập, các xác ướp được tìm thấy trong các lăng mộ của Pharaoh
Trong khi những xác ướp Ai Cập cổ đại đại đa số đều là Pharaoh hoặc những người thuộc tấng lớp thượng lưu trong xã hội thì xác ướp Chinchorro có thể là mọi đối tượng, từ dân thường cho đến quý tộc, điều này cho thấy xã hội Chinchorro lúc bấy giờ khá bình đẳng
Tại sao các xác ướp bỗng nhiên hóa lỏng?
Lý do các xác ướp được bảo tồn nguyên vẹn một cách đáng kinh ngạc như vậy là do trong suốt hàng ngàn năm chúng được chôn vùi dưới lớp cát sâu ở sa mạc Atacama - một nơi trên Trái đất không bị ảnh hưởng bởi các trận mưa trong hơn 400 năm.
Trong thế kỷ qua, các xác ướp này đã được khai quật và di dời đến các viện nghiên cứu địa phương để bảo quản.
Một xác ướp tại bảo tàng San Miguel de Azapa
Đầu năm 2015, mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ, các nhà bảo tồn Chile đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà khoa học của trường Đại học Harvard.
Ralph Mitchell - nhà sinh học đến từ trường Đại học Harvard lúc đó cho hay: "Chúng tôi biết các xác ướp đang xuống cấp nhưng không ai biết tại sao. Chúng tôi chưa từng thấy kiểu phân hủy nào như vậy trước đây".
Tuy nhiên việc nghiên cứu các mẫu mô của xác ướp đã cho thấy rất nhiều vi khuẩn đang bò bên dưới - nhưng chúng không phải vi khuẩn cổ đại, chúng là loại vi khuẩn thường sống trên da người. Chúng đẩy nhanh quá trình phân hủy của các xác ướp. Bởi vậy loại chất nhầy khi xác ướp hóa lỏng bước đầu được cho là do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn bên trong xác ướp.
Mitchell phát biểu trên trang Live Science: " Ngay sau khi nhiệt độ và độ ẩm phù hợp xuất hiện, chúng bắt đầu sử dụng lớp da như một loại thức ăn". Mitchell cho biết thêm trừ khi các nhà nghiên cứu địa phương có thể giữ xác ướp Chinchorros dưới điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, nếu không các con vi sinh vật bản địa này sẽ xơi tái xác ướp ngay lập tức.
Hiện nay vẫn chưa có thông báo UNESCO sẽ chấp nhận đề nghị nhưng vẫn hy vọng, các nhà nghiên cứu địa phương sẽ tìm thấy sự giúp đỡ họ cần để bảo quản xác ướp này.
Bởi kỹ thuật ướp xác của người Chinchorro có trước người Ai Cập cổ đại những 2.000 năm là một điều quá phi thường và giờ đây chúng ta không thể để chúng bị phá hủy như vậy được.
Theo Helino
Hơn 100 xác rùa biển dạt vào bờ một cách bí ẩn mà giới khoa học không hiểu tại sao Những cái chết bí ẩn của loài rùa biển có phải là "điềm báo" đe dọa đến sự đa dạng sinh học trên Trái đất. Trong vòng chưa đầy 3 tuần, đã có hơn 120 xác rùa biển dạt vào khắp nơi trên bãi biển dài gần 30km tại vịnh Mexico. Tình trạng này có thể coi là "mức báo động đỏ" về...