Giải mã tâm thư anh trai chém cả nhà em ở Thái Nguyên: Quẩn quá nên gây án?
Một bức tâm thư được cho là của nghi phạm vụ thảm án anh chém cả nhà em gái ở Thái Nguyên.
Đã hé lộ động cơ gây án của đối tượng này khi lâm cảnh cùng quẫn và phẫn uất vì số tiền cho người thân vay mà không thể đòi được lại nên đã nảy sinh suy nghĩ, hành động tiêu cực.
Lá thư tiết lộ nguyên nhân
Vụ thảm án anh chém cả nhà em gái ở Thái Nguyên khiến 2 người tử vong dù được xác định là nguyên nhân xuất phát từ mâu thuẫn nợ nần giữa đối tượng Bùi Xuân Hồng và gia đình em gái ruột liên quan số tiền 3,6 tỷ đồng, tuy nhiên, vì sao đối tượng lại suy nghĩ tiêu cực và gây ra hành vi như vậy vẫn đang là một ẩn số cần giải mã?
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bức tâm thư được cho là của ông Hồng viết trước khi gây án. Dù hiện Công an tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành xác minh, làm rõ nội dung tâm thư trên có phải của ông Hồng hay không nhưng, nếu tâm thư là thật thì cũng giúp hé lộ nguyên nhân động cơ dẫn đến một cựu Phó Giám đốc Công ty cổ phần Xi măng La Hiên lại ra tay sát hại gia đình em gái mình.
Ông Bùi Xuân Hồng và một trong hai lá tâm thư được cho là của nghi phạm này viết.
Đáng chú ý, trong nội dung bức tâm thư được cho là của ông Hồng viết có đoạn thể hiểu sự dồn nén nội tâm xen những bức xúc do cuộc sống khó khăn nhưng số tiền cho mượn 3 tỷ không đòi lại được.
“Sống trong những ngày cuối đời này lúc nào tôi cũng suy nghĩ rất nhiều, sức khoẻ suy yếu, râu tóc bạc trắng. Nếu chết đi trong lúc này gia đình sẽ rất khó khăn, mất đi khoản tiền lương 8 triệu đồng 1 tháng. Vợ đi làm thuê cũng chỉ có 4 triệu 1 tháng, con còn đang học dở dang…”, nội dung tâm thư thể hiện ông Hồng là người luôn lo lắng cho cuộc sống vợ con khổ cực và cũng cân nhắc khi tình huống gây ra tội lỗi và tìm đến cái chết sẽ đẩy khó khăn, gánh nặng cuộc sống gia đình cho vợ con.
Đồng thời, cho thấy, thời gian qua, bản thân ông Hồng đã phải sống những tháng ngày cùng cực khi gia cảnh khó khăn: “Hàng năm nay tôi không dám dùng dầu gội, chỉ dùng xà phòng. Trong ví không có nổi 200 nghìn, không dám nạp tiền điện thoại để gọi đi, tất cả dồn hết cho gia đình…”.
Từ những khó khăn thiếu thốn của bản thân, nỗi lo lắng cho gia đình dẫn đến người đàn ông này tiếp tục bức xúc vì số tiền “3 tỷ đồng tiền mồ hôi sương máu của tôi dành dụm suốt 45 năm để lo cho gia đình và an hưởng tuổi già… bị cướp hết”.
Đáng chú ý trong bức tâm thư có nội dung: “Tôi đã định hôm nay là ngày ra đi của mình… Hơn 1 tháng không ngày nào ngủ yên giấc, chỉ nghĩ đến cảnh giết chóc, uất hận. Cũng chỉ mong gia đình em và cháu trả cho mình 10 triệu một tháng trong số 3 tỷ tiền gốc của mình để lo được qua ngày đoạn tháng, kéo dài thời gian cho mình và cho vợ con… Nhưng suy nghĩ tôi thấy quá nhục nhã, cuộc sống rớt xuống vực thẳm, không còn lối thoát…”.
Chưa rõ thực hư bức tâm thư trên có phải do ông Hồng viết hay không nhưng theo lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong lời khai với cơ quan điều tra sau khi gây án, ông Bùi Xuân Hồng trình bày rõ việc không đòi được tiền, bức xúc nên xảy ra án mạng đau lòng. Điều đó cho thấy, nghi phạm này quẫn quá nên suy nghĩ tiêu cực gây ra vụ án trên.
Pháp luật không cho phép hành vi tự trả thù
Vẫn biết rằng, nợ tiền không trả, thậm chí lại có lời lẽ thách thức, vô trách nhiệm dễ gây bức xúc đến người cho vay. Tuy nhiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, pháp luật không cho phép hành vi “tự xử”, trả thù, xâm hại đến tình mạng, sức khỏe người khác để đòi nợ hoặc để trả thù.
Trong tình huống này, ông Hồng hoàn toàn có quyền lựa chọn các hình thức đòi nợ hợp pháp, có thể khởi kiện đến tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc tố cáo người vay nợ đến cơ quan công an nếu cho rằng người vay tiền đã có hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thế nhưng người đàn ông này đã không lựa chọn cách xử sự hợp pháp, không tuân thủ pháp luật về việc giải quyết tranh chấp dân sự mà lại tự ý thực hiện hành vi xâm hại đến tính mạng của nhiều người.
Nguồn VTC.
Sự thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm thậm chí hành vi thách thức của người nợ tiền không phải là nguyên nhân tất yếu dẫn đến hành động dùng vũ lực để đáp trả lại.
Việc sử dụng vũ lực, dùng hung khí nguy hiểm để tước đoạt tính mạng của người khác trong trường hợp này có nguyên nhân một phần từ trách nhiệm phía người bị hại nhưng nguyên nhân chính vẫn ý thức, nhận thức của đối tượng phạm tội.
Ý thức, nhận thức này xuất phát từ tính ích kỷ cá nhân, ý thức coi thường tính mạng của người khác và nhận thức lệch lạc về đạo đức, lối sống của đối tượng gây án. Tính ích kỷ, nhận thức lệch lạc thể hiện ở chỗ coi trọng tiền bạc hơn tình nghĩa anh em, coi trọng tiền bạc hơn tính mạng của người khác, chỉ vì tính ích kỷ, sĩ diện cá nhân mà sẵn sàng ra tay sát hại người khác để rồi gây ra thảm án anh sát hại cả nhà em gái như ở Thái Nguyên.
Chính yếu tố nhân cách, nhận thức, bản tính tương tác với yếu tố nguyên nhân từ phía người bị hại và từ môi trường sống, khí chất, tính cách của đối tượng dẫn đến việc cảm xúc của đối tượng bùng nổ, những suy nghĩ tiêu cực tích tụ lâu ngày bị chi phối bởi cảm xúc khiến cho lý trí không kiểm soát được hành vi dẫn đến đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.
Với diễn biến vụ việc như vậy thì ông Hồng sẽ bị xử lý về tội giết người với tình tiết định khung là giết từ 02 người trở lên, tội danh và hình phạt được quy định tại khoản 1, điều 123 Bộ luật hình sự Với mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Hiện nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 tháng đối với Bùi Xuân Hồng (SN 1958, trú tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi “Giết người”.
Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, khi quyết định hình phạt với người đàn ông này tòa án sẽ căn cứ vào hai yếu tố chính là yếu tố nhân thân và yếu tố hành vi.
Trong đó tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, hậu quả đã xảy ra với nạn nhân, với xã hội; nhân thân của ông Hồng và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ là những yếu tố quyết định đến mức hình phạt cụ thể.
Với diễn biến của vụ việc huynh đệ tương tàn, anh giết em như vậy thì chỉ có hai khả năng xảy ra: Người thực hiện hành vi phạm tội mắc bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc là mâu thuẫn, thù tức kéo dài lên đến đỉnh điểm trở thành uất ức mà thực hiện hành vi trả thù.
Nếu là nguyên nhân thứ nhất thì hung thủ có thể được loại trừ trách nhiệm hình sự nhưng nếu là nguyên nhân thứ hai, xuất phát từ mâu thuẫn, thù oán cá nhân thì dù mâu thuẫn như thế nào, tâm lý ra sao thì cũng không thể biện minh được cho hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm hại đến tính mạng của nhiều người như vậy. Chắc chắn rằng người đàn ông này sẽ phải chịu một mức hình phạt hết rất nghiêm khắc.
Nguyên nhân, điều kiện phạm tội, động cơ phạm tội chỉ là một yếu tố để xem xét, tác động phần nào đến trách nhiệm hình sự đối với người đàn ông này chứ không quyết định đến mức hình phạt.
Nếu bức thư tuyệt mệnh của ông Hồng là đúng thì hành vi của các nạn nhân trong vụ án này cũng không phải là căn cứ để xác định người đàn ông này rơi vào “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo quy định pháp luật để loại trừ trách nhiệm hình sự hoặc giảm bớt một phần trách nhiệm hình sự.
Những sai phạm của người bị hại vẫn chỉ là vi phạm nghĩa vụ dân sự, là yếu tố có thể làm cho tinh thần của người đàn ông này bị kích động, chứ chưa thể xác định được đây là nguyên nhân tất yếu dẫn đến tinh thần bị “kích động mạnh”. Bởi vậy, người đàn ông này sẽ phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Việc xét xử, áp dụng chế tài hình sự đối với người đàn ông này không những chỉ tác động đến bản thân người đàn ông này mà còn có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội, để tránh những vụ án tương tự có thể xảy ra.
Qua đây, vụ án cũng là hồi chuông cảnh báo xã hội, khi trong gia đình, người thân phát hiện một trong số các cá nhân có tâm lý bất ổn định, suy nghĩ tiêu cực thì cần quan tâm, để ý và thậm chí sớm đưa đi gặp bác sĩ để điều trị tránh những tình cảnh đau lòng như vụ án anh giết cả nhà em gái vừa mới xảy ra.
Hải Ninh
Theo kienthuc
Vụ anh trai truy sát cả nhà em gái : "Tôi rùng mình khi đưa nạn nhân vào phòng cấp cứu"
Kể lại thời điểm trực tiếp hỗ trợ đưa bệnh nhân vào khoa cấp cứu, người bảo vệ bệnh viện vẫn không khỏi rùng mình vì những vết thương trên cơ thể nạn nhân.
Tối 14/8, tại tổ dân số 14, phường Chùa Hang (Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng, khi đối tượng Bùi Xuân Hồng (SN 1956, ở Thái Nguyên) đã dùng dao truy sát các thành viên trong gia đình bà Bùi Thị H. (SN 1959) khiến 3 người thương vong.
Theo đó, bà Bùi Thị H. sau khi bị đối tượng Hồng dùng dao truy sát đã tử vong khi đi cấp cứu tại một bệnh viện ở huyện Đồng Hỷ. Hai người khác là ông Nguyễn Văn T. ( chồng của bà H) và anh Nguyễn Thành V. (con rể bà H) cũng bị thương và nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Hai người bị thương hiện đã được phẫu thuật và đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Anh Nguyễn Thành V. đã tỉnh lại, còn ông T. vẫn đang được điều trị hồi sức.
Hai nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Khoảng 2 giờ sáng ngày 15/9, rất đông người thân của các nạn nhân có mặt bên ngoài phòng hồi sức để chờ thông tin từ bác sĩ. Gương mặt ai cũng thể hiện sự lo lắng và cầu mong cho người thân thoát khỏi cơn nguy kịch. Do đang lúc bối rối, người thân của các nạn nhân từ chối chia sẻ các thông tin liên quan đến vụ việc.
Trao đổi với phóng viên, một bảo vệ trực tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, đồng thời cũng là người trực tiếp hỗ trợ các nạn nhân đưa vào phòng cấp cứu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại sự việc.
Theo chia sẻ của người bảo vệ này, khoảng hơn 19 giờ ngày 14/9 khi đang trực tại sảnh tầng 1 khu vực cấp cứu, có một xe cứu thương đưa nạn nhân đến cấp cứu. Nghĩ như bao trường hợp vào cấp cứu khác, người bảo vệ này nhanh chóng ra hỗ trợ nhân viên y tế để đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu được nhanh nhất.
Người bảo vệ kể lại thời điểm hỗ trợ đưa nạn nhân vào phòng cấp cứu.
"Lúc đầu tôi cứ nghĩ đây là vụ tai nạn giao thông bình thường khác, nhưng xe cấp cứu đưa đến không phải loại xe thông thường mà là xe đặc chủng. Khi cửa xe mở ra tôi vẫn chưa biết chuyện gì, sau đó mới biết họ là nạn nhân trong vụ truy sát ở phường Chùa Hang, hung thủ ra tay dã man quá", người bảo vệ cho hay.
Theo những gì người bảo vệ này trực tiếp chứng kiến, ông T. bị thương nặng hơn người con rể, cả hai người đều có nhiều vết thương trên cơ thể. "Khi đỡ nạn nhân chuyển vào phòng cấp cứu, ông bố nặng hơn không thể chuyển cáng được. Còn người con được chuyển sang cáng khác rồi mới đưa vào phòng cấp cứu. Sau đó được chuyển thẳng lên phòng mổ", nam bảo vệ này chia sẻ.
Rạng sáng ngày 15/9, tại nhà nạn nhân Bùi Thị H. (nơi xảy ra sự việc) những người thân đang tập trung tại đây để chuẩn bị lo hậu sự cho bà H. và giải quyết một số vấn đề liên quan.
Nơi xảy ra vụ án mạng đau lòng.
Trước vụ án mạng nghiêm trọng trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn LSTP Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây xảy ra các vụ truy sát người thân trong gia đình với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng gây kinh hoàng trong dư luận xã hội. Nguyên nhân chủ yếu thường xuất phát từ những mâu thuẫn liên quan đến lợi ích vật chất.
"Mâu thuẫn về lợi ích vật chất kéo dài nếu không được giải quyết sẽ dẫn tới thù tức nhau thì tình nghĩa ruột thịt cũng đã không còn ý nghĩa. Do đó, việc đối tượng ra tay thảm sát gia đình người em gái cũng là minh chứng cho sự dồn nén trong tâm trí đối tượng suốt thời gian qua mà không tìm được tiếng nói chung giữa các bên", luật sư Thơm nêu quan điểm.
Theo luật sư Thơm, dưới góc độ pháp luật, dù có bất cứ mâu thuẫn nào liên quan đến lợi ích vật chất hoặc tinh thần thì cũng không được phép sử dụng vũ lực giải quyết. Bởi lẽ, tính mạng con người là điều cao quý nhất của cuộc sống. Mọi tranh chấp về tài sản đều được giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự và Tòa án là nơi đảm bảo quyền lợi cho các bên đúng theo quy định của pháp luật.
Xét hành vi của nghi phạm đã cấu thành tội Giết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a, n Khoản 1 Điều 123 BLHS. Đối với 02 nạn nhân, dù không bị tử vong thì nghi phạm vẫn chịu trách nhiệm về tội Giết người trong trường hợp phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 15 BLHS. Nếu nghi phạm tội có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, với hành vi giết nhiều có tính chất côn đồ thì phải đối mặt hình phạt cao nhất là tử hình.
Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
n) Có tính chất côn đồ;
Theo Lê Phương (Khám phá)
Kẻ giết cả nhà em gái để đòi nợ 3,6 tỷ đối diện mức án nào? Với hành vi mang súng và dao truy sát cả nhà em gái làm 3 người thương vong, luật sư cho rằng Bùi Xuân Hồng có thể đối diện mức án tử hình. Liên quan vụ Bùi Xuân Hồng (63 tuổi, ở TP Thái Nguyên) truy sát cả nhà em gái khi đi đòi nợ 3,6 tỷ đồng, nhiều người dân tổ 2...