Giải mã sức mạnh quân đội Nga qua câu chuyện Ukraina
Việc quân đội Nga thể hiện các năng lực không chỉ có tầm quan trọng đối với sân khấu kịch tính đầy rủi ro ở Ukraina, mà còn đầy ngụ ý cho an ninh ở Moldova, Gruzia, các quốc gia Trung Á và thậm chí các quốc gia Trung Âu là thành viên của NATO.
Mới đây, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã buộc tội Nga hành xử “kiểu thế kỷ 19″ khi sáp nhập Crưm.
Nhưng các chuyên gia phương Tây theo sát thành công của lực lượng Nga khi thực hiện chính sách của Tổng thống Vladimir Putin ở Crưm và Đông Ukraina lại có một kết luận khác về chiến lược của quân đội Nga.
Họ chứng kiến một quân đội từng xuống dốc từ sau khi Liên Xô sụp đổ có thể triển khai hiệu quả các chiến thuật của thế kỷ 21, kết hợp giữa chiến tranh điện tử, một chiến lược thông tin đầy sôi động và sử dụng các binh sĩ huấn luyện đặc biệt để nắm thế chủ động so với phương Tây.
“Đây là một bước chuyển lớn của lực lượng trên bộ của Nga khi tiếp cận một vấn đề” nhận định của James G. Stavridis, đô đốc về hưu và là cựu chỉ huy của NATO. “Họ đã chơi các quân bài của mình một cách rất tinh vi”.
Việc quân đội Nga thể hiện các năng lực không chỉ có tầm quan trọng đối với sân khấu kịch tính đầy rủi ro ở Ukraina, mà còn đầy ngụ ý cho an ninh ở Moldova, Gruzia, các quốc gia Trung Á và thậm chí các quốc gia Trung Âu là thành viên của NATO.
Quân lính Nga đã thao tác khéo léo hơn rất nhiều so với hồi năm 2000, khi chiếm lại Grozny, thủ đô Chechnya từ những người ly khai. Trong cuộc xung đột đó, khái niệm tránh thương vong cho dân thường và thiệt hại về cơ sở hạ tầng dân sự còn quá xa lạ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu thị sát một cuộc tập trận của quân đội Nga. Ảnh: RIA
Kể từ đó, Nga đã tìm cách phát triển các cách thức hiệu quả hơn để phát huy sức mạnh của mình trong không gian liền kề, ở những quốc gia nổi lên từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Theo Roger McDermott – nhà nghiên cứu tại Quỹ Jamestown, Moscow đã tìm cách nâng cấp quân đội, trao quyền ưu tiên cho lực lượng đặc nhiệm, không quân và bộ binh hải quân – lực lượng này có các khả năng “phản ứng nhanh” đã được thử nghiệm tại Crưm.
Thành công mau chóng của Nga tại Crưm không có nghĩa là chất lượng của toàn bộ quân đội Nga đã được chuyển đổi. Phần đông lực lượng này là lính nghĩa vụ và chưa theo kịp quân đội công nghệ cao của Mỹ.
“Chiến dịch này tiết lộ rất ít về điều kiện hiện thời của lực lượng vũ trang Nga” – McDermott nói. “Sức mạnh thật sự của họ nằm ở khả năng hành động âm thầm kết hợp với thông tin tình báo liên quan tới điểm yếu của và ý chí đáp trả bằng quân sự của chính quyền Kiev”.
Tuy nhiên, các chiến dịch của Nga tại Ukraina là một sự đan xen mau lẹ giữa cả sức mạnh cứng và mềm. Từng có lúc hy vọng ông Putin có thể tìm một “ngã rẽ” từ việc theo đuổi Crưm, nhưng rồi chính quyền Obama đã liên tục phải chơi trò đuổi bắt sau khi Kremlin đã thay đổi diễn biến trên thực địa.
Video đang HOT
“Họ càng ngày càng tinh vi hơn, và điều đó phản ánh sự phát triển của quân đội Nga và tư duy cũng như đào tạo của người Nga về tác chiến và chiến lược những năm qua” – nhận định của Stephen J. Blank, chuyên gia về quân sự Nga.
Còn về việc can thiệp tại Crưm, Nga đã sử dụng đợt tập trận quân sự đột ngột để đánh lạc hướng sự chú ý và ngụy trang cho công tác chuẩn bị của mình. Sau đó các lực lượng huấn luyện đặc biệt không mang phù hiệu nhanh chóng di chuyển để kịp thời bảo vệ các kho quân sự then chốt. Ngay khi chiến dịch tiến hành, lực lượng Nga đã cắt cáp điện thoại, phá sóng liên lạc và sử dụng chiến tranh điện tử để cô lập lực lượng quân sự Ukraina trên bán đảo.
“Lực lượng Ukraina tại Crưm đã bị cắt đứt liên lạc với trung tâm chỉ huy và kiểm soát của họ” – Chỉ huy NATO là Tướng Philip M. Breedlove cho biết.
Để củng cố việc kiểm soát, Kremlin đã triển khai chiến dịch truyền thông mạnh mẽ nhằm nhấn mạnh căn cứ rằng Nga phải can thiệp vào Crưm để giải cứu cộng đồng người nói tiếng Nga khỏi những kẻ cực hữu và bạo loạn.
Theo New York Times, không lâu sau khi Mỹ yêu cầu Nga rút quân khỏi Crưm, thì Nga ồ ạt đưa 40.000 quân tới gần biên giới phía Đông Ukraina. Sau đó, các quan chức Mỹ cho biết, Nga gửi từng tốp lính quy mô nhỏ được vũ trang tới dọc biên giới Ukraina để chiếm các tòa nhà chính quyền. Các tốp lính này sẽ thành các cảm tình viên và dân quân địa phương.
Chuyên gia về quân sự Nga tại Học viện Lexington là Daniel Goure giải thích: “Vì Nga có được sự ủng hộ từ địa phương, nên họ có thể duy trì một nhóm rất nhỏ những chiến binh giỏi và cứ theo đà đó mà tiến”.
Trong phương án của Kremlin, mục đích trước mắt của các lực lượng không quân và trên mặt đất của Nga đóng gần Ukraian có vẻ như là nhằm ngăn quân đội Ukraina đàn áp miền Đông và Mỹ hỗ trợ về mặt quân sự cho Ukraina.
Kremlin đã sử dụng việc triển khai quân đội như một điểm tựa cho chiến lược ngoại giao khi nhất quyết đòi Ukraina liên bang hóa rộng hơn nữa, mà theo đó, các tỉnh miền Đông sẽ có quyền tự trị nhiều hơn và vẫn chịu ảnh hưởng của Moscow.
Các chuyên gia quân sự nói rằng chiến lược như vậy của Kremlin triển khai ở Ukraina có vẻ như là hiệu quả nhất tại những khu vực có đông người gốc Nga, và nhận được sự ủng hộ từ họ. Chiến lược này cũng dễ dàng thực hiện nếu như tiến hành ở những nơi gần lãnh thổ Nga với một lượng người rất lớn có thể triệu tập và quân đội Nga có thể dễ dàng điều động thêm lực lượng đặc nhiệm.
“Chiến lược này có thể được sử dụng trong toàn bộ không gian hậu Xô Viết” – Chris Donnelly, một cựu cố vấn cấp cao tại NATO nhận định. Donnelly nói thêm rằng Gruzia, Moldova, Armenia, Azerbaijan và các quốc gia Trung Á cũng rất dễ bị “ảnh hưởng” từ chiến lược này.
“Các quốc gia Baltic thì chịu ít tác động hơn, nhưng vẫn bị sức ép và ngay cả với Ba Lan và Trung Âu” -Donnelly nói thêm.
Đô đốc Stavridis đồng tình rằng chiến lược của Nga có thể hiệu quả nhất khi áp dụng với một quốc gia mà Nga có một lượng đông các tình nguyện viên. Nhưng ông nói thêm rằng việc Nga kết hợp khéo léo chiến tranh điện tử, lực lượng đặc nhiệm và bộ đội chủ lực là một bước tiến mà NATO cần phải nghiên cứu và đưa vào việc lên kế hoạch của mình.
“Ở tất cả những khu vực đó họ đã nâng tầm cuộc chơi của mình, và họ đã kết hợp (các lực lượng) một cách khá là điêu luyện. Tôi nghĩ là bất kể là tác chiến ở đâu trên thế giới, chiến lược này vẫn hiệu quả” – Stavridis nói.
Lê Thu (theo New York Times)
Theo_VietNamNet
Vì sao Tân Cương luôn là điểm nóng của Trung Quốc?
Có vị trí địa chính trị quan trọng, là cầu nối sang lục địa Á-Âu, luôn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn do xung đột sắc tộc, Tân Cương vẫn đang là điểm nóng nhiều rủi ro của TQ.
Cảnh sát Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Tân Cương.
Những ngày gần đây, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Tân Cương) của Trung Quốc xuất hiện nổi bật trên các phương tiện truyền thông quốc tế vì có liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố ngày 28/10/2013 ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh.
Tân Cương, tức "biên cương mới", là khu tự trị có diện tích khoảng 1,6 triệu km2 nằm ở cực Tây Trung Quốc, giáp với Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Mông Cổ và bang Jammu, Kashmir của Ấn Độ. Trong tổng số khoảng 22 triệu người thuộc 13 nhóm sắc tộc khác nhau như Hán , Kazakh , Hồi , Kyrgyz và Mông Cổ ... thì người Duy Ngô Nhĩ chiếm 9 triệu, tức 45% dân số của khu vực.
Vị trí địa chính trị quan trọng
Trong lịch sử, Tân Cương luôn là vùng đệm chiến lược bảo vệ các lợi ích quan trọng của Trung Quốc và kết nối nước này với lục địa Á -Âu. Khu vực là tuyến đường bộ lớn duy nhất nối Trung Quốc với Trung Á và do đó, từng trở thành một phần của "Con đường tơ lụa".
Ngày nay, vai trò của Tân Cương như một tuyến đường thương mại và vùng đệm bảo vệ vẫn đang định hình các lợi ích và chính sách của Bắc Kinh trong khu vực, đặc biệt là khi Trung Quốc tăng cường mở rộng các quan hệ năng lượng và thương mại trên bộ với Trung Á.
Một trong những phát triển hứa hẹn nhất trong lĩnh vực giao thông đường bộ là tuyến đường sắt Trung Quốc - châu Âu. Ngày 17/7, Bắc Kinh đã khánh thành tuyến tàu hỏa trực tiếp từ Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam đến Hamburg, Đức. Dự kiến, riêng trong năm 2013, sẽ có 6 chuyến vận chuyển khứ hồi trên tuyến đường Trịnh Châu - Hamburg với mỗi chuyến hàng hóa sẽ có trị giá 1,5 triệu USD.
Vị trí Tân Cương (Xinjiang) trên bản đồ khu vực
Giữa tháng 9 vừa qua, trong chuyến thăm nhiều ngày tới các nước Trung Á, ở mỗi chặng dừng chân, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đưa ra những cam kết hỗ trợ tài chính hậu hĩnh và kêu gọi đẩy mạnh hơn nữa hợp tác ngoại giao, an ninh và năng lượng. Chẳng hạn như tại Kazakhstan, ông Tập đã thông qua khoản đầu tư trị giá 30 tỷ USD cho các dự án năng lượng và vận tải.
Đối với Bắc Kinh, những thách thức và cơ hội ở Tân Cương rất đa dạng và đan xen lẫn nhau. Là một hành lang vận chuyển năng lượng và nguồn cung cấp tài nguyên, Tân Cương sẽ đóng vai trò rất quan trọng cho những nỗ lực công nghiệp hóa nội địa và giảm bớt rủi ro cho Trung Quốc về nguy cơ gián đoạn nguồn cung tiềm ẩn từ phía Biển Đông và biển Hoa Đông.
Huyết mạch nhiên liệu
Tân Cương được thiên nhiên ban tặng cho một trong trữ lượng than đá lớn nhất thế giới với sản lượng có thể lên đến 750 triệu tấn vào năm 2020. Điều quan trọng hơn, so với các mỏ ở miền Tây Nội Mông và phía bắc tỉnh Thiểm Tây, phần lớn trữ lượng ở Tân Cương vẫn chưa được khai thác.
Tân Cương cũng là cầu nối cho phép Trung Quốc đặt chân vào Trung Á để vận chuyển nhiều dầu và khí đốt cần thiết. Kazakhstan thực sự là nước giữ vai trò trung tâm đảm bảo nhu cầu năng lượng trong tương lai của Trung Quốc. Ước tính, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu từ Kazakhstan khoảng 1,5 triệu thùng dầu thô và khoảng 60 - 65 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan mỗi năm.
Xét theo nhiều khía cạnh, Tân Cương luôn giữ vai trò quan trọng đối với nguồn cung nhiên liệu của Trung Quốc trong tương lai. Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc lập kế hoạch đầu tư khoảng 196 tỷ USD để nâng cấp cả công suất phát điện và đường dây tải điện cao áp liên kết các mỏ than ở khu vực với những trung tâm dân cư nằm sâu trong nội địa. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng sẽ đầu tư 392 tỷ USD kết nối Tân Cương với mạng lưới giao thông vận tải quốc gia trong vòng 5 năm tới.
Hơn hai thập kỷ qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt, Trung Quốc chưa bao giờ lại đứng trướng nguy cơ dễ bị tổn thương về kinh tế, chính trị, xã hội như hiện nay nếu các nguồn cung cấp nhiên liệu từ bên ngoài bị gián đoạn, trong đó Tân Cương là một cửa ngõ vô cùng quan trọng.
Phong trào ly khai tiềm ẩn
Cảnh sát Trung Quốc đứng bảo vệ trước đại lộ Trường An ở Bắc Kinh ngày 29/10/2013
Kể từ khi nhà Thanh sụp đổ năm 1912, Tân Cương đã trải qua nhiều mức độ tự trị khác nhau. Tháng 10/1933, phiến quân gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Tân Cương tuyên bố ly khai và lập ra nhà nước Cộng hòa Đông Turkistan lần thứ nhất. Một năm sau đó, nước Cộng hòa Trung Hoa tái sát nhập khu vực. Năm 1944, các phe phái ở Tân Cương lại tuyên bố độc lập một lần nữa và lập ra Cộng hòa Đông Turkistan thứ hai. Đến năm 1949, khi cách mạng thành công, Trung Quốc thu hồi lãnh thổ và tuyên bố đây là một tỉnh của Trung Quốc. Tháng 10/1955, Tân Cương trở thành một "khu tự trị"của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Cũng từ thời điểm này, Trung Quốc bắt đầu tập trung nguồn lực phát triển kinh tế cho Tân Cương. Đi kèm theo đó là các cuộc di dân ồ ạt của người dân tộc Hán đa số tới đây. Nhưng hàng triệu người Hán di cư đã thống trị nền kinh tế, nắm giữ những vị trí và công việc được trả lương cao như ngân hàng, dịch vụ kỹ thuật và quản lý công...Bị phân biệt đối xử và gạt ra ngoài lề, người Duy Ngô Nhĩ liên kết chống lại người Hán và đòi ly khai ra khỏi Trung Quốc từ những năm 1990.
Những phong trào này nhiều lần đã bùng phát thành bạo lực. Điển hình nhất là tháng 7/2009, tại Tân Cương đã diễn ra những vụ đụng độ đẫm máy giữa người thiểu số Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Urumqi khiến gần 200 người thiệt mạng. Sự kiện đã buộc chính phủ Trung Quốc phải điều tới đây số lượng lớn công an và quân đội để giữ gìn trật tự.
Một nhân tố nữa không thể không nhắc tới đó là vai trò của Mỹ ở Tân Cương. Trung Quốc luôn cáo buộc Mỹ bênh vực cho các phần tử ly khai, gây chia rẽ nội bộ nước này. Tân Cương nằm ở vị trí địa lý có vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng ở trung tâm của lục địa Á-Âu, là khu vực để Mỹ gây ảnh hưởng ngăn chặn Nga và Trung Quốc tiếp cận ra Ấn Độ Dương.
Theo VNE
"Nga chỉ đưa quân vào nếu nội chiến toàn Ukraina" Các chuyên gia Nga và quốc tế phân tích về khả năng Nga can thiệp quân sự, sáp nhập miền Đông Ukraina. Truyền thông phương Tây gióng lên hồi chuông cảnh báo việc quân đội Nga sẵn sàng tiến vào miền Đông Ukraina. Trong bối cảnh đó, gần đây, trang Russia Direct đã hỏi các chuyên gia Nga và quốc tế về khả...