Giải mã “sốc” lý do chùa, đền cổ thường xây ở núi cao
Khi chọn địa điểm xây dựng chùa, đền cổ, các kiến trúc sư chú trọng đến phong thủy trước tiên. Những nơi có phong thủy tốt, đều là những nơi có dân cư thưa thớt, nằm trên núi cao.
Phật giáo, Đạo giáo ở châu Á có rất nhiều tín đồ, đồng thời những giáo lý cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây.
Trong các bộ phim, có thể thấy những ngôi chùa, ngôi đền cổ thường được xây dựng ở những vùng núi cao, hẻo lánh, bốn phía mây khói ngập tràn, phảng phất như ở trong tiên giới. Thế nhưng ngoài lý do thanh sạch, rốt cuộc tại sao người xưa lại lựa chọn những ngọn núi cao để xây đền, xây chùa?
Trên thực tế, đền chùa có bố cục và kiến trúc tương tự như cung điện, nhưng được đơn giản hóa hơn, quy mô cũng tương đối nhỏ. Hơn nữa, cũng bị giới hạn sử dụng màu sắc, không được dùng quá nhiều màu vàng. Phía bên trong có thể bài biện, trang trí nhưng cũng tối giản đi nhiều. Tháp chuông, tháp trống cũng được xây dựng đối xứng.
Khi chọn địa điểm xây dựng chùa, đền, các kiến trúc sư chú trọng đến phong thủy trước tiên. Những nơi có phong thủy tốt, đều là những nơi có dân cư thưa thớt, nằm trên núi cao, nơi có không trí trong lành, vạn vật sinh trưởng tự nhiên tươi tốt.
Bên cạnh đó, nếu chùa, đền ở trên núi cao, những tu sĩ có thể đứng cao, nhìn xa, rất có lợi cho tăng nhân, đạo sĩ tu hành.
Video đang HOT
Hơn nữa, núi càng cao, khoảng cách với bầu trời càng gần. Đối với người xưa, điều đó là cực tốt, có thể thuận lợi hơn trong việc nghênh tiếp thần tiên.
Không chỉ thế, ở vị trí cô lập và có tầm nhìn tự nhiên, bao quát rộng, những đền chùa, miếu mạo này sẽ khiến cho những tín đồ đến thăm vui vẻ, thoải mái, buông lỏng âu lo, cởi tâm trí hơn.
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn
Bộ tộc duy nhất sống với tuần lộc trên thế giới
Bộ tộc người Mông Cổ với cuộc sống du mục ở vùng thảo nguyên rộng lớn vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn chưa có lời giải.
Một nhiếp ảnh gia người Afghanistan đã may mắn có có hội tiếp xúc và ghi lại những khoảng khắc tuyệt đẹp về cuộc sống người dân nơi đây.
Nhiếp ảnh gia Hamid Sardar-Afkhami người Afghanistan đã có cơ hội thực hiện bộ ảnh vô cùng ấn tượng về bộ tộc người Mông Cổ cổ xưa. Họ là một quần thể dân du mục ở vùng thảo nguyên Mông Cổ. Cuộc sống hàng ngày của họ vô cùng bình dị, có mối quan hệ đặc biệt với thiên nhiên và động vật hoang dã.
Họ chăn nuôi tuần lộc để lấy sữa, lông và làm pho mát. Hiện nay, bộ tộc người Mông Cổ này ước tính chỉ còn lại khoảng 200-400 người và số tuần lộc cũng đã giảm đi rất nhiều. Tính đến nay, họ là bộ tộc du mục sống với tuần lộc duy nhất trên thế giới.
Em bé dựa thân tuần lộc say giấc nồng
Cuộc sống du mục của bộ tộc này gắn liền với tuần lộc
Mùa đông lạnh giá trên thảo nguyên Mông Cổ
Phụ nữ ở đây chịu trách nhiệm ở nhà nấu ăn và vắt sữa tuần lộc
Những người đàn ông chịu trách nhiệm chăm sóc tuần lộc
Những em bé thường đi chăn tuần lộc
Cuộc sống gắn liền với tuần lộc từ khi còn nhỏ
Cuộc sống của những người dân bộ tộc người Mông Cổ có quan hệ đặc biệt với thiên nhiên và động vật hoang dã.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang BoredPanda.com, một trang web mở dành riêng cho cộng đồng nhà thiết kế, nhiếp ảnh, kiến trúc sư, những người đam mê nghệ thuật và những điều mới lạ.
Hoàng Dung
Theo doanhnghiepvn.vn
Khám phá "nền văn minh ngoài hành tinh" ở thủ đô Đan Mạch "Khi đến thăm thủ đô Copenhagen xinh đẹp của Đan Mạch, tôi đã bắt gặp một nền văn minh ngoài hành tinh", nhiếp ảnh gia du lịch gốc Việt Henry Do chia sẻ. Copenhagen, thủ phủ của Đan Mạch, là thành phố đứng đầu danh sách điểm du lịch đáng đến nhất thế giới năm 2019 theo Lovely Planet. Nơi đây hấp dẫn...