Giải mã nỗi lo lớn nhất của Kim Jong Un
Vì sao chính quyền Chủ tịch Kim Jong Un quyết phát triển chương trình vũ khí hạt nhân? Có một lý do thuyết phục rằng Chiến tranh Triều Tiên và cách thức nó diễn ra chính là tia lửa đầu tiên.
Trong một bài viết mới đây trên tạp chí National Interest, chuyên gia về các ưu tiên quốc phòng Daniel R. DePetris cho rằng, Mỹ và Triều Tiên có thể đạt một thỏa thuận – bất kỳ thỏa thuận nào – về phi hạt nhân hóa, bình thường hóa quan hệ, hoặc ít nhất là đóng băng chương trình hạt nhân. Nhưng với tình trạng bế tắc của ngoại giao hạt nhân sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 vào cuối tháng 2 vừa qua thì các triển vọng đó không mấy sáng sủa.
Cuộc chiến 1950-1953 vẫn còn trong tâm trí nhiều người Triều Tiên ngày nay.
Tuy nhiên, bế tắc đàm phán không chỉ đơn giản là so những xung đột cá nhân, các lập trường đàm phán và các mục tiêu bất nhất đang tồn tại giữa Washington và Bình Nhưỡng. Lịch sử còn có rất nhiều điều liên quan đến nó.
Cuộc chiến Triều Tiên đã kết thúc cách đây 66 năm bằng một thỏa thuận ngừng bắn, song ký ức về cuộc xung đột đẫm máu vẫn còn in đậm trong tâm trí của người Triều Tiên. Đó là một chiến dịch khủng khiếp đối với tất cả các bên, với hàng chục nghìn người Mỹ, người Trung Quốc và hàng triệu người dân bản địa đã thiệt mạng trong 3 năm chiến tranh.
Người Mỹ mô tả cuộc chiến là nỗ lực cao cả cứu Hàn Quốc khỏi bị chiếm đoạt. Còn theo giải thích của Bình Nhưỡng thì đó là một âm mưu tội ác và bạo lực do kẻ xâm lược đế quốc Mỹ thực hiện nhằm biến Bán đảo Triều Tiên thành thuộc địa.
Theo những gì được mô tả, Không lực Mỹ đã ném một lượng bom đạn xuống Triều Tiên trong chiến tranh (635.000 tấn bom, gồm 32.557 tấn bom napalm) nhiều hơn so với toàn bộ chiến dịch Thái Bình Dương thời Thế chiến 2 (503.000 tấn). Nhiều thành phố bị nhắm bắn bừa bãi, khiến một số chỉ huy trong chiến tranh phải đặt câu hỏi liệu một lực lượng mạnh như vậy có phù hợp hay thành công trong việc làm suy yếu ý chí chiến đấu của kẻ thù.
Tướng Curtis LeMay – lãnh đạo Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược Mỹ – từng đưa ra ước tính tính 20% dân số Triều Tiên đã thiệt mạng. Dean Rusk, người sau đó làm Ngoại trưởng trong chính quyền Lyndon Johnson, bình luận rằng các máy bay ném bom Mỹ đã nhắm vào “mọi thứ di chuyển ở Triều Tiên, từng viên gạch chồng lên nhau”.
Video đang HOT
Chiến lược của Mỹ là ném đủ bom vào phía bên kia và tiêu diệt càng nhiều càng tốt để buộc đối phương phải đầu hàng.
Nhưng trái lại, không bao giờ có sự đầu hàng đó ngoài niềm tin mà chính quyền Bình Nhưỡng tạo ra là một nước Mỹ vui thú chiến tranh phải từ bỏ vì máu của người Triều Tiên đổ xuống.
Như giáo sư lịch sử Bruce Cumings nhận xét với nhà báo Tom O’Connor của Newsweek năm 2007: Hầu hết người Mỹ không hay biết chúng ta đã phá hủy số thành phố ở Triều Tiên còn nhiều hơn cả ở Nhật Bản hay Đức trong Thế chiến 2. Tất cả mọi người Triều Tiên thì biết điều này, nó ăn sâu vào tâm trí họ”.
Vậy có sự tương đồng nào sau 60 năm? Lịch sử Chiến tranh Triều Tiên có thể giúp giải thích tại sao giải trừ vũ khí Triều Tiên là điều bất khả thi. Người Triều Tiên không muốn nếm trải một lần nữa cuộc chiến mà thậm chí còn nguy hiểm hơn. Và nếu chiến tranh lại xảy ra thì ít nhất Bình Nhưỡng có sẵn vũ khí hạt nhân để ra tay chiến đấu.
Thanh Hảo
Theo VNN
Uy lực tên lửa nhanh nhất thế giới nhiều nước xếp hàng xin mua
Ấn Độ tuyên bố mẫu tên lửa hành trình siêu thanh được đánh giá nhanh nhất thế giới của họ vừa trải qua vụ thử nghiệm then chốt và sẵn sàng xuất xưởng cho các nước đặt hàng.
Theo trang National Interest, suốt nhiều năm qua, Ấn Độ là nước chuyên đi mua vũ khí của các quốc gia khác. Thậm chí, một báo cáo thống kê rằng, nước này từng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1950 - 2017.
Tuy nhiên, thực tế trên dự kiến sắp thay đổi khi Ấn Độ có thể bắt đầu xuất khẩu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cho nhiều nước châu Á và Trung Đông vào cuối năm nay.
Tạp chí Economic Times trích dẫn lời Đại tá Ấn Độ S K Iyer, Giám đốc Công ty Hàng không vũ trụ BrahMos phát biểu tại triển lãm thương mại quốc phòng IMDEX Asia 2019 rằng: "Nhiều nước Đông Nam Á sẵn sàng mua các tên lửa của chúng tôi. Đây sẽ là mặt hàng vũ khí xuất khẩu đầu tiên của Ấn Độ. Chúng tôi đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm về tên lửa từ các nước Vùng Vịnh".
Theo Economic Times, trong số các nước Đông Nam Á tiềm năng trở thành bạn hàng mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ có Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia.
BrahMos là tên lửa hành trình chạy bằng nhiên liệu lỏng tầm trung siêu thanh có thể phóng từ biển, đất liền và trên không. Trang Defense Post đưa tin, Ấn Độ đã hợp tác với Nga để phát triển loại vũ khí này.
Tên lửa hiện đang được sản xuất tại Công ty hàng không vũ trụ BrahMos, một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Chính phủ Ấn Độ (DRDO) với Văn phòng thiết kế tên lửa NPO Mashinostroeyenia của Nga, ở Hyderabad.
BrahMos thực tế là tên lửa hành trình siêu thanh tầm trung, vận hành nhờ động cơ phản lực nhiên liệu lỏng, có thể phóng đi từ cả trên mặt đất, trên không và trên biển. Tên lửa có thể đạt vận tốc Mach 3 (hơn 3.700 km/h), nhanh nhất hiện nay đối với tên lửa hành trình.
Tùy theo vị trí phóng, BrahMos có thể mang theo đầu đạn nặng 200kg (phiên bản dùng phóng trên mặt đất) hoặc 300kg (phiên bản phóng trên không).
Hôm 22/5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố đã phóng thử thành công một quả tên lửa BrahMos nặng 2,5 tấn từ một chiếc tiêm kích Su-30 MKI do Nga chế tạo và có điều chỉnh "phức tạp" cả về cơ khí, điện tử cũng như phần mềm. Sau khi bay hết quãng đường gần 300km, tên lửa đã găm trúng mục tiêu trên mặt đất.
Nhà chức trách Ấn Độ không tiết lộ thêm về nơi thực hiện vụ thử nghiệm tên lửa đầu tiên từ trên không này cũng như các chi tiết khác liên quan đến sự kiện.
Trước đó, Ấn Độ đã tiến hành vụ phóng thử tên lửa BrahMos nhắm bắn mục tiêu trên biển lần đầu tiên vào cuối năm 2017. Và vụ phóng cũng được công bố thành công, với vận tốc tối đa của tên lửa thử nghiệm là Mach 2.8 (khoảng 3.457 km/h).
"Tên lửa BrahMos mang tới cho Không quân Ấn Độ khả năng tấn công đáng mơ ước, từ nhiều khoảng cách đối với bất kỳ mục tiêu nào trên biển hoặc trên đất liền với độ chính xác cao bất kể ngày, đêm và trong mọi điều kiện thời tiết", Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh.
Tuấn Anh
Theo VNN
Vì sao T-90 giúp xe tăng Nga làm nên danh tiếng? Trong bảng xếp hạng xe tăng mạnh nhất thế giới hiện nay không thể thiếu cái tên T-90 - một trong những dòng tăng chủ lực của Quân đội Nga. T-90 với các tính năng vượt trội T-90 - một trong những loại xe tăng hiện đại dựa trên mẫu đầu tiên có mật danh "Object 188", được nhà máy Uralvagonzavod sản xuất...