Giải mã những thay đổi kỳ lạ khi mang bầu
Mẹ đừng ngạc nhiên khi biết rằng xương có thể di chuyển, trái tim làm việc nhiều hơn hay lượng máu tăng gấp đôi… trong thai kỳ.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai có thể nói là rất kỳ lạ bởi rất nhiều điều chính bà bầu cũng không thể giải thích được ví như xương có thể di chuyển, tóc mọc nhanh hơn, trái tim to lên… Những sự thay đổi này là hoàn toàn hợp lý để phù hợp với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Trên thực tế, những bộ phận trên cơ thể mẹ thay đổi trong thời gian mang bầu đều có lý do chính đáng và hãy cùng đi khám phá những điều thú vị này!
Xương có thể di chuyển
Thật ngạc nhiên nhưng đúng là xương đặc biệt là xương chậu của mẹ có thể di chuyển để nhường chỗ cho bụng bầu đang lớn dần lên từng ngày. Đó là lý do vì sao mẹ thường có cảm giác đau đớn ở bộ phận dưới hông. Thậm chí cả khung xương sường cũng di chuyển theo đúng nghĩa đen đó bạn.
Tử cung chứa tới 2 lít nước
Các mẹ đều biết rằng trong tử cung ngoài thai nhi còn có cả nước ối nhưng chính xác lượng nước ối là bao nhiêu? Có lẽ mẹ sẽ bất ngờ bởi lượng nước này lên tới 2-3 lít đó bạn. Khi nước ối bị vỡ trong quá trình sinh nở, mẹ sẽ biết lượng nước đó nhiều như thế nào.
Tử cung mẹ có thể chứa tới 2-3 lít nước ối. (ảnh minh họa)
Trái tim to lên
Trái tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và có xu hướng phồng to hơn để bơm máu cho cơ thể mẹ và thai nhi đồng thời cung cấp oxy giúp bé lớn lên trong tử cung. Vì vậy trái tim khá vất vả trong 9 tháng này đó.
Tóc dày hơn
Video đang HOT
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ thường khiến tóc mẹ bầu mọc nhanh và dày hơn bất cứ lúc nào. Tuy nhiên mẹ đừng quá vui mừng bởi sau sinh, tóc sẽ bị rụng khá nhiều.
Máu đông nhanh hơn
Thời gian đông máu của mẹ giảm đáng kể trong thời gian mang thai (nhanh hơn) để cung cấp cho nhau thai và để đảm bảo mẹ không bị chảy máu quá nhiều khi gặp chấn thương trong thai kỳ cũng như lúc sinh nở.
Xương mềm hơn
Hormone thai kỳ tác động đến xương giúp bộ phận này có xu hướng nới lỏng và mềm hơn. Như thế sẽ giúp xương dễ dàng nâng đỡ được bụng bầu.
Từ giai đoạn 2 thai kỳ, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng gấp đôi. (ảnh minh họa)
Lượng máu tăng gấp đôi
Từ giai đoạn 2 thai kỳ, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng gấp đôi nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy để thai nhi phát triển tốt nhất.
Bàng quang bị đè bẹp
Áp lực của tử cung ngày càng lớn dần là nguyên nhân khiến bàng quang chị em bị đè bẹp. Hiện tượng này sẽ dẫn đến sự phiền toái cho mẹ là đi vệ sinh thường hơn bình thường.
Tử cung co giãn bất ngờ
Tử cung mẹ có lẽ là cơ quan có tính đàn hồi tốt nhất. Khi chưa bầu bí, tử cung chỉ nhỏ bằng một quả cam nhưng sau 9 tháng, tử cung có thể lớn như quả mít và sau sinh không lâu, bộ phận này lại dần trở về kích thước ban đầu.
Tĩnh mạch hiện lên trên da
Mẹ đột nhiên nhận thấy rất nhiều đường tĩnh mạch nổi lên trên da khi mang bầu, đừng quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường. Sau sinh nở, triệu chứng này sẽ biến mất ngay.
Theo Khampha
Thiếu hụt nội tiết nữ - Càng bổ sung càng thiếu !
Từ lâu, vấn đề thiếu hụt nội tiết (hormone) đã trở thành câu chuyện quan trọng của không ít chị em. Nhiều người vô tư bổ sung nội tiết từ bên ngoài theo nhiều cách mà không có sự tư vấn của bác sĩ khiến tình trạng thiếu hụt càng trở nên trầm trọng, đồng thời làm cho vấn đề sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý ngày càng suy giảm.
TS-BS Lê Thị Thu Hà
Nội tiết nữ được điều hành chặt chẽ từ não bộ, tuyến yên xuống buồng trứng
Người phụ nữ chỉ có thể khỏe, đẹp khi bộ hormone sinh sản - sinh lý trong cơ thể họ được sản xuất đầy đủ, hài hòa với nhau. Bộ nội tiết này gồm nhiều loại như GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone... đều được sản sinh, điều tiết một cách hài hòa kỳ diệu bởi hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng.
Tại não bộ, hormone hướng sinh dục GnRH được phóng thích theo nhịp, đổ về tuyến yên để kích hoạt quá trình tạo hormone. Tuyến yên được "bật đèn xanh" sẽ nhanh chóng gửi các hormone truyền tin FSH, LH xuống buồng trứng để ra lệnh sản xuất bộ các hormone sinh dục. Trong khi estrogen mang đến các đặc trưng giới tính nữ như làn da, mái tóc... thì testosterone tạo ra ham muốn, tham gia quá trình tạo xương... Progesterone vừa có vai trò lớn đối với thai kỳ, vừa giúp cơ thể kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động của estrogen để ngăn ngừa mối nguy ung thư...
Thay vì chỉ nhận lệnh và sản xuất một chiều, buồng trứng còn không ngừng báo cáo tình hình lên trên để não bộ và tuyến yên cân chỉnh các mệnh lệnh. Cơ chế "ra mệnh lệnh - báo cáo phản hồi ngược" và "tự điều chỉnh" diệu kỳ này giúp cho bộ hormone nữ được đầy đủ và cân bằng theo một tỷ lệ nhất định.
Hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng quyết định toàn diện bộ hormone nữ
Bổ sung bất cứ nội tiết nào cũng nên cân nhắc
Theo thời gian, hệ trục trở nên suy yếu, bắt đầu hoạt động lệch lạc khi người phụ nữ bước qua tuổi 40. Lúc này, bộ hormone trong cơ thể phái đẹp mất đi sự hài hòa, gắn kết và hậu quả là cơ thể phải gánh chịu nhiều triệu chứng đáng sợ của giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh như: bốc hỏa, mất ngủ, tính tình thay đổi, gặp các vấn đề về tình dục, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, nhăn da và rụng tóc...
Trước những sút giảm nghiêm trọng này mà nhiều chị em vội vàng tìm đến các biện pháp bổ sung nội tiết (thường là estrogen đơn lẻ) mà không biết thực sự cơ thể mình có thiếu hormone hay không? Thiếu loại gì và mức độ thiếu như thế nào? Và quan trọng là không hiểu khi đưa vào những yếu tố được xem là "ngoại lai" như vậy có thể gây hại hơn là hữu ích cho cơ thể.
Đáng nói hơn, việc bổ sung này sẽ khiến cho cơ quan sản sinh bộ hormone tự nhiên của cơ thể là hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng bị "ngủ quên" do nhận thức sai lệch về tình trạng "no ảo" các hormone này. Việc bổ sung theo cách ngoại sinh khiến hoạt động của hệ trục yếu dần và tình trạng thiếu hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể tự sinh ra) ngày càng trầm trọng.
Nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu hay thừa một hormone nào cũng đều để lại những hậu quả đáng ngại lên các cơ quan khác như não, tim, gan, thận... thậm chí có thể gây ung thư. Vì thế, ngay cả các chuyên gia y tế cũng cần phải cân nhắc, xét nghiệm kỹ càng từng trường hợp rồi mới tùy vào cơ thể từng người, tùy từng loại nội tiết mà chỉ định cho phù hợp.
Chăm sóc hệ trục để cải thiện cơ thể ngay từ gốc
Với vai trò quan trọng của hệ trục đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý của người phụ nữ, khoa học ngày càng chú trọng việc chăm sóc hệ trục não bộ - tuyến yên - buồng trứng một cách bền vững bằng các hoạt chất sinh học tự nhiên từ Lepidium Meyenii (loại thảo dược quý sinh trưởng trên núi cao Andes, Nam Mỹ), bên cạnh dinh dưỡng cân đối và vận động hợp lý.
Nghiên cứu tại Mỹ và Úc cho thấy, Lepidium Meyenii chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng và nhiều sterol quý, chăm sóc toàn bộ hệ trục một cách an toàn, giúp hệ trục hoạt động tốt và tự điều chỉnh để sản xuất các hormone đúng - đủ với nhu cầu cơ thể. Đây là biện pháp giúp cơ thể phái đẹp giải quyết hiệu quả bài toán thiếu, thừa bộ nội tiết nữ ngay từ gốc để duy trì sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.
TS-BS Lê Thị Thu Hà
(Bệnh viện Từ Dũ)
Theo TNO
Hay ngủ gật - Dấu hiệu của nhiều loại bệnh Thỉnh thoảng ngủ gật thì đó là chuyện bình thường, nhưng nếu bạn thường xuyên ngủ gật thì đó lại là vấn đề khác do sức khỏe, có thể bạn đang gặp một số bệnh sau: Ảnh minh họa: Internet Tuyến giáp gặp trục trặc Hay ngủ gật có thể là bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Bởi tuyến giáp có...