Giải mã những lời đồn thổi về đám cưới
Một số sự kiện xảy ra trong đám cưới được xem như “điềm báo” cho cuộc hôn nhân của bạn. Nhưng ẩn sau nó là những bí mật thú vị.
Khóc trong ngày cưới
Những giọt nước mắt trong ngày cưới của chính mình được xem như biểu tượng của sự may mắn, bởi nước mắt sẽ mang hết mọi buồn đau trước đó của cô dâu ra đi và mang lại cuộc hôn nhân ngập tràn hạnh phúc.
Trời bỗng dưng đổ mưa trong ngày cưới
“Điềm báo” này được nhìn nhận ở cả 2 khía cạnh may mắn lẫn không may mắn.
Ở lời đồn thổi cho rằng có mưa trong ngày cưới là may mắn thì cho rằng cuộc hôn nhân này sẽ vững chắc và thúc đẩy mối quan hệ hôn nhân tốt đẹp. Nó cũng tiên đoán các cặp đôi sẽ sớm có tin vui.
Nhưng với ý nghĩa tượng trưng cho sự không may mắn, những giọt mưa bất chợt trong ngày cưới này lại được cho là dấu hiệu sẽ có cuộc hôn nhân bất hạnh và sẽ khóc suốt đời.
Đi đăng ký kết hôn trước đám cưới
Hành động này được cho rằng không mang lại may mắn cho cô dâu vì đã dám khiêu khích số phận của mình trước khi cưới.
Video đang HOT
Cũng vì lý do này mà nhiều người cho rằng, cô dâu nên tránh mặc trang phục cưới của mình bao gồm áo cưới, khăn che mặt cô dâu, giày dép và đồ trang sức… trước ngày cưới chính thức của mình.
Làm rơi nhẫn cưới trong lễ cưới
Ở khía cạnh tích cực, nếu vô tình làm rơi nhẫn cưới trong lễ cưới thì sẽ loại bỏ linh hồn ma quỷ ẩn giấu trong chiếc nhẫn linh thiêng này.
Nhưng mặt khác, rơi nhẫn trong lễ cưới được coi là sự việc đáng lo ngại nhất của cuộc hôn nhân vì nó có thể báo hiệu một sự không suôn sẻ.
Chọn thời gian đặc biệt trong ngày để tiến hành lễ kết hôn
Nhiều lời đổn thổi cho rằng, các cặp vợ chồng nên trao đổi lời thề của họ vào thời điểm chuông đồng hồ đang chuyển động một nửa tịnh tiến trở lên như khoảng thời gian 2:30 hoặc 4:45, vì nó sẽ mang phước lành đến cho các cặp vợ chồng.
Cặp đôi có chữ cái đầu tiên giống nhau
Nhiều huyền thoại cũng cho rằng nếu cô dâu kết hôn với một người đàn ông được bắt đầu với chữ cái đầu tiên giống như tên của cô dâu thì báo hiệu sự không may mắn và có thể là dấu hiệu của sự thay đổi tồi tệ trong hôn nhân.
Theo VNE
Vụ án đau lòng và bi kịch từ lời đồn thổi
Không chịu nổi cảnh đòn roi ghen tuông vô cớ từ chồng, người vợ đưa đơn ra tòa ly dị. Sau khi ly hôn, người chồng nổi cơn "điên", cầm dao đâm vợ rồi uống thuốc sâu tự vẫn. Hai đứa trẻ rơi vào cảnh bơ vơ...
Vụ án đau lòng
Những ngày qua, người dân ở ấp 8, xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh, Bình Phước vẫn còn bàn tán xôn xao về cái chết thương tâm của người phụ nữ bạc mệnh. Chị là Đinh Thị Hạnh (SN 1982).
Theo đó, vào hồi 6 giờ 30 ngày 2/5, chị Hạnh điều khiển xe máy từ nhà đến tiệm tóc để làm việc. Đi được khoảng 500m thì bất ngờ chị gặp người chồng mới ly dị là Trần Phước Đào (SN 1979, quê gốc ở Quảng Nam). Đào đã phóng xe máy từ trong hẻm ra, lao thẳng vào xe chị. Quá sợ hãi, chị Hạnh vứt xe bỏ chạy thì Đào cầm dao đuổi theo, đâm chém nhiều nhát vào người chị, khiến chị tử vong tại chỗ.
Sau khoảng 1 giờ truy xét, tìm kiếm hung thủ gây án, lực lượng công an tìm thấy Đào. Lúc này mặt mày Đào tái nhợt, đang nằm thoi thóp dưới gốc cây cà phê trong vườn của một người dân. Công an nhận định, có khả năng Đào đã uống thuốc trừ sâu để tự tử nên nhanh chóng chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, vì lượng thuốc sâu quá nhiều nên Đào đã tử vong.
Tìm hiểu được biết, chị Hạnh quê gốc ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, học đến lớp 7 thì phải nghỉ, theo đám trẻ nghèo đi làm thuê, kiếm tiền gửi về phụ giúp người cha đang chống chọi với bệnh tật. Về phần Đào, lúc này cũng đang làm thuê cho một chủ vườn cao su, bà chủ vườn có họ hàng với Đào.
Thời gian thấm thoắt qua đi, tình cờ bà chủ vườn cao su biết chị Hạnh, thấy chị siêng năng, hiền lành, bà chủ này đã đứng ra làm mai mối với người cháu của mình. Năm 1999, đám cưới của chị Hạnh và Đào diễn ra, hai bên họ hàng vui mừng khôn xiết.
Hiện trường vụ án Ảnh: N.D
Thế nhưng từ khi chị Hạnh sinh đứa con đầu lòng thì tính cách của chồng bắt đầu thay đổi, hàng xóm để đồ đạc sơ hở là Đào ra tay chôm chỉa, lấy tiền tiêu xài. Chị Hạnh nhiều lần khuyên can chồng bỏ "nghề", dù Đào gật đầu, nhưng sau đó lại "ngựa quen đường cũ". Nhiều lúc thấy vợ nói nhiều quá, hắn còn chửi bới rồi lao vào thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với vợ.
Một đêm đầu năm 2006, Đào cắt trộm dây điện và bị công an bắt. Đào bị tòa tuyên phạt 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Trong thời gian thụ án, Đào không những không tu tâm, dưỡng tính mà còn tiếp tục đi trộm cắp máy nổ của hàng xóm, sau đó phải ngồi "bóc lịch" 18 tháng tù giam.
Bi kịch từ lời đồn thổi
Từ ngày chồng đi cải tạo, chị Hạnh một thân một mình nuôi con. Oái ăm thay, một số người rảnh chuyện đã phao tin chị có nhân tình mới. Năm 2009, Đào ra tù, vừa về đến nhà là gã đánh đập, tra khảo vợ về việc "lăng nhăng", không chung thủy với chồng. Từ đó, chị Hạnh phải cắn răng chịu đựng những trận đòn thừa sống, thiếu chết của Đào. Có lần thấy Đào bóp cổ vợ, hàng xóm chạy sang can ngăn thì Đào mới chịu dừng tay, nhưng vẫn chửi bới vợ suốt cả đêm.
Vì không chịu nổi những trận đòn ghen vô cớ liên tục trút xuống, tháng 6/2010, chị Hạnh viết đơn ly dị. Lúc tòa gọi hai người lên hòa giải, Đào cam kết sẽ làm lại từ đầu, lo chí thú làm ăn, yêu thương vợ con. Tưởng chồng hối cải, chị Đào ôm con quay về tiếp tục chung sống. Nhưng sự việc đâu rồi lại vào đó, mỗi khi rượu vào, Đào lại lên cơn ghen và tiếp tục đánh vợ.
Bà H, sống gần nhà chị Hạnh nói: "Khoảng hai năm trở lại đây, hai vợ chồng nó luôn cãi nhau kịch liệt, Hạnh thì lên án chồng tội trộm cắp phải ngồi tù, còn thằng Đào cứ uống rượu vào là lải nhải chuyện vợ trăng hoa với người đàn ông khác. Tụi nó chết đi đã đành, nhưng đứa con gái còn nhỏ không biết tương lai sẽ ra sao".
Tháng 11/2012, mặc dù Đào không đồng ý ly hôn nhưng chị Hạnh chủ động gửi đơn xin ly dị lên Tòa án Nhân dân huyện Lộc Ninh. Trong thời gian chờ tòa xét xử, chị Hạnh chuyển về sống với cha mẹ. Không có tiền tiêu xài, Đào đem các vật dụng có giá trị trong nhà bán hết, còn đứa con gái thì Đào đưa lên chùa nhờ sư cô chăm sóc. Tháng 3/2013, Tòa án Lộc Ninh gọi hai người lên xét xử nhưng Đào không đến, nên Tòa buộc phải xử vắng mặt. Ngôi nhà hai người sinh sống sau đó được bán với giá 55 triệu đồng, do phải trả nợ nên chị Hạnh lấy 30 triệu đồng, còn lại là phần của Đào.
Bực tức vì bị vợ ly hôn và phân chia tài sản không đều, Đào đã đem con về gửi cho ông bà nội, lên kế hoạch sát hại vợ và chuyện đau lòng đã xảy ra.
Ông Phan Thanh Chiến (SN 1956), ấp trưởng ấp 8 cho biết: "Vợ chồng Đào, Hạnh xảy ra chuyện cãi cọ xung đột trong nhiều năm qua là có thật. Nhưng vì chuyện riêng tư, chúng tôi chỉ mời lên hòa giải chứ không can thiệp sâu. Riêng Đào có nhiều biểu hiện sai trái pháp luật, từng 2 lần bị khởi tố vì tội Trộm cắp tài sản và đi tù. Nhưng sau khi mãn hạn tù thì lại gây ra trọng án nghiêm trọng".
Theo vietbao
Cô gái "bị hiếp dâm, giết chết rồi chôn xác" nói gì sau khi "trở về"? Theo lời kể của Trâm, do giận bà nội nên Trâm bỏ nhà ra đi. "Cô gái mất tích" làm giấy CMND tại trụ sở công an Sau 4 năm "mất tích" gây náo động địa phương, sáng ngày 15/2 (tức mùng 6 Tết) chị Nguyễn Thị Trâm (sinh năm 1993, ngụ xã Tân Hội, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã về...