Giải mã những ký tự “bí ẩn” đằng sau chiếc iPhone
Có rất nhiều loại biểu tượng và số ở đằng sau chiếc iPhone. Liệu bạn có tự tin rằng mình hiểu hết ý nghĩa của chúng?
Nhiều người có lẽ sẽ lầm tưởng đây là các thông tin “bí ẩn” mà Apple muốn chuyển tải đến người dùng. Tuy nhiên sự thật thì lại khá tẻ nhạt. Hầu hết các ký hiệu đều chỉ ra rằng iPhone đã đạt được những yêu cầu cần thiết để sử dụng cũng như vượt qua các cuộc kiểm tra về độ an toàn.
Kí hiệu gồm chữ F và C (bên trong còn một chữ C nhỏ nữa) biểu thị sự cho phép của Ủy ban truyền thông Liên bang Mỹ (US Federal Communications Commission). Thông qua những quy định về FCC đối với các đồ công nghệ, việc đạt được sự công nhận này là điều không dễ.
Nếu một thiết bị không có kí hiệu FCC, chúng ta có thể phỏng đoán rằng, chúng sẽ không được phép thương mại hóa tại Mỹ.
Nhìn lên phía trên, bạn sẽ thấy iPhone có dòng FCC ID: BCG-xxxx (với xxx là kí hiệu). Đây là minh chứng cho việc sản phẩm của Apple đã nhận được sự cho phép hoạt động. Mỗi một FCC ID chứa 3 kí tự (với Apple là BCG) và theo đó là số hiệu của model.
Video đang HOT
Kí hiệu tiếp theo là một chiếc thùng rác với dấu X gạch chéo. Biểu tượng này chỉ ra rằng sản phẩm phù hợp với quy định về việc thải loại và tái chế thiết bị điện tử – WEEE (Waste Electrical and Electronic Equipment).
Quy định này đã được tán thành bởi 27 thành viên thuộc liên minh châu Âu. Qua đó, thể hiện mong muốn rằng các thiết bị như iPhone sẽ được sử dụng và thải loại theo một cách thân thiện với môi trường, thay vì bị… ném vào thùng rác.
Biểu tượng này đôi khi cũng dẫn đến sự nhầm lẫn với quy định về hạn chế chất độc hại (RoHS – Restriction of Hazardous Substances). Quy định RoHS yêu cầu các nhà sản xuất phải đưa ra phương pháp để xử lý các thành phần độc hại của một sản phẩm, ví dụ như pin. RoHS không có một biểu tượng đặc trưng nào cụ thể, tuy nhiên Apple và iPhone cũng đang thực hiện theo quy định này.
Biểu tượng tiếp theo gồm 2 chữ C và E, là viết tắt của “Conformité Européene”. Tuy nhiên, bạn đọc có thể hiểu đơn giản rằng sản phẩm nào có biểu tượng CE, điều đó có nghĩa rằng chúng được phép thương mại hóa tại liên minh Châu Âu.
Dãy số 0682 “nho nhỏ” nằm bên cạnh chữ CE biểu thị rằng nhà sản xuất đã có một cơ quan chức năng đảm bảo sản phẩm của họ đạt tiêu chuẩn CE (được phép bán ở châu Âu). Trong trường hợp của iPhone, 0682 là mã sỗ của Cetecom ICT Services, một công ty được ủy nhiệm bởi Đức để đánh giá các sản phẩm theo quy định CE.
Tiếp theo, dấu cảm thán luôn được biết đến với ý nghĩa cảnh báo, và trong trường hợp này nó là bổ sung cho quy định CE. Cụ thể, biểu tượng này chỉ ra rằng liên minh châu Âu có một số giới hạn nhất định với tần số sử dụng của thiết bị. Ví dụ, một sản phẩm không dây hoạt động ở Pháp chỉ tương thích với tần số từ 2.4 GHz đến 2.454 GHz.
Khi một thiết bị thỏa mãn tất cả các giới hạn này, nó được gọi là hạng 1 (Class I). Nếu không (trong trường hợp của iPhone), các thiết bị sẽ được kí hiệu kèm dấu cảm thán và được coi là sản phẩm hạng II. Vì khi đó, người dùng sẽ hiểu rằng chiếc điện thoại này sẽ hoạt động trên một số dải tần không được phép tại quốc gia nhất định.
Cuối cùng, kí hiệu IC ID: xxx-xxxx là viết tắt của “Industry Canada Idenfitication”. Kí hiệu này chỉ ra rằng thiết bị thỏa mãn toàn bộ yêu cầu để được xếp vào loại I. Những thiết bị sở hữu IC ID, sẽ có 4 kí tự đầu tiên (trong trường hợp của iPhone là 579C) biểu thị công ty và các kí tự còn lại biểu thị sản phẩm (với iPhone, kí tự cuối cùng trong dãy số chỉ rõ phiên bản model mà Apple sử dụng).
Theo PLXH
Người đàn ông có cái tên dài 197 ký tự và 27 tên đệm
Tên đầy đủ của người đàn ông này là Barnaby Marmaduke Aloysius Benjy Cobweb Dartagnan Egbert Felix Gaspar Humbert Ignatius Jayden Kasper Leroy Maximilian Neddy Obiajulu Pepin Quilliam Rosencrantz Sexton Teddy Upwood Vivatma Wayland Xylon Yardley Zachary Usansky. Chắc hẳn khi đọc hết tên của anh chàng này mọi người cũng phải mất vài phút. Cái tên của anh dài tới 197 ký tự và có tận 27 cái tên đệm (trong khi cái tên của chúng ta chỉ dài trung bình từ 8 đến 16 ký tự và 1 đến 3 tên đệm mà thôi).
Anh Barnaby đang đọc trên mình trên truyền hình.
Anh Barnaby, 36 tuổi đến từ Edinburgh, Scotland rất thích cái tên của mình, Anh Barnaby Usansky hiện chưa đi làm và anh rất thích thú với các cái tên truyền thống, luật pháp thì không cấm nên anh đã cho hết tất cả những từ anh thích vào tên của mình. Mặc dù anh thích nhưng bạn bè của anh thì chẳng thích tẹo nào, họ thường gọi anh với cái tên là Nick - tên cũ của anh.
Anh Barnaby chia sẻ: "Mọi người đều không quan tâm đến cái tên mới của tôi. Họ thậm chí cứ gọi tôi là Nick, mà bây giờ đấy không còn là tên tôi nữa. Một người bạn của tôi còn nói rằng anh ấy sẽ không gọi tôi là Barnaby. Mọi người đã không làm theo những gì tôi muốn. Tôi thích ý tưởng đổi tên của mình. Nếu tôi đi làm tôi muốn những đồng nghiệp của tôi gọi tôi là Barnaby dù họ có thích hay không."
Anh Barnaby đã nghĩ ra ý tưởng đổi tên từ 8 năm trước, tuy nhiên cha của anh thì không đồng ý, cha anh cho rằng anh thật ngốc nghếch. Hiện cha anh đã mất được 2 năm và để lại tiền bạc cho anh, anh đã quyết định dùng số tiền mà cha để lại để cho việc đổi tên. Anh Barnaby nói rằng anh sẽ để lại cái tên Marmaduke cho đứa con trai, nhưng hiện giờ thì anh vẫn đang độc thân. Nếu cô gái nào mà lấy anh thì cũng phải hết sức bất ngờ vì cái tên dài lê thê của chồng mình nhỉ?
May là anh í đã dừng lại không cho tên dài thêm nữa.
Hiện anh đã đổi tên được 10 tuần, và cái tên ngắn gọn của anh là Barnaby Marmaduke Usansky. Tuy nhiên, Barnaby dự định sẽ dừng lại ở đây khi phát hiện sẽ chẳng có một tờ khai, tờ phiếu nào đủ chỗ trống để anh viết hết cái tên dài khủng khiếp của mình.
Theo VCTV
Củ sen: Món ngon thuốc quý Vẻ đẹp của những đóa sen tạo cho người đầu bếp nhiều cảm xúc để sáng tạo ra những món ăn tinh túy. Và đến cả phần củ sen vẫn có thể cho ra đời những tác phẩm ẩm thực tuyệt vời. Củ sen được thu hoạch khi hồ sen đã héo tàn, nhưng lại là thuốc quý cho sức khỏe con người....