Giải mã nguồn gốc của bộ tộc lạ được ví như người ngoài hành tinh
Những bí ẩn về bộ tộc này có lẽ chỉ người ngoài hành tinh mới hiểu.
Câu chuyện về UFO và thế giới ngoài Trái Đất vẫn luôn là tâm điểm của các nhà nghiên cứu, thu hút sự chú ý của nhiều người.
Trên hành tinh xanh của chúng ta, thực sự đang tồn tại một bộ tộc lạ được ví như người ngoài hành tinh bởi những gì mà họ biết vượt xa khuôn khổ của người bình thường.
Có lẽ nhiều người cảm thấy hoang mang nếu lần đầu nhìn thấy cư dân của bộ tộc Dogon.
Vào những năm 1930, các nhà nhân chủng học đã phát hiện bộ tộc Dogon thuộc đất nước Mali, miền Tây Phi.
Họ cách ly hoàn toàn khỏi văn minh nhân loại nhưng lại kế thừa một nền văn hóa phong phú chứa đựng những dữ liệu về khoa học vũ trụ chính xác đến kinh ngạc mà các nhà khoa học không thể nào giải thích nổi.
Với số dân khoảng 600.000 người, lịch sử cổ đại và nguồn gốc bộ tộc Dogon cho đến nay vẫn chưa tài liệu nào chỉ rõ.
Người Dogon vẫn truyền miệng cho nhau nghe về nguồn gốc của mình, vào hàng ngàn năm trước, một chủng người đến từ hành tinh khác đã đến Trái Đất. Những sinh vật ngoài Trái Đất này nói với họ rằng nguồn gốc thật sự của bộ tộc này là ngôi sao Sirius B.
Liệu tổ tiên người Dogon có thực là đến từ hành tinh khác xa xôi?
Tuy nhiên, nhiều dự đoán cho rằng họ có thể đến từ nhiều dân tộc khác nhau tập hợp lại do chạy trốn một cuộc đàn áp nào đó từ khu vực bờ tây con sông Niger thuộc đất nước Burkina Faso nằm ở Tây Phi vào khoảng thế kỷ X- XIII SCN.
Video đang HOT
Người Dogon cùng gia đình của mình sống tự do trên đỉnh núi sa thạch cao khoảng 500m và trải dài gần 150km cùng hàng chục ngôi làng được xây dựng chạy dọc theo những vách đá.
Một ngôi làng Dogon.
Độc đáo hơn, khu chôn cất người chết nằm ngay ở phía trên nhà của mỗi ngôi làng, cao hơn và có bậc thang đi lên, không đơn thuần, khu chôn cất người chết của họ chứa đựng một bí mật tâm linh siêu việt, kết nối hai thế giới song song lại với nhau.
Để duy trì cuộc sống, người Dogon chủ yếu trồng cây kê, lúa, đậu, cây me chua, thuốc lá và hành. Ngoài ra, họ cũng chăn nuôi thêm cừu, dê, bò và một số loại gia cầm.
Cứ 4 ngày, người Dogon tham gia vào các khu chợ với các bộ lạc lân cận, như Fulani và Dyula và bán các mặt hàng nông sản như: hành tây, ngũ cốc, bông và thuốc lá. Họ mua đường, muối, hàng hóa châu Âu và nhiều sản phẩm động vật, như sữa, bơ và cá khô…
Nếu không phải những người am hiểu văn hóa, chắc chắn một trong số chúng ta sẽ bỏ chạy nếu gặp người Dogon bởi họ có dáng vẻ khá đáng sợ.
Chiếc mặt nạ gỗ không chỉ là phụ kiện đi kèm với vũ điệu sôi động làm phong phú cho nền văn hóa mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người Dogon. Chúng được dùng trong các nghi lễ cầu con, cầu mưa hay trong các đám tang.
Phần lớn hôn nhân của người Dogon theo chế độ một vợ, một chồng và rất ít hôn nhân đa thê. Mặc dù được cưới hỏi đàng hoàng, nhưng cho đến khi sinh đứa con đầu lòng, người vợ mới chính thức là thành viên của gia đình chồng.
Mỗi ngôi làng có một pháp sư gọi là Hogon. Nhà của pháp sư được xây dựng đẹp và kiên cố hơn so với các ngôi nhà khác trong làng.
Theo quy định, kể từ lúc trở thành pháp sư Hogon, người dân bị cấm không được chạm tay vào người Hogon và ông phải sống tách biệt một mình không được tắm rửa hay cạo râu trong suốt một thời gian dài.
Dogon là một bộ tộc cực kỳ bí ẩn, trí tuệ về thiên văn của họ đã làm lạc hướng các nhà nghiên cứu trong nhiều thế kỷ.
Dù không có kính viễn vọng, nhưng người Dogon lại được truyền dạy về thiên văn từ đời này qua đời khác theo những bức họa có hình thù kỳ dị trên những vách đá, chính điều này đã hé mở vì sao người Dogon lại có khả năng phi thường về vũ trụ như vậy.
Nhờ những hình thù trên vách đá mà người Dogon đã phát hiện ra sao Thiên Lang, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời, người Dogon biết về hệ 3 chòm sao Sirius từ trước mà mãi đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới biết đến sự tồn tại của ngôi sao này…và đó là nguyên nhân gây xôn xao.
Thậm chí điều thú vị hơn là người Dogon biết được hành trình hoàn tất quỹ đạo của ngôi sao lạ mỗi 50 năm, đáng chú ý nhất, người Dogon biết về sự tồn tại của một ngôi sao thứ ba mà họ gọi là Emme Ya.
Ở giữa hai sao này là sao Emme Ya, lớn hơn ngôi sao Po Tolo, nhưng lại nhẹ hơn 4 lần. Ban đầu, nó có màu đỏ rồi chuyển sang trắng.
Do đó, nguồn gốc của vốn kiến thức thiên văn về hệ sao Sirius của bộ lạc Dogon hiện vẫn là một bí ẩn. Chưa có đủ bằng chứng để xác thực bất cứ giả thuyết nào.
Trong hoàn cảnh đó, chúng ta có thể mở rộng tâm trí, khai phóng trí tưởng tượng để cân nhắc đến những giả thuyết dường như không tưởng, nhưng đáng suy ngẫm và cân nhắc.
Giải mã gene người Việt: Chúng ta là ai?
Tổ tiên các dân tộc Thái, Tày, Nùng... ngày nay có mối quan hệ với tổ tiên của người Kinh hoặc các tộc người khác ra sao? Người Việt có nguồn gốc từ đâu là câu hỏi không dễ trả lời.
Ảnh: IT
Thực hiện nghiên cứu gene để phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam, Viện Nghiên cứu hệ gene, thuộc Viện Hàn lâm KHCN đã thực hiện đề tài "Giải trình tự và xây dựng hoàn chỉnh hệ gene người Việt Nam đầu tiên".
GS.TS Nông Văn Hải, nguyên Viện trưởng sáng lập Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã có nghiên cứu góp phần không nhỏ trả lời câu hỏi này.
Giải mã hệ gene đi tìm nguồn gốc
Nhiều năm nay, các nhà dân tộc học và khảo cổ học đã đưa ra một số giả thiết rằng cộng đồng các dân tộc Việt Nam ngày nay, dù khác nhau nhưng từng có mối quan hệ gần gũi trong thời kỳ dựng nước và suốt chiều dài lịch sử. Nhưng ngoài các giả thuyết dân tộc học và khảo cổ học, liệu có cách lý giải nào khác? Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu gene người để chứng minh mối quan hệ, luồng di cư giữa các tộc người ở thời cổ đại, từ đó hé lộ dần bức tranh quan hệ giữa các dân tộc.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu như vậy còn hết sức mới mẻ và sơ khai, do giải mã gene các di cốt cổ được khai quật từ thời Đông Sơn và trước đó chưa nhiều, giải mã hệ gen ở người hiện đại cũng hầu như mới chỉ tập trung vào người Kinh nên chưa thể thấy hết được được tính đa dạng.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu về đa dạng di truyền hệ gene người Việt Nam, khảo sát lấy mẫu ở 22 tộc người khác nhau của GS.TS Nông Văn Hải và cộng sự đã góp phần mang lại cơ sở dữ liệu quý giá đầu tiên để lý giải mối quan hệ giữa các dân tộc ngày nay và tại thời điểm khởi nguồn lịch sử Việt Nam. Những điều này đã được GS.TS Nông Văn Hải trình bày, giải đáp qua buổi tọa đàm "Đa dạng di truyền và nguồn gốc người Việt Nam".
Thực hiện nghiên cứu gene để phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam, Viện Nghiên cứu hệ gene, thuộc Viện Hàn lâm KHCN đã thực hiện đề tài "Giải trình tự và xây dựng hoàn chỉnh hệ gene người Việt Nam đầu tiên" làm "trình tự tham chiếu" và "bước đầu phân tích nhân chủng học tiến hóa người Việt Nam", và giải mã 600 hệ gene ty thể hoàn chỉnh từ các cá thể của 17 dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, tại tọa đàm, GS.TS Nông Văn Hải, Nguyên Viện trưởng Viện NC Hệ gene cho biết, "đây là một vấn đề cực kỳ phức tạp", và ngành gene hay các ngành khác cũng "chỉ như thầy bói xem voi".
Không chỉ người Việt có nhu cầu tìm nguồn gốc, ngay gần nước ta, Thái Lan, Trung Quốc cũng đang tìm nguồn gốc chính mình... Nhiều nước đã xây dựng bộ dữ liệu gene rất đồ sộ, thậm chí có "câu lạc bộ các nước giải trình tự 100.000 đến 1 triệu bộ gene". Còn với số lượng mẫu ít như Việt Nam hiện có, khó có thể khẳng định được điều gì về nguồn gốc ngay tại thời điểm hiện nay. "Tất cả các lĩnh vực, lịch sử, ngôn ngữ, địa lý, các ngành khoa học nói chung... cùng nỗ lực mới dần dần làm le lói câu trả lời cho câu hỏi chúng ta là ai, chúng ta từ đâu đến", GS.TS Nông Văn Hải cho hay.
Con người có chung nguồn gốc
Việc phân tích hệ gene ở người hiện tại có thể giúp khẳng định tính đa dạng di truyền của các tộc người hiện nay. Ví dụ có thể cho biết những đặc điểm chung giữa người Kinh, Tày, Thái... so với các tộc người cụ thể khác trong cùng một nhóm tộc người (phân loại theo ngữ hệ) của mình hoặc các dân tộc thuộc ngữ hệ khác.
Nghiên cứu của GS.TS Nông Văn Hải cùng cộng sự đã chỉ ra rằng giữa các dân tộc có lịch sử di truyền, nguồn gốc chung nào đó và có sự giao thoa về mặt di truyền chứ không có một dân tộc "thuần chủng". Nghĩa là, các dân tộc ngày nay đều có chung nguồn gốc, chỉ có điều là dân tộc đó "tách" ra sớm hay muộn chứ không có chuyện dân tộc đó cách xa hay gần so với các dân tộc khác.
Để thực hiện đề tài, GS Nông Văn Hải đã hợp tác với giáo sư người Mỹ Mark Stoneking, Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa, CHLB Đức, người dày dạn kinh nghiệm hợp tác phân tích hệ gene của nhiều tộc người, từ Thái Lan, Philipines đến các dân tộc ở châu Phi. Nhóm nghiên cứu khảo sát lấy mẫu gene các tộc người trên quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam - hơn 600 người thuộc 22 dân tộc ở năm ngữ hệ chính ở Việt Nam và Đông Nam Á lục địa (gồm các ngữ hệ: Nam Á, Thái - Kadai, Hmông-Miền, Nam Đảo và Hán - Tạng), đồng thời phân tích cùng với dữ liệu hệ gene của nhóm cư dân hiện đại lân cận và các tập dữ liệu gene của người ở Đông Nam Á cổ đại đã được công bố trước đây trong cơ sở dữ liệu hệ gene quốc tế.
Nhưng trong trình tự hệ gene với hơn 3 tỉ "ký tự" của mỗi người, làm sao để xác định được sự giống và khác nhau giữa các tộc người theo cách hợp lý nhất? Nhóm phân tích dữ liệu đa hình nucleotide đơn - SNP (single nucleotide polymorphisms), trong đó tập trung đi sâu phân tích hệ gene sử dụng công nghệ mới gene CHIP (gồm khoảng 600.000 điểm thể hiện sự khác biệt về mặt di truyền giữa các cá thể). Đây cũng là những công nghệ mà các nhóm nghiên cứu đa dạng di truyền các tộc người trên thế giới đang sử dụng chủ yếu, bởi vì 99,9% trình tự hệ gene là hoàn toàn giống nhau giữa các cá thể, tộc người trong toàn bộ loài người, GS Nông Văn Hải cho biết.
Kết quả phân tích, được xuất bản trên tạp chí Molecular Biology and Evolution5 (Q1, IF~15, thứ 2 về sinh học tiến hóa) cho thấy "tính đa dạng tộc người phân theo ngữ hệ đã phản ánh các nguồn gốc khác nhau về đa dạng di truyền ở Việt Nam", nghĩa là trong 22 dân tộc được khảo sát, "dân tộc này cũng có chung các đặc điểm về gene của dân tộc khác trong cùng ngữ hệ hoặc khác ngữ hệ", GS Nông Văn Hải giải thích. Chẳng hạn, nhìn các bảng số liệu phân tích mức độ lai hỗn hợp (Admixture) có thể thấy rõ: các dải màu sắc khác nhau quy ước cho các tộc người hay ngữ hệ khác nhau cho thấy tình trạng "lai" giữa các dân tộc là phổ biến và hiển nhiên.
Săn lùng người ngoài hành tinh có khiến con người gặp nguy hiểm? Trong những năm qua, hàng ngàn báo cáo UFO được người dân Mỹ gửi tới cơ quan chức năng. Một số người cho rằng, việc săn lùng UFO và và người ngoài hành tinh có thể gây nguy hiểm cho nhân loại. Mỹ là một trong những nước xuất hiện nhiều vật thể bay không xác định (UFO). Theo đó, hàng ngàn người...