“Giải mã” mô hình “hiệp sỹ” chống tội phạm, Bài 1: Những “Lục Vân Tiên” giữa đời thường
Trực tiếp bắt quả tang trên 800 vụ với gần 1.000 đối tượng trong 5 năm đi vào hoạt động, những chàng “hiệp sỹ” phòng chống tội phạm ở tỉnh Bình Dương có thể nói đã “nổi tiếng” toàn quốc.
Một tổ hội viên “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” ở Bình Dương
Cái nôi của các “hiệp sỹ”
Ý thức được hệ lụy của sự phát triển “ nóng” về kinh tế – xã hội, từ năm 1997, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Ban chỉ huy Quân sự thị xã Thủ Dầu Một đã xây dựng mô hình “Đội dân quân tự vệ giữ gìn trật tự công cộng và vây bắt đối tượng trộm, cướp, cướp giật” trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một. Hai phường đầu tiên của thị xã được chọn triển khai thí điểm mô hình này, là Phú Hòa và Phú Cường.
Thành viên của Đội lúc đó là những người trong Ban dân quân tự vệ phường và những thanh niên tích cực làm các nghề như “ xe ôm”, cắt tóc, sửa chữa xe… là những người thường xuyên hoạt động trên các trục lộ giao thông. Đúng như tên gọi, “Đội dân quân tự vệ giữ gìn trật tự công cộng và vây bắt đối tượng trộm, cướp, cướp giật” có hai mảng; một mảng giữ gìn TTGT, trật tự công cộng. Mảng còn lại chuyên truy bắt đối tượng trộm, cướp, cướp giật. Đội viên ở mảng này được trang bị còi, dùi cui, đèn pin để làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Có thể thấy, “Đội dân quân tự vệ giữ gìn trật tự công cộng và vây bắt đối tượng trộm, cướp, cướp giật” chính là tiền thân của khá nhiều mô hình giữ gìn ANTT ở Bình Dương thời gian sau này. Nổi bật nhất trong số đó chính là “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm”, với những chàng “hiệp sỹ” săn bắt cướp đang thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận. Đại tá Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nhớ lại về sự manh nha hình thành của “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm”. Đó là khoảng thời gian tháng 6-2003. Khi đó, một bộ phận sinh viên trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh được nhà trường phân công về Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương để thực tập. Lãnh đạo Sở Tư pháp đã bàn thảo với đại diện BCĐ 138/CP (BCĐ chương trình quốc gia phòng chống tội phạm) của tỉnh, đưa các sinh viên về một số xã ven đô để thực tập, với nội dung chính là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân.
Những thí điểm hiệu quả
Đại diện tỉnh Đoàn Bình Dương thăm, trao Bằng khen cho một “hiệp sỹ”
bị thương trong khi đuổi bắt tội phạm
Xã Thuận Giao của tỉnh Bình Dương được chọn thí điểm để đưa sinh viên luật về, với đối tượng tuyên truyền là hội viên Đoàn Thanh niên và Phụ nữ. “Thí điểm sau thời gian ngắn, chúng tôi nhận thấy ngay sự hào hứng của đối tượng được tuyên truyền kiến thức pháp luật, cũng như hiệu quả công tác tuyên truyền đem lại”, Thượng tá Phạm Xuân Trường – Phó Văn phòng Công an tỉnh Bình Dương, người trực tiếp theo dõi mô hình “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” nói. Sau Thuận Giao, sinh viên trường Luật TP Hồ Chí Minh được tăng cường về nhiều xã khác. Hiệu quả của nó khiến lãnh đạo tỉnh Bình Dương mạnh dạn ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm”, tháng 8-2006. Thời điểm đó, chức năng chính của câu lạc bộ chỉ là tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Và cho đến nay, phần lớn trong số 89 trên tổng số 91 câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ở Bình Dương vẫn hoạt động theo hướng này.
Địa bàn bứt phá đầu tiên trong mô hình “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm”, một lần nữa lại là thị xã Thủ Dầu Một. Khi “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” được triển khai thì tại thị xã Thủ Dầu Một vẫn duy trì mô hình “Đội dân quân tự vệ giữ gìn trật tự công cộng và vây bắt đối tượng trộm, cướp, cướp giật”. Điểm chung của hai mô hình này là nhiệm vụ- quyền hạn của hội viên tham gia công tác bảo vệ ANTT tại địa phương.
Sau khi bàn tính, lãnh đạo công an và thị xã Thủ Dầu Một quyết định gộp hai mô hình bằng cách đẩy mạnh hoạt động, hiệu quả của “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” theo hướng vừa tuyên truyền pháp luật, đồng thời thành lập các tổ chuyên tuần tra, phục kích, bắt giữ tội phạm.
Mỗi câu lạc bộ gồm có ban chủ nhiệm và hội viên. Chủ nhiệm câu lạc bộ do đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch cấp xã đảm nhiệm. Trong ban chủ nhiệm còn có cán bộ tư pháp, trưởng công an, xã đội trưởng, đại diện các đoàn thể. Hội viên là những người thường trú hoặc tạm trú ở địa bàn xã, phường, với tiêu chí đầu tiên là tự nguyện tham gia câu lạc bộ. Một câu lạc bộ có thể chia thành nhiều tổ để sinh hoạt. Cơ chế hoạt động của hội viên nhất thiết phải chịu sự giám sát, quản lý của ban chủ nhiệm. Ngoài việc tham gia tuần tra kiểm soát địa bàn cùng công an cơ sở, hay những trường hợp tham gia bắt quả tang đối tượng phạm pháp, hội viên “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc – chế độ thông tin báo cáo đối với ban chủ nhiệm, không được thực hiện những hành vi trái quy định pháp luật.
Hơn 5 năm qua, hội viên “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm” ở Bình Dương đã trực tiếp bắt quả tang trên 800 vụ với gần 1.000 đối tượng. Đặc biệt trong khoảng 1 năm trở lại đây, mô hình này được biết đến nhiều với những chiến công trinh sát, tham gia bắt giữ những “ổ” chuyên rải đinh trên đường cao tốc; những vụ dũng cảm truy đuổi, bắt giữ đối tượng cướp giật; hay gần đây nhất là việc đương đầu với một ổ nhóm lưu manh côn đồ ở Bình Dương. Trong cuộc chiến vì sự bình yên cho cộng đồng ấy, đã có những hội viên phải đổ máu, thậm chí hy sinh cả tính mạng. Và thật không quá để định danh những hội viên “ăn cơm nhà…” này là “hiệp sỹ”…
Theo ANTD
Bình Dương: Thêm một đối tượng tham gia truy sát "hiệp sĩ" bị bắt
Sau khi bị bắt để phục vụ đu tra, Tuấn "chó đã khai ra 2 tên đồng bọn cùng tham gia vụ truy sát "hiện. Trong đó, đối tượng trực tiếp chém anh Tiên đã bịng an bắt khẩn cấp.
Ngày 14/7, c quan CSĐTng đã bắt khẩn cấp đối tượng Phạm Văn Hoành (quê Thanh Hóa, ngụ Dĩ An, Bìng) để đu tra hành vi "Cố ý gây thưng tích. Tên Hoành được xác định chính là người trực tiếp cầm mã tấu lao vào chém trọng thưng "hiện. Đồng thời, c quan đu tra đang truy bắt tên đồng phạm còn lại cùng tham gia vụ truy sát anh Tiên làn Văn Năm (quê Quảng Bình, ngụ Bù Đốp, Bình Phước).
Vụ án xảy ra vào sáng sớm 27/6, khi "hiện đang chuẩn bị bánh mì để đi giao thì bị tên Vũ Đức Tuấn (34 tuổi, tức Tuấn "chó, quê Nghệ An) dẫn theo 2 tên đàn em là Hoành và Năm xông vào nhà truy sát anh Tiên. Bị tấnng bất ngờ anh Tiên chống đỡ được vài giây thì bị bọn chúng chém gụci chỗ.
Nguyên nhân của vụ truy sát được xác định do "hiệ Tiên cản trở đường làm ăn của tên Tuấn "chó. Dù nhu lần đối tượng này hẹn anh Tiên để thưng lượng nhưng đều bị "hiệ từ chối. Cho rằng, chính anh Tiên là người phá "nồi cm và khiến một đàn em của Tuấn "chó bị bắt nên 3 đối tượng trên đã bàn kế hoạch chém trả thù.
Ngay khi vụ án xảy ra, các c quan chức năng tỉng đã phối hợp với tổngtác Bộng an cùng vào cuộc đu tra làm rõ. Ngay đó, Tuấn "chó bị bắt khẩn cấp để phục vụ đu tra. Qua đấu tranh khai thác, Tuấn "chó khai thêm 2 tên đồng bọn là Phạm Văn Hoành vàn Văn Năm, người trực tiếp cầm mã tấu chém anh Tiên được Tuấn "chó khai báo chính là tên Hoành.
Theo lời khai của Tuấn "chó, sau khi bàn bạc tìm cách trả thù anh Tiên, Tuấn "chó đưa cho Hoành và Năm mỗi người một cây mã tấu để làm hung khí. Cả 3 kéo đến trước nhà anh Tiên mai phục. Chọn thời điểm &'hiệ ở nhà một mình, quay lưng ra ngoài thì nhóm giang hồ này xông vào truy sát. Gây án xong, bọn chúng đưa dao lại cho Tuấn &'chó rồi rời khỏi hiện trường.
Thu thập đầy đủ chứng cứ, c quan CSĐTng đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Văn Hoành. Riêng tênn Văn Năã bỏ trốn, c quanng đang gấp rút truy bắt tên này về xử lí.
Theo Dân Trí
Mở rộng điều tra băng nhóm chém hiệp sĩ Ngày 30/6, Thượng tá Nguyễn Hoàng Thao, Phó giám đốc Công an Bình Dương cho biết, Tuấn "Chó" chính là người trực tiếp cầm mã tấu chém hiệp sĩ Tiên. Vụ án này cũng đang được mở rộng điều tra. Ông Thao cho hay, toàn bộ chuyên án liên quan việc hiệp sĩ Nguyễn Tăng Tiên bị chém đã được bàn giao cho...