Giải mã miệng hố khổng lồ hình thành sau vụ nổ lớn ở Nga
Qua mùa hè nóng bức kỷ lục, miệng hố khổng lồ có chiều sâu hơn 50 m bất ngờ xuất hiện sau một vụ nổ lớn ở cực bắc nước Nga.
Các chuyên gia tin rằng vụ nổ khủng khiếp xảy ra do sự tích tụ khí methane trong lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này. Đây là miệng hố lớn thứ 17 được hình thành tại lãnh thổ của Nga ở vùng Bắc Cực trong vòng 6 năm qua. Sự xuất hiện đột ngột của các miệng hố khổng lồ đã gây liên tưởng đến nhiều thuyết âm mưu, từ dấu hiệu của vật thể bay không xác định (UFO) đến các phi vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Điện Kremlin.
Theo các nhà khoa học, lực phá hoại từ tâm chấn của vụ nổ có thể khiến các khối đất và băng văng xa hàng trăm mét. Lớp băng vĩnh cửu tại cực bắc đang tan chảy, tạo điều kiện cho khí methane thoát ra ngoài sau hàng nghìn năm bị đè nén, gây nên những vụ nổ kinh hoàng.
Video đang HOT
Hố sâu hun hút được một đoàn phim ở Vesti, đảo Yamal tình cờ phát hiện trong lúc làm việc. Nhận được tin tức, một nhóm nghiên cứu khoa học đã đến hiện trường để tìm hiểu về miệng hố sâu ít nhất 50 m này. Tiến sĩ Evgeny Chuvilin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, cho biết “hố tử thần” có kích thước đáng kinh ngạc, hình thành từ “nguồn sức mạnh khổng lồ trong tự nhiên”.
Theo Giáo sư Vasily Bogoyavlensky thuộc Viện Nghiên cứu Dầu khí Nga ở Moscow, quy trình khai thác khí thiên nhiên ở Yamal để tập trung cung ứng cho thị trường châu Âu có thể là nhân tố dẫn đến sự hình thành miệng hố. Ông cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ thảm họa sinh thái nếu các vụ nổ xảy ra gần đường ống dẫn khí đốt, cơ sở sản xuất hoặc khu dân cư.
Các nhà khoa học gọi núi băng vĩnh cửu được tạo nên từ kết cấu của băng ngầm là pingo. Dưới sức ép của các mạch nước ngầm, núi băng này sẽ trồi lên mặt đất, gặp nhiệt độ lạnh hơn và đóng băng. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng cao, những ngọn núi này sẽ tan chảy tạo nên miệng hố khổng lồ. Bogoyavlensky cho biết núi băng pingo đang nâng đường ống dẫn khí đốt lên cao. Ở một số nơi, sự xuất hiện của chúng đã bắt đầu bẻ cong các ống dẫn này.
'Bom hẹn giờ' khu vực Bắc cực
Lớp băng vĩnh cửu tan chảy chính là 'quả bom hẹn giờ', đe dọa sức khỏe mọi người và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.
Băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng các loại mầm bệnh vào khí quyển.
21.000 tấn dầu động cơ rò rỉ từ bình chứa ở Nhà máy Điện Norilsk (Nga) là sự kiện gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong khu vực Bắc cực. Công ty Norilsk Nikiel, chủ sở hữu bình chứa nói trên, nói rằng bình rò rỉ là do hậu quả của nóng lên toàn cầu.
Nhiệt độ ngày càng cao trên thế giới, trong đó có vùng Bắc cực, dẫn đến việc lớp băng vĩnh cửu tan chảy và nền móng các công trình xây dựng ở đó lún xuống. Các báo cáo cho thấy, giữa năm 2010 và 2017, lực nâng của lớp băng vĩnh cửu giảm khoảng 20%. Đây là một trong những hậu quả của tan chảy băng vĩnh cửu.
Lớp băng vĩnh cửu chính là lớp đất bị đóng băng, xuất hiện chủ yếu ở cực Bắc. Khoảng 1/4 diện tích ở khu vực này bị băng bao phủ trong hàng nghìn năm. Lớp băng vĩnh cửu có độ sâu từ một vài đến vài trăm mét.
Ước tính, trong lớp băng vĩnh cửu có khoảng 1,7 tỷ tấn carbon ở dạng vật chất hữu cơ bị đóng băng, bao gồm xác động vật và cây cối mục nát. Hàm lượng carbon (chủ yếu ở dạng methane và carbon dioxide) chứa trong lớp băng vĩnh cửu lớn hơn khoảng 2 lần so với trong khí quyển.
Khi lớp băng vĩnh cửu bị tan chảy, vật chất tích tụ trong đó bị nóng lên và phân hủy, giải phóng ra carbon dưới dạng các khí nóng. Điều này làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và do đó dẫn tới tan chảy thêm lớp băng vĩnh cửu.
Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nếu như hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp tục diễn biến theo nhịp độ như hiện nay, thì đến năm 2100, một phần lớn thể tích băng vĩnh cửu có thể bị tan chảy.
Hơn nữa, lớp băng vĩnh cửu tan chảy cũng là nguy cơ giải phóng các vi khuẩn, virus gây bệnh đang bị "cầm tù" trong băng. Trong quá khứ cũng đã xảy ra những trường hợp như vậy. Vào năm 2016, một bé trai ở Syberia bị chết do nhiễm vi khuẩn than có nguồn gốc từ xác chết tuần lộc. Điều đáng chú ý là những con tuần lộc này đã bị chết từ 70 năm trước và xác của chúng bị băng vĩnh cửu bao phủ.
Các nhà khoa học cảnh báo, trong lớp băng vĩnh cửu còn có thể có các mầm bệnh khác, Vào năm 2014, các nhà khoa học đã hồi sinh virus Pithovirus sibericum (không độc hại) trong lớp băng 30.000 năm tuổi ở Syberia. Trong tương lai, có thể xảy ra những sự kiện tương tự như vậy.
Thiên hà khổng lồ trong vũ trụ non trẻ Trong vũ trụ, phần lớn các thiên hà, chẳng hạn như Dải Ngân hà của chúng ta, hình thành dần dần và đạt đến khối lượng khổng lồ rất muộn. Đĩa Wolfe. Tuy nhiên, phát hiện mới về thiên hà hình đĩa khổng lồ quay nhanh trong thời kỳ vũ trụ non trẻ (bằng 10% tuổi hiện nay) đã làm lung lay các...