Giải mã mâm cỗ Tết
Tết để sum vầy, Tết để con cháu làm những mâm cỗ, thắp nén nhang thơm dâng lên tiên tổ thể hiện lòng thành kính. Song có điều không phải ai cũng hiểu hết tận cùng ý nghĩa của mâm cỗ Tết trong dòng chảy văn hóa của người Việt.
Tinh hoa trong mâm cỗ Tết cổ truyền
Nghệ nhân Ánh Tuyết.
Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, một người con của Hà Nội – Người Việt xưa rất coi trọng việc chuẩn bị cho mâm cỗ ngày Tết. Những món ăn trong mâm cỗ truyền thống ngày Tết là những món đặc sắc, hiếm có trong những mâm cơm hàng ngày.
Mâm cỗ Tết của người Việt phụ thuộc phần nhiều vào kinh tế của từng gia đình. Với những gia đình có điều kiện kinh tế trung bình thì mâm cỗ thường có 4 bát 4 đĩa, không kể xôi, nước chấm và dưa hành, tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa, 4 phương. 4 bát bao gồm: Canh bóng thả, chân giò hầm măng khô, mọc nấm thả và miến. 4 đĩa bao gồm: Thịt gà, nem rán, bánh chưng, giò lụa (hoặc chả quế, giò thủ).
Các món bày trên đĩa thường mang ra dùng trước, còn các món bày trong bát thì dùng sau. Với những gia đình khá giả có thể làm mâm cỗ to hơn với 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa, thêm một số món rất đặc sắc như cá chép, cá trắm kho riềng, tôm sú hấp, nộm su hào hoặc đu đủ…
Bên cạnh đó, mỗi khi Tết đến, những món mứt được làm từ thực phẩm trong nhà như bí, gừng… cũng được các chị em tự tay chuẩn bị để cùng gia đình thưởng thức sau mỗi bữa ăn, tăng thêm hương vị ấm áp trong những ngày đầu của năm mới.
Mâm cỗ Tết cổ truyền ngày xưa có thể không đầy đủ, nhưng không thể thiếu bánh chưng, canh măng, giò mỡ, hành muối và thịt. Bánh chưng thường được luộc từ 27 – 28 Tết, riêng món măng được ngâm nước gạo từ vài ngày trước rồi để bên cạnh nồi bánh chưng cho nóng để tiết kiệm củi, còn các loại thực phẩm khác tùy thuộc vào sự sáng tạo của người phụ nữ trong gia đình…
Tùy văn hóa từng vùng miền mà cỗ Tết cũng có sự khác biệt. Để phù hợp với phong tục tập quán thì mỗi nơi có một mâm cỗ khác nhau, tạo nên sự đa dạng về văn hóa ẩm thực. Ví dụ như ở vùng núi, ngoài những món cần có thì mâm cơm Tết thường có thêm các đặc sản như thịt trâu gác bếp, lạp sườn hun khói…
Còn với người Hà Nội cổ thì món bóng lại là món đặc trưng nhất. Món bóng có từ hàng trăm năm nay, bóng bì lấy từ phần vai của lợn, sau khi luộc lên lọc hết mỡ đưa ra phơi và nướng phồng.
Từ nguyên liệu chính là bóng bì người Hà Nội xưa đã chế biến thành các món ăn như bóng xào, canh bóng. Nguyên liệu để làm món canh bóng cũng rất cầu kỳ, để thái một đĩa hạnh nhân phải mất đến 2 giờ; cà rốt, củ đậu, su hào, giò, chả, thịt đều phải thái một cự ly giống nhau, vuông góc.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink gói bánh chưng dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Ánh Tuyết. Ảnh: Đinh Lan
Có lẽ cách làm khá cầu kỳ nên ngày nay những món từ bóng bì đã trở thành đặc trưng của người Hà Nội mà không nơi nào có được. Mâm cỗ Tết xưa cũng được bày biện khá cầu kỳ, có nhà cẩn thận thì tỉa chân tẩy, có nhà muốn nhanh thì bày biện đơn giản, nhưng đa phần mọi người đều muốn để cho mâm cỗ ngày Tết thêm phần bắt mắt nên rất chú trọng đến khâu trang trí bằng cách tỉa chân tẩy.
Tùy từng món khô hay nước mà cách bày biện cũng được các gia đình linh hoạt tạo hình, sự khéo léo, chu đáo của người phụ nữ cũng được thể hiện qua cách nấu những mâm cỗ dâng lên tổ tiên.
Video đang HOT
Thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt
Những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt cũng được thể hiện qua mâm cỗ Tết cổ truyền. Xuất phát từ quan niệm của người Việt xưa về sự no đủ trong ngày Tết, các cụ quan niệm rằng những ngày đầu năm phải no đủ thì quanh năm mới được ấm no, hạnh phúc. Còn nếu trong những ngày đầu tiên của năm mới mà bữa ăn thiếu thốn, ăn uống không đầy đủ thì cả năm sẽ đói kém, làm ăn quanh năm không thể phát đạt.
Mâm cỗ ngày Tết cũng là nơi gia đình đoàn tụ, sum vầy, là nơi những thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ những điều phiền muộn trong năm cũ và hy vọng vào một năm mới sung túc hơn. Mâm cỗ Tết cũng là nơi anh em, hàng xóm, đồng nghiệp quây quần để cùng chúc cho gia chủ có một năm mới may mắn và an lành.
Trong mâm cỗ, những món ngon nhất sẽ được dành cho những người lớn tuổi và trẻ em trong gia đình. Có thể nói, phong tục kính trên, nhường dưới của người Việt đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng không quốc gia nào sánh được.
Mâm cỗ Tết
Những suy nghĩ từ việc kính trên nhường dưới, đùm bọc nhau, nghĩ về nhau đã tạo nên những mắt xích kết nối các thế hệ trong gia đình. Sự kính trên nhường dưới cũng được lan truyền đến những thành viên nhỏ tuổi trong gia đình.
Những cô bé, cậu bé được chứng kiến bố mẹ dành dụm thực phẩm cho những ngày Tết, được tham gia vào những công việc nhỏ nhất như: Rửa lá dong, trông bánh chưng cùng cha mẹ; chọn những chiếc bánh to, đẹp để rửa sạch, lau khô, buộc lạt đỏ dâng lên ban thờ hay cùng cha mẹ đã giúp các em tự ý thức về việc kính trọng tổ tiên cùng những người lớn trong gia đình.
Để rồi sau này lớn lên, chính các em sẽ là người kế truyền cha mẹ dâng lên tổ tiên những tình cảm chân thành, kể lại cho những thế hệ sau về truyền thống biết ơn ông bà cha mẹ, dù đi bất cứ nơi đâu cũng không thể quên ngày lễ cổ truyền của dân tộc.
Sự thay đổi của cuộc sống hiện đại đã khiến cho những mâm cỗ Tết ngày nay có đôi chút thay đổi, thế nhưng những món đặc trưng trong ngày Tết đến nay vẫn được từng gia đình kế truyền.
Chính những món ăn cầu kỳ trong mâm cỗ Tết truyền thống đã tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Kết nối các thành viên trong gia đình, tạo nên sự ấm cúng trong từng gian bếp mỗi khi xuân về.
Lương Hằng
Theo laodongthudo
Tết đâu chỉ là "quốc tế dọn nhà", Tết còn là "quốc tế cuốn nem", "quốc tế trông lửa nồi bánh"... cơ
Ngoài việc "hoá lọ lem" dọn nhà thì ta còn phải "hoá Tấm" trong bếp với biết bao nhiêu hoạt động "thi thú" sau đây...
Ai cũng bảo rằng Tết nhất là "quốc tế" dọn nhà mà quên mất ngoài dọn nhà ra thì còn biết bao công việc "lăn lộn" trong căn bếp của mỗi gia đình. Những công việc này thoạt nhìn tưởng nhẹ nhàng biết bao nhiêu, so với lau nhà, quét mạng nhện... tuy nhiên chỉ những đứa hay bị sai sử trong bếp mới "thấm" được sự phức tạp và xì-trét khi lúc nào cũng bị dõi theo bởi đôi mắt "chim ưng" của các mẹ, các dì. Hỡi những người đồng khổ, các bạn đã phải làm bao nhiêu việc trong số này rồi?
Cuốn nem
Nguồn Youtube: Nano Fresh, Hải Anh.
Nem hay chả giò (miền Nam) là một món phổ biến gần như luôn có mặt trên mâm cỗ và các bữa ăn ngày Tết. Nhiều nhà thường có thói quen cuốn đến... cả trăm chiếc nem để đông lạnh và ăn dần xuyên ba ngày Tết. Và thường thì những đứa trông có vẻ "lớn rồi" và "nhờ được rồi" sẽ đảm nhận phần cuốn trăm chiếc nem này... Với vài cuốn đầu thì không tệ, nhưng lặp đi lặp lại suốt một, hai giờ đồng hồ thì đúng là đáng sợ đến mức tối ngủ cũng... mơ thấy mình đang cuốn nem!
Gói bánh
Có một điều kì diệu thế này là người lớn trong gia đình đều thích làm dư ra để đem tặng, bản thân tặng nhà này hai chiếc bánh, và nhà kia cũng tặng lại hai chiếc bánh tự làm khác. Vì thế nên nhà nào cũng phải nấu cho thật nhiều vào, để lũ trẻ cũng phải ngồi gói bánh thật là nhiều. Đôi khi ngẫm lại thì thấy "chiến thuật" nấu bánh tặng này của các bà, các mẹ có chút "huề vốn", nhưng thực ra chính vì thế mới có tinh thần Tết. Việc có cái để trao đi và nhận lại trong dịp Tết, dù là món gì thì cũng mang ý nghĩa tốt đẹp.
Hiểu được như vậy nhưng đối với những đứa tay chân vụng về thì việc gói bánh sao cho đẹp vẫn đúng là ác mộng mà!
Trông lửa nấu bánh
Nếu nhà nào có truyền thống tự nấu bánh tét, bánh chưng thì "ăn chắc" con cháu lớn lớn một tí trong nhà mỗi đứa đều có "vé" trông lửa nồi bánh xuyên đêm. Bánh chưng và bánh tét phải được nấu trong một thời gian dài rất dài, vậy nên việc các nồi lửa nấu bánh cháy xuyên đêm là chuyện thường. Và rồi những đứa nhỏ hơn được trông sớm nghỉ sớm, còn những đứa lớn thì chỉ có thể ngủ vài tiếng rồi bật dậy vào nửa đêm, vừa ngồi đập muỗi vừa ngáp ngắn ngáp dài trông nồi bánh. Đây hẳn phải là một trong số những nhiệm vụ "ớn ăn" nhất trong mùa Tết.
Xếp rau dưa, kiệu...
Các món rau dưa muối là điều không thể thiếu của nhiều gia đình, và món ăn tưởng chừng như đơn giản này lại có một công đoạn hết sức "gây nản lòng" trên diện rộng đó là... ngồi xếp dưa, cải. Nếu bạn từng thấy một lọ củ kiệu, củ hành ngâm được xếp đều tăm tắp thì sẽ hiểu. Rau dưa của người Việt Nam khi đem muối không thể chỉ nhồi hoặc đổ bừa vào lọ, mà là phải xếp từng lá, từng miếng, từng củ sao cho cả lọ đầy ắp sung túc, không có kẻ hở. Lúc này khi đổ nước dùng để muối vài thì mới ủ đều được, và nhìn cũng thẩm mỹ hơn, phù hợp cho việc đem tặng hơn.
Thế nên việc ngồi nhặt rau, nhặt kiệu từng miếng từng miếng như "cô Tấm" là hình ảnh phổ biến trong mọi hộ gia đình cả nước.
Lau bát đĩa
"XX lấy hết chén bát ra lau một lần trước giao thừa đi con!"
Cũng là lau chùi, nhưng trong phạm vi nhà bếp. Vào năm mới, bạn sẽ thấy tất tần tật mọi loại bát đĩa cũng như dụng cụ ăn uống trong nhà được lôi ra để lau chùi lại. Thật không may cho những ai có nhiều thành viên trong gia đình, đồng nghĩa với việc lượng chén bát cũng nhiều kinh khủng. Một lần nữa, chỉ có team hoá thân "Tấm" ngồi lau từng chiếc bát chiếc đĩa mới hiểu được nỗi khổ này!
Theo Trí Thức Trẻ
Món ngon mỗi ngày: Rau xào thập cẩm vừa đẹp, vừa ngon cho mâm cúng ông Công ông Táo thêm đủ đầy Để mâm cỗ cúng ông Công ông Táo được đầy đủ, hôm nay chúng tôi sẽ cùng vào bếp với các bạn để thực hiện món rau xào thập cẩm vừa đẹp mắt, vừa ngon. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 100g thịt bò mềm - 100g bông cải - 1 củ cà rốt nhỏ - 50g nấm rơm - 50g đậu Hà...