Giải mã lý do các quốc gia quyết định đổi tên
Trong những năm qua, một số quốc gia quyết định đổi tên. Nguyên do dẫn đến những quyết định trọng đại này thường là vì lý do chính trị, niềm tự hào dân tộc hay nhằm khẳng định sự độc lập.
Trong những năm qua, một số quốc gia quyết định đổi tên. Nguyên do dẫn đến những quyết định trọng đại này thường là vì lý do chính trị, niềm tự hào dân tộc hay nhằm khẳng định sự độc lập.
Lý do khiến Hà Lan quyết định đổi tên là vì “Holland” là tên gọi phổ biến của Hà Lan ở các nước nói tiếng Anh nhưng việc sử dụng từ này để gọi một quốc gia bên bờ Biển Bắc với 17 triệu dân sinh sống có thể bị coi là thiếu sót khi không nhắc đến các khu vực khác của quốc gia này.
Thêm nữa, “Holland” chỉ là tên gọi của 2 trong số 12 tỉnh của quốc gia này.
Thông qua tên gọi mới là Netherlands, chính phủ muốn thúc đẩy du lịch bền vững và khuyến khích du khách tìm hiểu về các thành phố khác của Hà Lan thay vì chỉ có thủ đô nước này.
Vào năm 1989, chính phủ quyết định đổi tên Miến Điện (Burma) thành Myanmar. Lý do khiến chính phủ đổi tên đất nước là vì tên cũ chỉ nhắm đến nhóm dân tộc lớn nhất là người Bamar hay Burmans chứ không phải là một cái tên đại diện cho 135 cộng đồng người bản địa.
Không chỉ đổi tên quốc gia, một số địa danh ở Myanmar cũng thay đổi tên gọi. Nổi tiếng là Rangoon đổi thành Yangon và Irrawaddy đổi thành Ayeyarwady.
Đến năm 2008, Myanmar một lần nữa đổi tên thành Cộng hòa Liên bang Myanmar.
Congo có những thay đổi về tên gọi trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, vào thế kỷ 19, quốc gia này có tên gọi là Nhà nước Tự do Congo hay Congo thuộc Bỉ.
Khi giành độc lập, vào năm 1960, Cộng hòa Congo-Léopoldville đã trở thành Cộng hòa Dân chủ Congo.
Đến năm 1971, quốc gia này lại đổi tên một lần nữa thành Cộng hòa Zaire trước khi trở lại với tên Cộng hòa Dân chủ Congo vào năm 1997.
Mời độc giả xem video: Croatia – Đất nước của du lịch.
Tâm Anh
Ảnh: Các điểm tham quan du lịch Hà Nội dần đông khách trở lại
Sau nhiều ngày vắng bóng du khách vì đại dịch Covid-19, các điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội đang đón khá đông khách quốc tế mỗi ngày.
Sau nhiều ngày nỗ lực phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam dần tạo được niềm tin đối với du khách quốc tế. Những ngày gần đây, các điểm du lịch nổi tiếng Hà Nội như bờ Hồ Hoàn Kiếm, cầu Thê Húc, đền Trấn Quốc... đang được khá đông du khách quốc tế đến tham quan.
Nhiều điểm tham quan, du lịch văn hóa của Hà Nội những ngày qua không còn vắng vẻ như thời gian đầu dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Theo thống kê của Sở du lịch Hà Nội, hiện tại lượng du khách đã phục hồi khoảng 50-70% so với thời điểm không có dịch Covid-19.
Khu vực vườn hoa quanh hồ Hoàn Kiếm cũng đang được chỉnh trang lại một cách cẩn thận để phục vụ du khách và người dân đi dạo thường ngày.
Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, ông Trần Trung Hiếu, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Du lịch Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Tính đến ngày 17/2, đã có gần 20.000 khách quốc tế hủy tour đến Hà Nội, chủ yếu là khách Trung Quốc.
Theo Sở Du lịch Hà Nội, hiện số lượng khách châu Á đến Hà Nội chiếm 65%, khách châu Âu chiếm 25%, còn lại là các thị trường khác. Trong tình hình dịch bệnh do Covid-19, lượng khách Trung Quốc giảm mạnh, bù lại những thị trường khác vẫn tăng đều như: Nhật Bản (tăng 200%), Ấn Độ (tăng 65%)...; thị trường khách châu Âu đang phục hồi dần. Nhiều điểm đến của Hà Nội vẫn hoạt động hết công suất, ví dụ như Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn diễn 4-5 suất/ngày.
Thời điểm này, nhiều công ty lữ hành như: Hanoitourist, Vietrantour, Hanoi Redtour... bắt đầu có chính sách tìm hướng mở rộng thị trường, chủ động đón khách từ châu Âu, Mỹ, Australia... đến Hà Nội và ngược lại.
Ngành du lịch Hà Nội sẽ có kế hoạch xác định lại các thị trường trọng điểm bên cạnh thị trường Trung Quốc; tiếp tục tham gia các hội chợ du lịch quốc tế để mở rộng đối tượng khách tại châu Âu, Nhật Bản, Bắc Á; có những giải pháp liên quan đến điều chỉnh chính sách visa cho du khách trong thời gian tới...
Một đoàn du khách 32 người đến từ vùng Baltic cho biết: "Trước khi đến đây, chúng tôi cũng khá lo lắng, đa số đều có tâm lý nửa muốn đi nửa không. Tuy nhiên khi đến đây, được đi tham quan nhiều nơi như nhà hát lớn, Văn Miếu Quốc Tử Giám... mọi người trong đoàn thấy khá thoải mái và yên tâm vì công tác phòng dịch của Việt Nam cũng như Hà Nội rất tốt".
Hai du khách đến từ Mỹ là Abi và Alisa cũng chia sẻ: "Thực tế đến Việt Nam tôi thấy khá an toàn. Khi đi du lịch trong những ngày này, tôi thấy người bản địa làm gì thì chúng tôi sẽ làm như vậy, ví dụ tôi thấy các bạn đeo khẩu trang chúng tôi cũng sẽ đeo, tới điểm nào có nước sát khuẩn chúng tôi cũng làm theo hướng dẫn của mọi người. Chính vì vậy tôi thấy yên tâm và cũng không để ý lắm tới tình hình bệnh dịch".
NGỌC KHÁNH
Theo vtc.vn
Những điều phải thử để giống dân bản địa Phú Quốc Trải nghiệm Phú Quốc như một người bản địa thực thụ là điều mà không phải khách du lịch nào tới đây đều đã từng thử qua. Thưởng thức bún quậy: Gọi là bún quậy vì cách chế biến của nó khá "quậy". Sau khi phết tôm đã tẩm gia vị xay nhuyễn vào đáy tô, chủ quán sẽ nhanh tay múc một...