Giải mã lực lượng tàu ngầm đặc biệt của Hải quân Nga
Ngoài tàu ngầm hạt nhân chiến lược được trang bị các tên lửa đạn đạo, Hải quân Nga vẫn còn một lực lượng tàu ngầm hạt nhân đặc biệt khác.
Lực lượng tàu ngầm luôn đóng một vai trò chiến lược quan trọng trong Hải quân Nga với các biên đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei hoạt động tại khu vực Bắc Cực hay tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Yasen với các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo. Đó là những cái tên tạo nên sức mạnh trên biển của Hải quân Nga hiện nay và chúng luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ít ai biết rằng Hải quân Nga cũng được trang bị các tàu ngầm không được vũ trang và chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt. Ngoài ra thông tin về chúng cũng không được Hải quân Nga công bố rộng rãi. Các thủy thủ vận hành loại tàu ngầm này đều có kinh nghiệm hoạt động trong lực lượng tàu ngầm Nga ít nhất là 5 năm và phải vượt qua các bài kiểm tra về áp lực cũng như sức khỏe dành riêng cho thủy thủ đoàn lực lượng tàu ngầm đặc biệt.
Mô hình tàu ngầm hạt nhân đặc biệt của Hải quân Nga.
Lực lượng tàu ngầm đặc biệt Nga đều do Trung tâm nghiên cứu đại dương (CDDR) trực thuộc Bộ quốc phòng Nga quản lý, CDDR cũng trực tiếp điều hành lực lượng tàu ngầm đặc biệt, các căn cứ hải quân, cùng các trạm nghiên cứu nước sâu.
Dưới đây là một số loại tàu ngầm đặc biệt do CDDR quản lý:
Tàu ngầm hạt nhân lớp Kashalot Project 1910
Project 1910 là thế hệ tàu ngầm hạt nhân được thiết kế cho các hoạt động nghiên cứu đại dương và các vùng biển nước sâu của Hải quân Liên Xô. Tàu ngầm hạt nhân lớp Kashalot được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1970 đến đầu những năm 1980 và chỉ còn 1 trong tổng số 3 chiếc Kashalot vẫn còn hoạt động.
Trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân lớp Kashalot duy nhất còn đang hoạt động.
Tàu ngầm hạt nhân Kashalot được trang bị các cánh tay máy có khả năng hoạt động dưới nước, thiết kế này giúp nó có thể dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ sâu trong lòng đại dương.
Ngoài mục đích như một tàu ngầm trinh sát và nghiên cứu khoa học, Kashalot còn có thể được sử dụng để chuyên chở lực lượng biệt kích dưới nước cho các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt.
Tàu ngầm hạt nhân Paltus Project 1851
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân Project 1851 được phát triển dựa trên thành công của Project 1910, nó được thiết kế để có thể thực hiện các hoạt động tuần tra trinh sát đặc biệt dưới nước, cũng như gây nhiễu điện tử của Hải quân Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó tàu ngầm hạt nhân thuộc Project 1851 còn thể được sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và nghiên cứu khoa học dưới biển.
Mô hình tàu ngầm hạt nhân Project 1851.
Do có kích thước khá nhỏ và có khả năng hoạt động ở hầu hết mọi vùng biển nên tàu ngầm hạt nhân thuộc Project 1851 còn được Hải quân Nga sử dụng cho các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt như phá hoại các cơ sở hạ tầng của địch, cũng như chuyên chở lực lượng biệt kích dưới nước.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Losharik Project 10.831
Tàu ngầm hạt nhân Losharik Project 10.831 là dự án tàu ngầm nước sâu tiếp theo của Hải quân Liên Xô sau Project 1851 và Project 1910.
Losharik là dự án tàu ngầm tuyệt mật của Hải quân Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh với thiết kế khá đặc biệt và toàn bộ thân tàu đều được làm bằng Titan. Có một điểm thú vị là tàu ngầm hạt nhân Project 10.831 lại được lấy theo tên một nhân vật hoạt hình của Liên Xô và chỉ có một chiếc tàu ngầm duy nhất thuộc Project 10.831 được Liên Xô đưa vào trang bị.
Thiết kế và khả năng của Losharik vẫn được xem là một ẩn số và nó hầu như không xuất hiện trong một khoảng thời gian dài, có một số nguồn tin cho biết tàu ngầm hạt nhân lớp Losharik được trang bị các thiết bị đặc biệt có thể hoạt động ở các vùng biển có độ sâu lớn để tiến hành thâm nhập vào hệ thống thông tin liên lạc của đối phương thông qua hệ thống thông tin liên lạc cáp quang dưới đáy biển hoặc đơn giản hơn là phá hủy chúng. Bên cạnh đó, tàu Losharik cũng có thể được sử dụng để triển khai các thiết bị trinh sát đặc biệt của Hải quân Nga ở các vùng biển nước sâu.
Ảnh chụp tàu ngầm hạt nhân lớp Losharik vào năm 2007.
Vào mùa thu năm 2012, tàu ngầm hạt nhân lớp Delta mang tên BS-136 Orenburg (dài 155m) mang theo tàu ngầm hạt nhân Losharik (dài 60m) trong một khoang chứa đặc biệt khi thực hiện một cuộc tập trận dưới vùng biển Bắc Cực, cả hai tàu đều lặn ở độ sâu từ 2.500-3.500m.
Đầu năm nay, tàu ngầm hạt nhân Losharik một lần nữa trở thành tâm điểm trên các diễn đàn quân sự ở Nga, khi một Blogger vô tình phát hiện ra nó xuất hiện trên một trang bìa tạp chí xe hơi Top Gear ấn bản ở Nga. Theo đó, Losharik đã vô tình lọt vào trong bức ảnh khi di chuyển dọc một bờ biển, mặc dù bức ảnh này được chụp vào năm 2007 nhưng chừng đó cũng đã đủ khiến các nhà phân tích quân sự thế giới quan tâm.
Tàu ngầm hạt nhân Project 667BDR Orenburg (BS-136)
Tàu ngầm hạt nhân Orenburg (BS-136) là một trong những tàu ngầm hạt nhân Project 667BDR (NATO định danh Delta III) của Hải quân Liên Xô và Nga sau này, nó được đưa vào sử dụng từ đầu những năm 1980. BS-136 được thiết kể để có thể mang theo các tàu ngầm nhỏ hơn di chuyển đến các vùng biển nước sâu.
Tàu ngầm hạt nhân Orenburg (BS-136).
Đến năm 2002, Hải quân Nga cải tiến tàu ngầm Orenburg, khoang tên lửa đạn đạo được loại bỏ thay vào đó là một khoang đặc biệt nằm phía dưới có thể mang theo được một tàu ngầm hạt nhân mini. Thiết kế này giúp BS-136 hoạt động dễ dàng hơn trong mọi vùng biển mà không sợ đối phương phát hiện.
Theo Kiến Thức
Tên lửa, tàu ngầm Nga khiến Mỹ "khiếp sợ"
Nga đang nỗ lực đẩy mạnh việc phát triển lực lượng tàu ngầm và tên lửa với mục tiêu đưa hai loại vũ khí này trở thành trụ cột trong lực lượng quân đội Nga. Theo kế hoạch dự kiến, Hải quân Nga sẽ được đầu tư gần 1/4 trong tổng ngân sách quốc phòng 20 nghìn tỉ rúp (621,31 tỉ USD) từ nay đến cuối thập kỷ. Với sự "đầu tư khủng" này, quân đội Nga sẽ như "hổ mọc thêm cánh", khiến phương Tây "đứng ngồi không yên".
Tên lửa trên đã vượt qua thành công các cuộc thử nghiệm cấp quốc gia hồi cuối năm ngoái, quan chức trên cho biết, đồng thời thêm rằng, hệ thống S-300V4 quân khu miền Tây sẽ được trang bị tên lửa này đầu tiên.
Việc cung cấp hệ thống S-300V4 cho Lực lượng Bộ binh Nga mới bắt đầu từ năm ngoái. Lực lượng này đến nay đã tiếp nhận 2 hệ thống tên lửa được đánh giá là mạnh gấp 2,5 lần các hệ thống trước đây này. Hệ thống tên lửa phòng không S-300V4 là phiên bản nâng cấp của hệ thống S-300 đình đám của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương. Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.
S-300 khởi thủy được thiết kế để đảm bảo an ninh cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận nước Nga trước máy bay tấn công của kẻ thù.
Khi lần đầu tiên được Liên Xô (cũ) triển khai vào năm 1979, S-300 được người Nga mệnh danh là "con cưng" và hiện nó vẫn là một trong những tên lửa đất đối không mạnh nhất trên thế giới. Đây cũng là một trong những loại tên lửa mà nhiều nước thèm muốn có được để bảo vệ cho vùng trời lãnh thổ của họ.
Hệ thống S-300 được thiết kế để tiêu diệt tất cả phương tiện tiến công hỏa lực đường không của địch, các loại máy bay chiến lược, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo với độ chính xác rất cao, cự ly xa hàng trăm km, độ cao lớn.
Hệ thống S-300 được trang bị nhiều loại ra-đa tối tân, bao gồm đài ra-đa trinh sát 36D6 phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km, bám bắt 120 mục tiêu cùng lúc, ra-đa trinh sát bắt thấp (độ cao thấp) 76N6, ra-đa điều khiển hỏa lực 30N6 sử dụng để dẫn đường điều khiển với ra-đa dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Bệ phóng tự hành lắp ống phóng đạn tên lửa của hệ thống này sẽ bắn theo phương thẳng đứng.
Tất cả các thành phần đài ra-đa và xe phóng đều được đặt trên xe vận tải bánh lốp hạng nặng, tính cơ động cao. Với khả năng đó, nó cho phép hệ thống đối phó có hiệu quả trước việc không quân đối phương phản đòn.
Hệ thống S-300 có thể được triển khai chỉ trong vòng 5 phút một khi nó được vận hành bởi các binh lính có tay nghề, được đào tạo bài bản.
Hệ thống S-300PMU2 có thể phóng 6 tên lửa liền một lúc, mỗi tên lửa có khả năng phá hủy các loại máy bay như F-16 và F-22 - báu vật của không lực Mỹ và Israel với tốc độ cực đại cũng như đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.
Mặc dù, chúng có thể bị đánh chặn hay phá hủy bởi lực lượng phòng không mặt đất, tuy nhiên, đó thực sự là một nhiệm vụ khó khăn đối với đối phương.
Hải quân Nga tiếp nhận 2 tàu ngầm lớp Borey
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Nga - ông Sergei Shoigu cho biết, Nga sẽ tiếp nhận 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey là Vladimir Monomakh và Alexander Nevsky trong năm nay.
"Năm nay, chúng ta sẽ bàn giao cho Hải quân 2 tàu ngầm tên lửa hạt nhân Vladimir Monomakh và Alexander Nevsky cùng hai tàu ngầm đa dụng và 5 tàu chiến bề mặt khác", ông cho hay.
Ngoài ra, ông Shoigu còn cho biết, Hải quân Nga đã tiếp nhận tàu ngầm lớp Borey đầu tiên - tàu Yuri Dolgoruky năm 2014. Cùng với đó, Hải quân nước này còn tiếp nhận tàu ngầm đa dụng Severodvinsk và tàu ngầm phi hạt nhân Novorossiisk, 5 tàu chiến bề mặt và 10 tàu chiến khác.
Hiện, đang có thêm 2 tàu ngầm lớp Borei khác được phát triển theo đề án 955A là tàu Knyaz Vladimir và Knyaz Oleg.
Được mệnh danh là "quái vật biển", Yuriy Dolgoruky, Vladimir Monomakh và Alexander Nevsky là các tàu ngầm hạt nhân chiến lược thuộc lớp Borey được nhà máy Sevmash của Nga khởi đóng.
Tàu ngầm lớp Borey có chiều dài 170m, rộng 13,5m, lượng choán nước tối đa đạt đến 24.000 tấn. Tàu có khả năng lặn ở độ sâu tối đa 480m và di chuyển với tốc độ 29 dặm/giờ. Tàu có thể hoạt động độc lập trong 90 ngày đêm với thủy thủ đoàn 107 người mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Về trang bị vũ khí, tàu ngầm lớp Borey được trang bị hệ thống MGK-600 dò ngư lôi, mìn, đo độ dày của băng, phát hiện những vùng nước không có băng...Ngoài ra tàu còn được trang bị loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất và hiện đại nhất của Nga, đó chính là Bulava. Hoạt động phóng thử tên lửa Bulava là một phần nằm trong quá trình thử nghiệm lớp tàu ngầm mới này. Nếu không vượt qua được các vụ thử tên lửa, tàu ngầm sẽ chưa được Hải quân Nga chấp nhận đưa vào biên chế.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borey được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Nga sau năm 2018, thay thế các tàu ngầm đã già cỗi thuộc lớp Typhoon, Delta-3 và Delta-4. Các chuyên gia Nga từng ca ngợi tàu ngầm lớp Borey là loại tàu ngầm tấn công uy lực nhất thế giớ với biệt danh là "quái vậy biển".
Dự kiến, 8 chiếc tàu ngầm lớp Borey sẽ gia nhập biên chế Hải quân Nga trước năm 2020.
Theo Dân Việt
Hải quân Nga nhận tàu ngầm "vượt trội không gì sánh bằng" Chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 3 lớp Borey mang tên Vladimir Monomakh đã chính thức gia nhập Hải quân Nga. Lễ thượng cờ trên tàu ngầm Vladimir Monomakh đã diễn ra vào hôm qua (19/12). "Lá cờ St. Andrew (Cờ hiệu của Hải quân Nga) đã được kéo lên trên chiếc tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh trong ngày hôm qua -...