Giải mã lực lượng đặc nhiệm có vai trò then chốt trong chiến thắng của Taliban
Vận bộ đồ rằn ri đặc trưng và mang vũ khí Mỹ, những binh sĩ đặc nhiệm đang trở thành người tiên phong trong chiến dịch tuyên truyền của Taliban ngay sau khi lực lượng này lên nắm quyền ở Kabul.
Các tay súng thuộc Lữ đoàn đặc nhiệm Badri 313 được huấn luyện thành thục, thường sử dụng vũ khí của Mỹ. Ảnh: The National
Tờ The National (UAE) dẫn lời các chuyên gia tại khu vực cho rằng các đơn vị đặc nhiệm của Taliban là lực lượng có vai trò then chốt giúp Taliban giành thắng lợi trước quân chính phủ Afghanistan vừa qua. Số binh sĩ tinh nhuệ này hiện diện ngày một dày đặc trên đường phố, làm nhiệm vụ kiểm soát an ninh bên ngoài sân bay Kabul khi Taliban nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan.
Sau khi Kabul thất thủ, hình ảnh về các tay súng thuộc Lữ đoàn Đặc nhiệm Badri 313 và Biệt kích Đỏ (Red Units) gây xôn xao mạng xã hội. Với nhiều người, đây là lần đầu tiên lực lượng này lộ diện. Hai lực lượng đặc nhiệm chủ chốt của Taliban này đảm nhận vai trò bảo đảm an ninh cho các cuộc họp báo của Taliban, tuần tra đường phố và các cơ sở quân sự do Mỹ để lại. Nhiều người mang vũ khí do Mỹ chế tạo, như súng carbine M4, thậm chí là cả kính nhìn ban đêm.
Mang trên mình những bộ giáp hiện đại cùng bộ trang phục rằn ri, đặc nhiệm của Taliban trông giống lực lượng đặc nhiệm của phương Tây hơn là hình ảnh truyền thống của binh sĩ Taliban mang súng AK. Nhưng số binh sĩ này đều được huấn luyện kỹ, trang bị hiện đại, có kinh nghiệm chiến đấu được tích lũy trong nhiều thập kỉ và cũng biết thích ứng với các chiến thuật tác chiến hiện đại.
Giới chuyên gia cho rằng Lữ đoàn đặc nhiệm 313 đóng vai trò quan trọng giúp Taliban có chiến thắng áp đảo trên thực địa vừa qua. Ảnh: The National
“Taliban đã cho công bố hình ảnh mang tính tuyên truyền cao trong thời điểm giành quyền kiểm soát ở Afghanistan, tập trung vào Lữ đoàn đặc nhiệm 313. Có vẻ như lực lượng này được giới lãnh đạo chính trị, quân sự Taliban ưu ái, tin tưởng”, ông Ed Arnold, chuyên gia cao cấp tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) có trụ sở ở London bình luận.
Video đang HOT
Lữ đoàn Đặc nhiệm Badri 313 được đặt tên theo Trận chiến Badr nổi tiếng cách đây 1.400 năm – vốn được ghi danh trong lịch sử Hồi giáo, gắn liền với chiến thắng của Nhà Tiên tri Mohammed cùng với 313 binh lính dưới quyền. Mạng lưới Haqqani – một lực lượng khét tiếng nhất ở Afghanistan và nằm trong cơ cấu của quân Taliban – trực tiếp huấn luyện đặc nhiệm Badri 313. Hiện chưa rõ quân số thuộc Lữ đoàn Đặc nhiệm Badri 313 là bao nhiêu, nhưng giới chuyên gia ước tính có thể lên đến hàng nghìn.
Trong trận chiến quyết định tại Thung lũng Panjshir vừa qua, Lữ đoàn Đặc nhiệm Badri 313 cũng đóng vai trò là lực lượng then chốt. Binh sĩ lực lượng này đã chiếm các điểm cao quan trọng, đẩy lùi các tay súng của lực lượng kháng chiến ở một số vị trí quan trọng nằm trên lối vào Thung lũng Panjshir. Đăc nhiệm Badri 313 cũng là người đầu tiên tiến vào thủ phủ Bazarak của tỉnh Panjshir từ nhiều hướng.
Lính đặc nhiệm thuộc đội Biệt kích đỏ của Taliban. Ảnh: NYT
Trong khi đó, Biệt kích Đỏ được Taliban gây dựng, xem là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ. Ban đầu, đội Biệt kích Đỏ chủ yếu đảm trách nhiệm vụ đánh bại khủng bố có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, số muốn cạnh tranh vai trò với Taliban trong phong trào nổi dậy ở Afghanistan. Giống với Đặc nhiệm Badri 313, Biệt kích Đỏ là công cụ tuyên truyền quan trọng cho Taliban. Taliban thường sử dụng hình ảnh lực lượng này trên truyền thông mạng xã hội để trực tiếp thách thức các thành viên IS, nhất là mạng Twitter và Telegram.
Với Biệt kích Đỏ, lực lượng có tổng quân số vào khoảng 300 tay súng tại thời điểm 2016, Taliban đã kết nối thành công chiến tranh thông tin với các chiến dịch tác chiến trên thực địa của đặc nhiệm. Chính hoạt động tuyên truyền kết hợp với trấn áp mạnh tay của Biệt kích Đỏ đã góp phần làm suy yếu tinh thần chiến đấu của quân chính phủ, giúp Taliban dễ dàng đánh chiếm nhiều thành phố và tiến vào làm chủ thủ đô Kabul hôm 15/8.
Với việc Taliban kiểm soát hoàn toàn Afghanistan và chuẩn bị lập ra chính quyền mới, chưa rõ hai lực lượng đặc nhiệm này sẽ đảm nhận nhiệm vụ gì trong tương lai, khi Taliban sẽ phải chuyển đổi lực lượng quân sự theo hướng chính quy, tập trung. Theo Arnold, rất có thể quân đặc nhiệm của Taliban sẽ thực hiện chức năng thu thập thông tin tình báo nâng cao khi cuộc chiến ở Afghanistan đã đi tới hồi kết.
Taliban cử đội đặc nhiệm trấn áp cuộc biểu tình của phụ nữ
Lực lượng đặc nhiệm Taliban bắn chỉ thiên và dùng gậy gộc để giải tán cuộc biểu tình của phụ nữ tại thủ đô Kabul, Afghanistan hôm 4/9 nhằm đòi quyền bình đẳng.
Khoảng một chục lính đặc nhiệm Taliban chạy tới nơi người biểu tình tụ tập gần dinh tổng thống và bắn chỉ thiên để giải tán đám đông, AP ngày 5/9 đưa tin.
"Chúng tôi muốn tới gần các văn phòng trụ sở chính quyền cũ để biểu tình. Nhưng trước khi chúng tôi tới nơi, Taliban dùng dùi cui điện đánh phụ nữ và sử dụng đạn hơi cay. Họ còn đánh phụ nữ bằng băng đạn, nhiều người chảy máu", Soraya, nhân viên chính quyền cũ có mặt tại hiện trường, kể với Reuters .
Lính gác Taliban trong đồng phục rằn ri can thiệp vào đám đông phụ nữ đang biểu tình ngày 4/9 tại Kabul. Ảnh: Anadolu Agency.
Video quay cảnh Narjis Sadat, một nhà hoạt động người Afghanistan, chảy máu đầu được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Video này cho biết Sadat bị tay súng Taliban đánh đập ở cuộc biểu tình, CNN đưa tin .
Theo AP , cuộc tuần hành ngày 4/9 ban đầu diễn ra yên bình với sự tham gia của những cô gái trong độ tuổi 20. Họ đặt vòng hoa bên ngoài Bộ Quốc phòng Afghanistan để vinh danh những người lính thuộc Lực lượng An ninh Afghanistan thiệt mạng trong lúc chống lại Taliban.
Đám đông sau đó di chuyển về phía dinh tổng thống. Tiếng hô hào mỗi lúc một lớn khiến một số quan chức Taliban bước tới để hỏi những người biểu tình họ muốn thể hiện điều gì.
Khi được hỏi, Sudaba Kariri, nữ sinh viên 24 tuổi, nói với quan chức Taliban rằng phụ nữ được trao quyền, và họ muốn hưởng các quyền của mình.
Đáp lại, một vị quan chức Taliban hứa hẹn phụ nữ sẽ được hưởng quyền lợi nhưng điều này không làm vơi đi sự nghi ngờ của người biểu tình.
Đám đông sau đó tiếp tục di chuyển cho tới khi bị giải tán.
Đây là cuộc biểu tình thứ hai của phụ nữ tại Kabul trong những ngày gần đây.
Phụ nữ Afghanistan tham gia biểu tình đòi quyền lợi ở Kabul ngày 3/9. Ảnh: CNN.
Trước đó, ngày 3/9, nhóm Mạng lưới Phụ nữ tham gia Chính trị đã tuần hành trên đường phố Kabul, ngay trước Bộ Tài chính Afghanistan, hô vang khẩu hiệu, yêu cầu được tham gia vào chính phủ Afghanistan, CNN đưa tin.
Sau khi lên nắm quyền, Taliban hứa hẹn một chính phủ bao trùm và cách quản trị bằng luật Hồi giáo ôn hòa hơn giai đoạn năm 1996-2001. Nhưng nhiều người Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ, lo sợ những quyền lợi đạt được trong 20 năm qua sẽ bị xóa bỏ.
Theo Guardian , Taliban trong những ngày qua từng yêu cầu phụ nữ có công ăn việc làm nên ở nhà. Trong một số trường hợp, các tay súng còn ra lệnh phụ nữ rời khỏi nơi làm việc của họ.
Lính Taliban mặc quân phục Mỹ sục sạo sân bay Kabul Các thành viên Taliban mặc quân phục Mỹ kiểm tra những thiết bị còn lại ở sân bay Kabul, sau khi lực lượng Mỹ rút hoàn toàn khỏi Afghanistan. "Lực lượng Taliban tràn vào sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, tiếp quản những trang thiết bị, vũ khí và quân phục Mỹ sau khi quân đội Mỹ hoàn thành quá trình...