Giải mã lũ quét, sạt lở đất ở miền Trung
Tại Việt Nam hầu như không có hệ thống đo đạc và giám sát các mái dốc – nơi bắt nguồn của sạt lở và lũ bùn đá – để đưa ra cảnh báo thiên tai
Ngày 16-1, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo “ Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền Trung, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu” với sự tham dự của nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.
Công tác phòng chống thiên tai chưa đầu tư đúng mức
Theo TS Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong năm 2020, người dân miền Trung phải hứng chịu thiên tai bão, lũ liên tiếp xảy ra trên diện rộng với cường độ rất mạnh, vượt mức lịch sử trong nhiều năm. Mưa lớn, bão lũ gây ngập lụt từ Nghệ An đến Quảng Nam, nhiều nơi ngập sâu, có nơi kéo dài tới 15 ngày.
Trong đó, Quảng Bình là tỉnh ngập nặng nhất với trên 109.000 hộ (437.000 nhân khẩu), có nơi ngập sâu đến 2-3 m. Đặc biệt, các đợt bão chồng bão, lũ chồng lũ gây ra nhiều vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng như: Thủy điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên – Huế), Đoàn Kinh tế – Quốc phòng 337 Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) và Trà Leng, Trà Vân (huyện Nam Trà My), Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam)…, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người dân, hàng chục cán bộ, chiến sĩ.
Thiên tai đã và đang diễn ra ngày càng khốc liệt, bất thường và vượt lịch sử kể cả về số lượng, cường độ, phạm vi. TS Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, lý giải về nguyên nhân khách quan, địa hình đồi núi khu vực có độ dốc cao, chia cắt mạnh, kết cấu đất vùng núi phần lớn là bở rời, dễ sạt trượt kết hợp với mưa vượt mức lịch sử đã khiến lũ tập trung nhanh, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét.
Về nguyên nhân chủ quan, vì nhận thức và mức độ quan tâm của chính quyền và người dân một số nơi còn hạn chế nên chưa đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai. Trang thiết bị, cơ sở vật chất thiếu tính chuyên nghiệp, ứng dụng khoa học – công nghệ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong công tác còn hạn chế dẫn đến lúng túng, bị động trong ứng phó, khắc phục hậu quả với tình huống thiên tai lớn, trên diện rộng. Phương châm “4 tại chỗ” còn hạn chế, chưa sát thực tế, một số nơi còn mang tính hình thức dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Riêng về nguyên nhân gây sạt lở diện rộng tại Quảng Nam, TS Hoàng Ngọc Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung – Tây Nguyên, cho rằng do sự dịch chuyển của khối đá, các mảnh vụn hay đất xuống mái dốc. Sạt lở đất là tổ hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó các yếu tố độ dốc, địa mạo, lượng mưa, địa chất công trình, thảm phủ thực vật rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng là các yếu tố chính.
Video đang HOT
Lực lượng chức năng tìm kiếm người mất tích trong vụ sạt lở đất ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam vào tháng 10-2020
Áp dụng công nghệ cao phòng chống sạt lở đất
PGS-TS Lã Văn Chú, chuyên gia nghiên cứu lũ quét, khẳng định ở hầu hết các nước, cảnh báo và dự báo lũ quét được xem như một biện pháp đặc biệt, rất quan trọng trong số các biện pháp phi công trình phòng tránh lũ quét. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam dự báo chính xác được thời điểm xuất hiện lũ quét cũng như phạm vi và mức độ.
“Các khu vực miền núi tại miền Trung cần áp dụng phương pháp cảnh báo lũ quét thời gian thực. Đây là phương pháp cảnh báo sự xuất hiện của lũ quét qua các chỉ số mưa rút ra từ số liệu về cường độ mưa và tổng lượng mưa thu thập được từ các trận lũ quét, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lượng mưa lũy tích từ khi mưa và cường độ mưa tại thời điểm phát sinh lũ quét. Phương pháp trên được chọn lựa theo chỉ dẫn của Tổ chức Khí tượng thế giới nên vừa có tính khả thi vừa có hiệu quả trong điều kiện ở nước ta” – TS Lã Văn Chú khẳng định.
PGS-TS Phạm Hồng Quang, Trung tâm Tin học và Tính toán – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết tại Việt Nam cũng như ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, hầu như không có hệ thống đo đạc và giám sát các mái dốc (cũng là nơi bắt nguồn của sạt lở và lũ bùn đá) để đưa ra cảnh báo thiên tai vì các kỹ thuật hiện có rất phức tạp và đắt tiền.
Hệ thống cảnh báo sớm Cli-ESEWS với công nghệ giám sát tại chỗ các thông tin như: dịch chuyển mái dốc, rung chấn; đặc tính thủy văn/vật lý của nước ngầm; các âm thanh phát xạ bởi bùn đá… là sản phẩm công nghệ mới được thiết kế chế tạo, có đủ khả năng triển khai đại trà tại Việt Nam với chi phí đầu tư rẻ. Đây là một đóng góp nhằm triển khai mạng lưới báo động ở các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của loại hình thiên tai này.
TS Hoàng Ngọc Tuấn nhấn mạnh cần nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất và xác định các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở đất tại Quảng Nam theo nhiều bước. Cụ thể, xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở theo nhiều yếu tố như độ dốc, lượng mưa, địa chất thủy văn, địa chất công trình, thảm phủ và xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở cho toàn tỉnh.
Miền Trung cần làm gì để hạn chế sạt lở đất
Sạt lở đất ở miền Trung vừa qua được nhận định do mưa lớn, địa hình dốc, địa chất phong hóa.
Hội thảo "Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền Trung, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu" được Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam được tổ chức sau gần 3 tháng liên tiếp xảy ra khiến 111 người dân miền Trung chết, mất tích và thiệt hại trên 30.000 tỷ đồng.
Tại xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, Quảng Nam trong tháng 10/2020 có 27 ngày mưa, với tổng lượng mưa đạt 1.512 mm. Xã Phước Thành, huyện Phước Sơn trong tháng 10 đã xuất hiện 25 ngày mưa, với tổng lượng mưa đạt 1.305 mm; lượng mưa ngày 28/10/2020 là 342 mm. Tại trạm bảo vệ rừng 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, lượng mưa từ ngày 6 đến 12/10/2020 khoảng 2.200 mmm.
Lượng mưa rất lớn kéo dài nhiều ngày đã làm cho đất bão hòa nước, mất dần liên kết nên gây sạt lở đất. Những khu vực này địa hình dốc lớn, cộng với địa chất phức tạp dẫn tới tình trạng sạt lở nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Văn Vỹ, Chi cục trưởng Phòng chống thiên tai Miền Trung - Tây Nguyên, cho rằng ngoài các yếu tố trên thì lượng mưa vượt lịch sử khiến lũ tập trung nhanh, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét.
Ông Nguyễn Văn Vỹ, Chi cục trưởng Chi cục phòng chống thiên tai Miền Trung - Tây Nguyên. Ảnh: Đắc Thành
Một yếu tố khác là do nhận thức, mức độ quan tâm của chính quyền và người dân một số nơi còn hạn chế. Những khu vực này chưa tập trung đề ra giải pháp cụ thể cũng như đầu tư thích đáng cho công các tác phòng chống thiên tai. Một số nơi trong quá trình xây dựng hạ tầng, sinh sống, sản xuất còn làm gia tăng rủi ro thiên tai và thiệt hại.
Ông Vỹ đề xuất giải pháp xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai, điều kiện từng vùng, miền. Nhà chức trách cũng cần xây dựng, lập các bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống với tỷ lệ phù hợp làm cơ sở quy hoạch bố trí dân cư, chủ động di dời, tái định cư.
Xã Phước Thành bị sạt lở núi và lũ quét làm 49 ngôi cuốn trôi hoàn toàn chiều ngày 28/10/2020. Ảnh: Đắc Thành.
Đồng quan điểm, đại diện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam đề xuất để giảm thiếu sạt lở, lũ quét ở miền núi cần nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch.
Một giải pháp khác là thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm tự động tại các khu vực được dự báo có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống quan trắc, giám sát chuyên dùng, công cụ hỗ trợ trong ứng phó, chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai.
Năm ngôi nhà ở xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, Quảng Nam bị sạt lở núi vùi lấp chiều 28/10/2020 khiến 8 người chết. Ảnh: Đắc Thành.
Ông Lưu Đức Cường, Viện trưởng Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia cho rằng để ứng phó lũ quét, sạt lở đất, giảm nhẹ rủi ro thiệt hại cần điều tra, khảo sát, lập các bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá. Hiện nay mới có bản đồ cảnh báo sạt ở tỷ lệ 1/50.0000 - đây là chỉ là các cảnh báo cấp vĩ mô phục vụ phát triển quy mô vùng.
"Ở mước độ chi tiết, để quy hoạch lựa chọn địa điểm xây dựng các khu dân cư cần có bản đồ cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, trượt lở đất làm cơ sở lựa chọn địa điểm khu đất xây dựng. Các đồ án quy hoạch cần xây dựng các bản đồ nguy cơ lũ quét, trượt lở đất tỷ lệ chi tiết từ 1/10.000 đến 1/5000", ông Cường đề xuất.
Ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, cho hay sau hội thảo theo chức năng và nhiệm vụ của mình sẽ tiếp tục cùng với các địa phương, vận dụng các kết quả nghiên cứu trong hội thảo, triển khai công tác phòng, chống mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất. "Tổng Hội sẽ phối hợp với Bộ chuyên ngành xây dựng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để đầu tư các công trình hạ tầng như đường giao thông, các công sở, nhà ở đảm bảo phù hợp, an toàn trước thiên tai", ông nói.
Sạt lở đất ở miền Trung: 'Đến hiện trường mới thấy sự khủng khiếp hơn nhiều' Đó là chia sẻ của ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại hội thảo Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu vực miền Trung. Ngày 16/1, tại TP Hội An, Tổng hội Xây dựng Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo "Thiên tai lũ quét, sạt lở đất ở khu...