Giải mã khái niệm cửa hàng flagship, concept và pop-up của các thương hiệu thời trang
Cửa hàng flagship, concept và pop-up là những “chiêu bài” kinh doanh đầy sáng tạo của nhiều thương hiệu thời trang đương đại
Bên cạnh những cửa hiệu thông thường, nhiều thương hiệu thời trang sẽ phân phối các thiết kế mới nhất thông qua cửa hàng flagship, concept và pop-up. Dù là tín đồ am tường nhất, phân biệt ba loại hình cửa hàng này cũng là “bài toán” nan giải. Cùng khám phá sự khác biệt của các hình thức bán lẻ đặc biệt này trong thế giới thời trang.
CỬA HÀNG FLAGSHIP
Như chính tên gọi, cửa hàng flagship đóng vai trò là bộ mặt gia tăng giá trị thương hiệu cho các nhãn hàng thời trang (flagship là tàu lớn và hiện đại nhất trong hạm đội tàu châu Âu). Không nhắm vào lợi nhuận, mục tiêu của cửa hàng flagship là truyền tải hình ảnh, các giá trị nguyên bản thuộc về di sản của thương hiệu, đồng thời khẳng định đẳng cấp và thu hút sự chú ý.
(Ảnh: purseblog)
Chính vì đóng vai trò “vedette”, cửa hàng flagship thường tọa lạc tại những vị trí đắc địa, sở hữu diện tích “khủng”, không gian kiến trúc và thiết kế nội thất vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, không phải tất cả các cửa hàng đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên sẽ được tôn là flagship.
(Ảnh: Chanel)
(Ảnh: Ralph Lauren)
(Ảnh: Gucci)
Các tín đồ chỉ có thể tìm được cửa hàng flagship tại những thị trường đang và hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất từ các mặt hàng xa xỉ cho hãng thời trang. Với mạng lưới hơn 500 cửa hàng trên khắp thế giới, Burberry chỉ đặt cửa hàng flagship tại một số thành phố như London, New York, Seoul, Barcelona, Sydney, Tokyo… Điều này đồng nghĩa, flagship chỉ xuất hiện ở những thị trường trọng điểm.
Cửa hàng flagship Burberry tại Chicago. (Ảnh: Ellisonbronze)
Qua bàn tay của những kiến trúc sư lừng danh, cửa hàng flagship sở hữu quy mô hoành tráng và lối kiến trúc sang trọng bậc nhất. Vừa đi vào hoạt động vào tháng 11/2018, flagship với mô phỏng chuỗi ngọc trai khổng lồ của Chanel tại New York là cửa hàng lớn nhất của hãng tại Mỹ.
Trong khi Ralph Lauren mua lại tòa nhà Rhinelander hoa lệ của giới quý tộc để đặt cửa hàng flagship New York thì Prada đầu tư xây dựng hẳn một khối kiến trúc hình học hiện đại ngay giữa lòng Tokyo.
(Ảnh: Chanel)
Video đang HOT
(Ảnh: visitseoul)
(Ảnh: Prada)
Là một khoản đầu tư “đáng cả gia tài”, cửa hàng flagship đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và duy trì sự trung thành của khách hàng. Nhiều cửa hàng flagship cao cấp còn tích hợp không gian triển lãm nghệ thuật, trình chiếu phim…Tất cả mang đến những trải nghiệm đẳng cấp và góp phần thay đổi tư duy mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.
(Ảnh: ELLE)
CỬA HÀNG CONCEPT
Mua sắm cũng là một nghệ thuật và cửa hàng concept (cửa hàng của ý tưởng) được xem là một trong những khái niệm tiến bộ nhất của nghệ thuật kinh doanh thời trang đương đại. Tại cửa hàng concept, các thiết kế được tuyển chọn dựa trên một ý tưởng thống nhất và bày biện trong không gian tựa như một phòng tranh nghệ thuật. Bước vào cửa hàng, khách hàng sẽ lạc vào thế giới sắp đặt đầy sáng tạo.
(Ảnh: Gucci)
Tích hợp giữa thời trang, làm đẹp, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc, ẩm thực… giới mộ điệu đến với cửa hàng concept sẽ phải dừng lại để thưởng lãm từng thiết kế cùng những tổ hợp ý tưởng sáng tạo độc đáo. Chính vì vậy, cửa hàng concept đã xóa bỏ quan niệm cửa hàng thời trang chỉ đơn thuần là nơi bán quần áo.
(Ảnh: Prada)
(Ảnh: Gucci)
Một trong những tên tuổi góp phần đưa trào lưu cửa hàng concept lên ngôi là Colette Paris khi xây dựng cửa hàng đầu tiên vào năm 2013. Không nằm ngoài xu hướng, nhiều nhà mốt cao cấp bắt đầu khai thác câu chuyện “sáng tạo vị sáng tạo” của cửa hàng concept để tạo nên những không gian phản ánh chính xác tư duy thẩm mỹ và dấu ấn cá nhân.
(Ảnh: imspender)
(Ảnh: Bussiness of Fashion)
CỬA HÀNG POP-UP
Nở rộ vào những năm 2000, cửa hàng pop-up đã không còn là một khái niệm quá xa lạ với các tín đồ sành mốt. Khác với những cửa hiệu thông thường, cửa hàng pop-up chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, tại những địa điểm đặc biệt và bất ngờ. Ý tưởng kinh doanh này xuất phát từ việc các nhà bán lẻ muốn tận dụng nhu cầu mua sắm tăng cao dịp Halloween, Giáng Sinh, Valentine…
(Ảnh: blogspot)
Mô hình cửa hàng pop-up trở nên phổ biến nhờ thương hiệu thời trang Nhật Bản Comme des Garon. Sau đó, nhiều “ông lớn” cũng nhanh chóng nhập cuộc, trong đó có Dior, Louis Vuitton, Tommy Hilfiger, Prada, Hermès, Chanel…
Đặc biệt, cửa hàng pop-up có thể được đầu tư “khủng” như flagship hoặc mang dáng dấp của một cửa hàng concept. Chính vì tính tạm thời và chớp nhoáng, những cửa hàng pop-up luôn khiêu khích sự hiếu kỳ của khách hàng. Những người yêu thời trang sẽ luôn trong trạng thái khẩn trương và nhanh chóng đến với cửa hàng trước khi chúng biến mất.
Comme des Garon là một trong những thương hiệu thời trang tiên phong trong trào lưu pop-up. (Ảnh: retaildesign)
Cửa hàng pop-up của Louis Vuitton hợp tác với Yayoi Kusama. (Ảnh: Lifestyle)
Không chỉ đem đến những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng, cửa hàng pop-up đồng thời cũng là một hình thức thử nghiệm các chiến dịch marketing mới với ít rủi ro. Không đề cao lợi nhuận, mục tiêu của cửa hàng pop-up là tạo ra hiệu ứng và nâng cao độ nhận diện công chúng.
Theo elle.vn
Câu chuyện "chiếm đoạt văn hóa" đằng sau nền công nghiệp thời trang đương đại
Từ nhiều vụ việc gây tranh cãi gần đây, làng mốt có cơ hội nhìn nhận nghiêm túc về "chiếm đoạt văn hóa" trong ngành công nghiệp thời trang.
Đằng sau sự hào nhoáng, nền công nghiệp thời trang thế giới luôn tồn tại nhiều câu chuyện gây tranh cãi xoay quanh vấn đề văn hóa. Đầu tháng 2/2019, Gucci trở thành "tâm điểm chỉ trích" khi hé lộ hình ảnh thiết kế áo len mang hơi hướng phân biệt chủng tộc. Nhà mốt Ý đã nhanh chóng lên tiếng xin lỗi và gỡ bỏ sản phẩm khỏi toàn bộ hệ thống bán lẻ.
(Ảnh: E!)
Chưa đầy 1 tuần sau, nữ ca sĩ Katy Perry và dòng giày cùng tên tiếp tục đi theo "vết xe đổ" của Gucci khi ra mắt các thiết kế mô phỏng gương mặt của người da đen (blackface imaginery). Điều bất ngờ là vấn đề tương tự đã từng xảy ra với Prada và Forever21 trước đó không lâu. Liệu đây là thời điểm bùng nổ của "chiếm đoạt văn hóa"?
(Ảnh: Katyperrycollections)
THỜI TRANG HAY "CHIẾM ĐOẠT VĂN HÓA"?
Từ câu chuyện thiết kế áo len của Gucci, "chiếm đoạt văn hóa" đã không còn là chủ đề mới mẻ trong ngành công nghiệp thời trang đương đại. Dolce & Gabbana có lẽ là cái tên "thị phi" nhất trong năm 2018 khi liên tiếp gây ra các bê bối kỳ thị chủng tộc và đối mặt với nguy cơ "mất trắng" tại thị trường Trung Quốc.
Sau chiến dịch quảng bá cuối năm 2018, thương hiệu Ý rơi vào tình trạng bị "tẩy chay" tại đất nước tỷ dân. (Ảnh: Bussiness Insider)
Victoria's Secret đã nhiều lần vấp phải sự phản đối của dư luận khi để các thiên thần sải bước trong các thiết kế 'đồ nhỏ' "lấy cảm hứng từ văn hóa nhưng thô tục". Đỉnh điểm là buổi trình diễn năm 2016 với bộ 'đồ nhỏ' trang trí hình Rồng do Elsa Hosk thể hiện.
(Ảnh: Forbes)
GIỚI HẠN CHO VIỆC KHAI THÁC YẾU TỐ VĂN HÓA TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG
Không tồn tại một công thức tham chiếu cố định nào cho việc hạn chế vấn đề này khi "chiếm đoạt văn hóa" là một câu chuyện phức tạp. Hầu hết thương hiệu và tập đoàn bán lẻ đều phát triển một bộ phận riêng biệt chuyên giải quyết những cáo buộc "chiếm đoạt văn hóa". Điều này nhằm tránh khủng hoảng truyền thông dẫn đến sự sụt giảm về mặt doanh số, lợi nhuận và các khách hàng tiềm năng.
Những chiếc khăn turban trong BST Thu - Đông 2018 của Gucci từng gây không ít tranh cãi. (Ảnh: Fashionista)
Cốt lõi vấn đề nằm ở sự nhạy cảm của các thương hiệu khi tiếp cận những khác biệt về văn hóa, tôn giáo cũng như chủng tộc. Để tránh việc khai thác chất liệu văn hóa một cách quá đà, các nhãn hiệu cần phải tôn trọng tính toàn vẹn của giá trị đó ngay cả khi chúng được sử dụng bên ngoài ngữ cảnh lịch sử vốn có.
Không thể đổ lỗi cho người tiêu dùng khi họ lên tiếng chỉ ra điểm bất ổn trong cách khai thác chất liệu văn hóa của các nhãn hiệu. Đặc biệt, thông qua mạng xã hội, người tiêu dùng có thể tác động gián tiếp đến tư duy kinh doanh cũng như ràng buộc trách nhiệm của các thương hiệu.
Dưới sức ép của dòng chảy mạng xã hội, các thương hiệu tự đặt mình vào thế "khó" khi chạy theo những xu hướng "ăn liền" mà vô tình bỏ quên sự nhạy cảm cần có khi bàn về văn hóa. Tuy nhiên, hệ quả này cũng không thể dùng để biện minh cho sự thiếu hiểu biết.
Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thời trang. (Ảnh: unsplash)
Người tiêu dùng cũng không hoàn toàn "vô tội". Nhìn vào những bức ảnh tại các lễ hội âm nhạc Coachella và Bonnaroo, chúng ta sẽ nhận thấy văn hóa đang bị khai thác một cách "vô tội vạ". Các nhãn hàng có thể trở thành tâm điểm chỉ trích vì những bộ sưu tập "chiếm đoạt văn hóa", thế nhưng, người tiêu dùng vẫn mua các thiết kế này bất kể họ đã nói gì trên mạng xã hội trước đó.
(Ảnh: Quora)
Văn hóa không phải là một hiện vật dùng để "chưng cất" hay "đóng khung" trong tủ kính. Tuy nhiên, với sự dịch chuyển nhanh chóng mặt của ngành công nghiệp thời trang, các thương hiệu nên thay đổi tư duy kinh doanh để được công chúng nhìn nhận với quan điểm thiện cảm hơn khi vay mượn nguồn cảm hứng từ văn hóa.
Theo elle.vn
Món phụ kiện cao cấp lấy cảm hứng từ Việt Nam Thật khó để phủ nhận sự tương đồng giữa băng đô Prada và mũ mấn của Việt Nam. Đây là món phụ kiện xuất hiện trên sàn diễn Xuân Hè 2019 của Prada Thật tự hào khi ngày nay, không hiếm những thiết kế thời trang lấy cảm hứng, chất liệu từ các nước phương Đông, trong đó có cả Việt Nam. Một...